Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 179218
Trật tự hai cực Ianta hoàn toàn tan rã khi nào?
- A. Tổ chức Hiệp ước Vácsava chấm dứt hoạt động.
- B. Mỹ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
- C. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ.
- D. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) giải thế.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 179219
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một trật tự thế giới mới được hình thành với đặc trưng lớn là gì?
- A. Mĩ và Liên Xô vươn lên trở thành những cường quốc lớn
- B. Thế giới chia thành hai phe: XHCN và TBCN
- C. Hai phe XHCN và TBCN mâu thuẫn gay gắt với nhau
- D. Mâu thuẫn giữa hai phe gay gắt dẫn đến Chiến tranh lạnh
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 179220
Hội nghị Ianta có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình quan hệ quốc tế sau chiến tranh?
- A. Làm nảy sinh những mâu thuẫn mới giữa các nước đế quốc với nhau.
- B. Đánh dấu sự hình thành một trật tự thế giới mới sau chiến tranh.
- C. Trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới từng bước được thiết lập trong những năm 1945 – 1947.
- D. Đánh dấu sự xác lập vai trò thống trị thế giới của chủ nghĩa đế quốc Mĩ
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 179221
Một trong những mục đích của tổ chức Liên hợp quốc là gì?
- A. Trừng trị các hoạt động gây chiến tranh
- B. Thúc đẩy quan hệ thương mại tự do
- C. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới
- D. Ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 179222
Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh, sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô cam kết điều gì?
- A. hỗ trợ Mĩ về vũ khí để chống Nhật
- B. cùng Mĩ quản lí nước Đức
- C. hình thành liên minh với Mĩ chống Nhật
- D. sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 179223
Hội nghị Ianta diễn ra vào thời gian nào? Ở đâu?
- A. Từ ngày 4 đến ngày 11/2/1945, tại Liên Xô
- B. Từ ngày 4 đến ngày 12/2/1945, tại Liên Xô
- C. Từ ngày 4 đến ngày 11/2/1945, tại Xan Phranxixcô (Mĩ)
- D. Từ ngày 4 đến ngày 11/2/1945, tại Pháp
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 179224
Cơ quan hành chính - tổ chức của Liên hợp quốc là gì?
- A. Đại hội đồng
- B. Hội đồng bảo an.
- C. Ban thư kí.
- D. Hội đồng quản thác
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 179225
Theo thỏa thuận của các nước cường quốc tại Hội nghị Ianta (2/1945), các nước Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của nước nào?
- A. Nhật Bản
- B. Các nước phương Tây
- C. Liên Xô
- D. Mĩ
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 179226
Cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới là gì?
- A. Hội đồng Bảo an
- B. Ban Thư ký
- C. Đại Hội đồng
- D. Tòa án quốc tế
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 179227
Trật tự thế giới được thiết lập sau chiến tranh thế giới thứ hai có đặc trưng nổi bật là gì?
- A. dựa trên sự hợp tác của Liên Xô và Mĩ.
- B. sự nhất trí của các nước tham dự hội nghị Ianta.
- C. thế giới phân chia thành 2 phe đồi lập do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe.
- D. do phe đồng minh đã giành thắng lợi.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 179228
Đâu không phải là nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc?
- A. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
- B. Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực đối với nhau.
- C. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
- D. Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 179229
Việt Nam là Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kì 2008 - 2009 có ý nghĩa gì?
- A. tạo cơ hội để Việt Nam hòa nhập với cộng đồng quốc tế.
- B. nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế, chính trị của Việt Nam với các nước.
- C. góp phần thúc đẩy việc nhanh chóng ký kết các hiệp định thương mại của nước ta.
- D. nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 179230
Nội dung nào không phải là quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945)?
- A. Thống nhất phảo tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức, Nhật Bản.
- B. Đàm phán, kí kết các hiệp ước với các nước phát xít bại trận.
- C. Thỏa thuận đóng quân và phân chia khu vực ảnh hưởng.
- D. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 179231
Vấn đề không được đặt ra trước các cường quốc đồng minh để giải quyết trong Hội nghị Ianta là gì?
- A. khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh.
- B. nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.
- C. phân chia thành quả giữa các nước thắng trận.
- D. tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 179232
Liên Xô là một trong 5 nước ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có vai trò quốc tế như thế nào?
- A. Đã duy trì được trật tự thế giới “hai cực” sau chiến tranh lạnh.
- B. Góp phần làm hạn chế sự thao túng của Mĩ đối với tổ chức Liên hợp quốc.
- C. Khẳng định vai trò tối cao của 5 nước lớn trong tổ chức Liên hợp quốc.
