YOMEDIA

Đề thi HK1 môn Lịch sử 12 năm 2020 Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu

45 phút 40 câu 314 lượt thi
ATNETWORK

Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):

 

  • Câu 1: Mã câu hỏi: 179258

    Đối tượng chủ yếu của cách mạng ở các nước Mỹ Latinh là gì?

    • A. Chế độ Apácthai 
    • B. Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ 
    • C. Giai cấp địa chủ phong kiến 
    • D. Chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân mới
  • Câu 2: Mã câu hỏi: 179259

    Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian nào dưới đây?

    1. Nước Cộng hòa Ai Cập thành lập.

    2. 17 nước châu Phi được trao trả độc lập.

    3. Nhân dân Angiêri giành được thắng lợi.

    4. Bản Hiến pháp đã chính thức xó bỏ chế độ Apácthai.

    • A. 1, 2, 3, 4. 
    • B. 3, 1, 2, 4. 
    • C. 1, 3, 2, 4. 
    • D. 2, 1, 3, 4
  •  
  • Câu 3: Mã câu hỏi: 179260

    Từ 5 nước sáng lập ban đầu, đến cuối thập niên 90 của thế kỉ XX, ASEAN đã phát triển thành 10 nước. Từ đây, ASEAN đẩy mạnh việc gì?

    • A. Xây dựng một Cộng đồng ASEAN để nó có vị thế cao hơn và hiệp quả hơn
    • B. Giải quyết vấn đề “Campuchia” để cải thiện hơn quan hệ giữa hai nhóm nước
    • C. Hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định để cùng  phát triển 
    • D. Xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định và phát triển
  • Câu 4: Mã câu hỏi: 179261

    Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ do giai cấp nào lãnh đạo?

    • A. Giai cấp vô sản liên minh với giai cấp tư sản   
    • B. Giai cấp vô sản
    • C. Giai cấp nông dân
    • D. Giai cấp tư sản
  • Câu 5: Mã câu hỏi: 179262

    Từ năm 1954 đến đầu năm 1970, Chính phủ Campuchia thực hiện chính sách ngoại giao như thế nào? 

    • A. Hòa bình, trung lập
    • B. Liên minh chặt chẽ với Mĩ 
    • C. Đoàn kết với Lào và Việt Nam trong mặt trận chung chống đế quốc Mĩ 
    • D. Mâu thuẫn gay gắt với các nước trong khu vực Đông Nam Á.
  • Câu 6: Mã câu hỏi: 179263

    Tình hình kinh tế Trung Quốc trong những năm 1978 đến năm 1998 được đánh giá như thế nào?

    • A. Nền kinh tế đã phục hồi ngang bằng sp với thời kì trước “Cách mạng văn hóa”. 
    • B. Nền kinh tế tăng trưởng chậm do không giải quyết được vấn đề vốn và đổi mới khoa học công nghệ. 
    • C. Nền kinh tế phát triển nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.
    • D. Nền kinh tế phát triển mạnh, những đời sống nhân dân vẫn chưa được cải thiện 
  • Câu 7: Mã câu hỏi: 179264

    Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ 1991 đến nay là gì?

    • A. Nghiêng về phương Tây và các nước châu Á
    • B. Nghiêng về châu Phi và châu Á 
    • C. Nghiêng về phương Tây và châu Phi 
    • D. Nghiêng về châu Á
  • Câu 8: Mã câu hỏi: 179265

    Sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế?

    • A. Trật tự hai cực Ianta sụp đổ. 
    • B.  Trật tự đơn cực được xác lập. 
    • C. Trật tự đa cực được thiết lập.     
    • D. Trật tự nhiều trung tâm ra đời
  • Câu 9: Mã câu hỏi: 179266

    Khi Liên Xô tan rã, Liên Bang Nga có vai trò gì?

    • A. Kế thừa địa vị pháp lý của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và các cơ quan ngoại giao của Liên Xô ở nước ngoài 
    • B. Đi đầu trong việc giải quyết các xung đột, tranh chấp quốc tế
    • C. Là trung gian hòa giải các tranh chấp quốc tế 
    • D. Là trụ cột của hòa bình thế giới. 
  • Câu 10: Mã câu hỏi: 179267

    Từ năm 1950 đến năm 1975, Liên Xô thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn nhằm mục đích gì?