- D. Xây dựng Liên hợp quốc thành tổ chức chính trị quốc tế năng động.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 179233
Tại sao Hiến chương Liên hợp quốc là văn kiện quan trọng nhất?
- A. Nêu rõ mục đích và nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc
- B. Là cơ sở để các nước căn cứ tham gia tổ chức Liên hợp quốc
- C. Nêu rõ mục đích là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các nước.
- D. Hiến chương quy đinh bộ máy tổ chức của Liên hợp quốc.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 179234
Mục đich nào của Liên hợp quốc làm cho các nước xích lại gần nhau?
- A. Tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc.
- B. Thúc đẩy quan hệ thương mại tự do.
- C. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
- D. Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 179235
Thực chất Ianta là Hội nghị Ianta (2-1945) là hội nghị?
- A. bàn về những vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh thế giới.
- B. hòa giải mâu thuẫn giữa Mĩ và Liên Xô.
- C. đàm phán giữa khối Đồng minh và phe phát xít
- D. phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 179236
Thắng lợi nào đã mở ra bước “đột phá” góp phần làm “xói mòn” trật tự hai cực Ianta?
- A. Ba nước Indonexia, Việt Nam, Lào tuyên bố độc lập (1945).
- B. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Trung Quốc thành công (1949).
- C. Cách mạng Cuba thành công, lật đổ được chế độ độc tài thân Mĩ (1959).
- D. Nhân dân Việt Nam hoàn thành cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1975).
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 179237
Tại sao sau Chến tranh thế giới thứ hai, châu Phi trở thành “Lục địa mới trỗi dậy”?
- A. Cơn bão táp cách mạng giải phóng dân tộc bùng lên mạnh mẽ, quyết liệt.
- B. Hầu hết các nước ở châu Phi đã giành được độc lập.
- C. Là lá cờ đầu trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.
- D. Cuộc đấu tranh ở đây đã làm rung chuyển hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 179238
Yếu tố nào sau đây khiến bản đồ chính trị thế giới có sự thay đổi to lớn và sâu sắc sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Thắng lợi của các nước Á, Phi, Mỹ La tinh trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
- B. Các quốc gia độc lập ngày càng tích cực tham gia vào đời sông chính trị thê giới
- C. Những thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng đât nước cùa nhiêu quôc gia trên thê giới
- D. Tác động của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 179239
Trước chiến tranh thế giới thứ 2, hầu hết các nước Đông Nam Á là gì?
- A. Các quốc gia độc lập trung lập
- B. Các quốc gia độc lập
- C. Thuộc địa của thực dân Âu-Mĩ
- D. Thuộc địa của Nhật Bản
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 179240
Các cuộc biểu tình ở Ấn Độ trong những năm 1946 – 1947 đã làm cho?
- A. Chính quyền thực dân Anh bị lật đổ
- B. Chính quyền thực dân Anh phải nhượng bộ
- C. Quần chúng bị đàn áp đẫm máu
- D. Nền kinh tế Ấn Độ bị giảm sút
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 179241
Nhận định nào nói về biến đổi kinh tế các nước Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc dẫn tới sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
- B. Bán đảo Triều Tiên đã bị chia cắt thành 2 miền theo vĩ tuyến 38
- C. Trong nửa sau thế kỉ XX, khu vực Đông Bắc Á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế
- D. Đưa Nhật Bản trở thành nước theo chế độ dân chủ đai nghị tư sản
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 179242
Ý nào dưới đây không phản ánh mối quan hệ giữa cách mạng Trung Quốc với cách mạng Việt Nam?
- A. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời (10-1949).
- B. Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam (1-1950).
- C. Trung Quốc bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam (11-1991).
- D. Hồng Công, Ma Cao trở thành khu hành chính đặc biệt của Trung Quốc (1999).
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 179243
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô chú trọng vào ngành kinh tế nào để đưa đất nước phát triển?
- A. Phát triển nền công nghiệp truyền thống
- B. Phát triển kinh tế công – nông – thương nghiệp
- C. Phát triển công nghiệp nhẹ
- D. Phát triển công nghiệp nặng
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 179244
Chủ nghĩa xã hội đã trở thành hệ thống thế giới với thắng lợi của ai?
- A. các cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- B. cách mạng Việt Nam với sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945).
- C. cách mạng Trung Quốc với sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949).
- D. cách mạng Cuba với sự thành lập nước Cộng hòa Cuba (1959)
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 179245
Mục tiêu của công cuộc cải cách, mở cửa mà Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra từ tháng 12-1978 là gì?
- A. Biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh
- B. Đưa Trung Quốc thành cường quốc về kinh tế
- C. Nâng cao vị thế Trung Quốc trên trường quốc tế
- D. Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 179246
Sau 20 năm thực hiện đường lối cải cách, đất nước Trung Quốc đã đạt được những thành tựu nào?