    • A. Phấn đấu đạt 20% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới 
    • B. Hoàn thành cơ giới hóa, điện khí hóa, hóa học hóa nền kinh tế 
    • C. Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới. 
    • D. Tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất-kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội 
  • Câu 11: Mã câu hỏi: 179268

    Tháng 12/1993, Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành, quy định nước Nga theo chế độ nào? 

    • A. Dân chủ đại nghị.        
    • B. Thể chế quân chủ chuyên chế 
    • C. Thể chế quân chủ Lập Hiến. 
    • D. Thể chế Tổng Thống Liên Bang
  • Câu 12: Mã câu hỏi: 179269

    Năm 1949 đã ghi dấu ấn vào lịch sử Liên Xô bằng sự kiện nổi bật nào?

    • A. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo 
    • B. Liên Xô đập tan âm mưu thực hiện công cuộc “chiến tranh lạnh” của Mĩ.  
    • C. Liên Xô thực hiện được nhiều kế hoạch dài hạn.  
    • D. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử
  • Câu 13: Mã câu hỏi: 179270

    Trong khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ giữ vai trò như thế nào trên trường quốc tế?

    • A. Trung tâm công nghiệp của thế giới.  
    • B. Trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới. 
    • C. Trung tâm nông nghiệp của thế giới. 
    • D. Trung tâm kinh tế của thế giới. 
  • Câu 14: Mã câu hỏi: 179271

    Từ năm 1983 đến năm 1991, kinh tế Mĩ có đặc điểm nào dưới đây?

    • A. Phục hồi và phát triển trở lại.  
    • B. Phát triển không ổn định 
    • C. Phát triển nhanh chóng. 
    • D. Khủng hoảng suy thoái
  • Câu 15: Mã câu hỏi: 179272

    Sau chiến tranh thế giới thứ hai nền kinh tế Mĩ đạt được thành tựu gì?

    • A. Chiếm hơn 45% tổng sản phẩm kinh tế thế giới 
    • B. Chiếm 2/3 dự trữ vàng của thế giới 
    • C. Sản lượng nông nghiệp chiếm hơn một nửa sản lượng nông nghiệp thế giới.
    • D. Sản lượng công nghiệp chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp thế giới.
  • Câu 16: Mã câu hỏi: 179273

    Chiến lược “ ngăn chặn” do ai đề ra ?

    • A. Tổng thống Rudơven 
    • B. Tổng thống Truman 
    • C. Tổng thống Bill Clintơn. 
    • D. Tổng thống Níchxơn
  • Câu 17: Mã câu hỏi: 179274

    Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Mĩ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là gì?

    • A. khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ 
    • B. chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới 
    • C. can thiệp vào công việc nội bộ các nước, sau đó tiến hành chiến tranh xâm lược 
    • D. triển khai kế hoạch toàn cầu, thiết lập trật tự đơn cực với tham vọng làm bá chủ thế giới 
  • Câu 18: Mã câu hỏi: 179275

    Sự kiện 11 - 9 - 2001, đã đặt nước Mĩ trong tình trạng phải đối đầu với nguy cơ gì?

    • A. Chủ nghĩa khủng bố
    • B. Sự suy giảm về kinh tế
    • C. Sự bất cập trong hoạt động quốc phòng và anh ninh.
    • D. Sự khủng hoảng nội các. 
  • Câu 19: Mã câu hỏi: 179276

    Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế của Mĩ phát triển như thế nào?

    • A. Nhanh chóng      
    • B. Thần kì                
    • C. Mạnh mẽ          
    • D. Ổn định
  • Câu 20: Mã câu hỏi: 179277

    Từ năm 1973 đến năm 1982, nền kinh tế Mĩ có đặc điểm nào dưới đây?

    • A. Phục hồi          
    • B. Suy thoái      
    • C. Phát triển nhanh       
    • D. Phát triển chậm
  • Câu 21: Mã câu hỏi: 179278

    Từ năm 1983 đến năm 1991, kinh tế Mĩ có đặc điểm nào dưới đây?

    • A. Phục hồi và phát triển trở lại.  
    • B. Khủng hoảng suy thoái.
    • C. Phát triển không ổn định.  
    • D. Phát triển nhanh chóng. 
  • Câu 22: Mã câu hỏi: 179279

    Điểm nổi bật của tình hình kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ 2 là gì?