- A. Trung Quốc trở thành ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
- B. kinh tế Trung Quốc vươn lên đứng đầu thế giới.
- C. nền kinh tế tiến bộ nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng cao, đời sống nhân dân được cải thiện.
- D. Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ đưa con người lên không gian.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 179247
Từ năm 1946 đến năm 1949, ở Trung Quốc diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng nào sau đây?
- A. Đảng Cộng sản và Quốc dân Đảng hợp tác
- B. cách mạng Trung Quốc thắng lợi.
- C. nội chiến giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản.
- D. Liên Xô và Trung Quốc kí hiệp ước hợp tác.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 179248
Trước chiến tranh thế giới thứ hai, trừ Nhật Bản, các nước Đông Bắc Á đều là gì?
- A. là thuộc địa của Pháp.
- B. là các nước phát triển mạnh mẽ về kinh tế.
- C. giành được độc lập.
- D. bị chủ nghĩa thực dân nô dịch
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 179249
Đặc điểm của đường lối đổi mới xây dựng CNXH mang màu sắc Trung Quốc?
- A. Lấy phát triển chính trị làm trung tâm.
- B. Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.
- C. Lấy phát triển kinh tế, chính trị làm trung tâm.
- D. Lấy phát triển văn hóa làm trung tâm.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 179250
Thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc có ý nghĩa gì?
- A. Tiêu diệt chế độ phong kiến
- B. Làm thất bại âm mưu của đế quốc Mĩ
- C. Đưa Trung Quốc vào kỉ nguyên mới, tăng cường lực lượng cho chủ nghĩa xã hội, cổ vũ phong trào cách mạng thế giới
- D. Tiêu diệt tận gốc Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 179251
Tháng 9-1993, Quốc hội mới của Campuchia đã họp và thông qua Hiến pháp. Theo Hiến pháp đó, Campuchia là quốc gia theo thể chế chính trị gì?
- A. Dân chủ Cộng hòa
- B. Quân chủ lập hiến
- C. Độc tài quân sự
- D. Dân chủ nhân dân
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 179252
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Lào, từ năm 1955, cuộc đấu tranh chống Mĩ của nhân dân Lào diễn ra trên cả ba mặt trận nào dưới đây?
- A. Quân sự - chính trị - binh vận
- B. Quân sự - chính trị - kinh tế
- C. Quân sự - chính trị - ngoại giao
- D. Chính trị - kinh tế - ngoại giao
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 179253
Cho các dữ liệu sau:
1) 17 nước châu Phi được trao trả độc lập.
2) Thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla.
3) Chế độ phân biệt chủng tộc Apácthai chính thức bị xóa bỏ.
4) Tuynidi, Marốc và Xu đăng giành độc lập.
Hãy sắp xếp các dữ kiện theo thứ tự thời gian về thắng lợi cuộc đấu tranh giành độc lập ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- A. 3, 4, 1, 2.
- B. 3, 1, 4, 2.
- C. 4, 2, 3, 1.
- D. 4, 1, 2, 3
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 179254
Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức nào?
- A. Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.
- B. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới.
- C. Chế độ phân biệt chủng tộc.
- D. Chế độ thực dân.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 179255
Ngày 19-2-1946, ở Ấn Độ đã diễn ra sự kiện lịch sử tiêu biểu nào gắn với phong trào đấu tranh chống thực dân Anh?
- A. Cuộc khởi nghĩa của 2 vạn thủy binh ở Cancútta
- B. Cuộc khởi nghĩa của 2 vạn công nhân ở Mađrát
- C. Cuộc khởi nghĩa của 2 vạn thủy binh ở Bombay
- D. Cuộc bãi công của hơn 40 vạn công nhân ở Bombay
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 179256
Sau ngày giành độc lập, trong công cuộc xây dựng đất nước, Ấn Độ đã thi hành chinh sách đối ngoại nào sau đây?
- A. Chạy đua vũ trang
- B. Hòa bình, trung lập tích cực, ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc
- C. Liên minh chặt chẽ với các nước tư bản trên thế giới và các nước xã hội chủ nghĩa
- D. Tham gia các khối quân sự
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 179257
Sự sụp đổ của chế độ phân biệt chủng tộc (Apácthai) ở Nam Phi (1993) chứng tỏ điều gì?
- A. một biện pháp thống trị của chủ nghĩa thực dân bị xóa bỏ.
- B. hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cơ bản bị tan rã.
- C. cuộc đấu tranh vì tiến bộ xã hội đã hoàn thành ở châu Phi.
- D. chủ nghĩa thực dân mới bắt đầu khủng hoảng và suy yếu.