    • A. Mĩ trở thành trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới. 
    • B. Mĩ trở thành nước tư bản giầu mạnh đứng thứ 2 trên thế giới. 
    • C. kinh tế Mĩ phát triển chậm lại do chính sách chạy đua vũ trang
    • D. kinh tế Mĩ ngày càng giảm sút do đất nước bị chiến tranh tàn phá. 
  • Câu 23: Mã câu hỏi: 179280

    Để chống lại phong trào đấu tranh cách mạng của các dân tộc, Mĩ đã làm gì?

    • A. Tổng thống Mĩ sang thăm và thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc 
    • B. Tổng thống Mĩ sang thăm Liên Xô
    • C. Thực hiện chính sách hòa hoãn với hai nước lớn là Liên Xô và Trung Quốc
    • D. Gây chiến tranh xâm lược và bạo loạn lật đổ chính quyền nhiều nơi trên thế giới 
  • Câu 24: Mã câu hỏi: 179281

    Nội dung nào không thể hiện đúng mục tiêu chiến lược của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai? 

    • A. Can thiệp vào công việc nội bộ của các nước đồng minh
    • B. Đàn áp phong trào cách mạng thế giới 
    • C. Thực hiện âm mưu bá chủ thế giới 
    • D. Chống phá Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa 
  • Câu 25: Mã câu hỏi: 179282

    Nguyên nhân cơ bản nhất thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

    • A. Mĩ thu được lợi nhuận từ việc buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến trong chiến tranh thế giới thứ hai. 
    • B. Trình độ tập trung tư bản và sản xuất ở Mĩ rất cao
    • C. Mĩ có nhiều tài nguyên thiên nhiên
    • D. Mĩ đã đạt được nhiều thành tựu lớn trong cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại 
  • Câu 26: Mã câu hỏi: 179283

    Một trong ba mục tiêu chủ yếu trong chiến lược toàn cầu của Mĩ là gì?

    • A. thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới 
    • B. đàn áp phong trào hiếu chiến của các phần tử phản động, khủng bố
    • C. Ngăn chặn, đẩy lùi và xóa bỏ chủ nghĩa tư bản trên thế giới
    • D. khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ
  • Câu 27: Mã câu hỏi: 179284

    Điều kiện để Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu thực hiện tham vọng bá chủ thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

    • A. Tiềm lực kinh tế và quân sự to lớn của Mĩ. 
    • B. Phong trào cách mạng thế giới suy yếu. 
    • C. Sự ủng hộ của các nước đồng minh của Mĩ.
    • D. Sự suy yếu của Liên Xô và các nước tư bản châu Âu
  • Câu 28: Mã câu hỏi: 179285

    Tại sao đầu những năm 70 (thế kỉ XX) Mĩ lại thực hiện chính sách hoà hoãn với Liên Xô và Trung Quốc?

    • A. Mở ra mối quan hệ hợp tác hai bên cùng có lợi với các nước xã hội chủ nghĩa 
    • B. Ngăn chặn, tiến tới xoá bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới 
    • C. Chống lại phong trào cách mạng của các dân tộc trên thế giới 
    • D. Đe doạ các đồng minh truyền thống của Mĩ 
  • Câu 29: Mã câu hỏi: 179286

    Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến sự suy giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Mĩ trong những năm 70 của thế kỉ XX? 

    • A. Chi phí quá lớn cho chạy đua vũ trang với Liên Xô 
    • B. Sự vươn lên cạnh tranh của Tây Âu và Nhật Bản. 
    • C. Viện trợ các nước Tây Âu phát triển kinh tế.
    • D. Sự chênh lệch giàu nghèo quá lớn trong xã hội. 
  • Câu 30: Mã câu hỏi: 179287

    Nguyên nhân dẫn đến việc chính sách đối ngoại của Mĩ bị thất bại ở nhiều nơi sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

    • A.  một mình Mĩ không thể thực hiện chiến lược toàn cầu
    • B. các đồng minh của Mĩ là Nhật, Tây Âu không thống nhất mục tiêu trong chính sách đối ngoại 
    • C. xu thế tất yếu của thời đại, phong trào giải phóng dân tộc sau thế chiến thứ 2 dâng cao
    • D. sự lớn mạnh của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, sự sai lầm trong chính sách đối ngoại, sự giúp đỡ các nước XHCN và các lực lượng tiến bộ 
  • Câu 31: Mã câu hỏi: 179288

    Ý nào đúng nhất khi đánh giá tổng thể về nền kinh tế Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay? 

    • A. Do chạy đua vũ trang với Liên Xô trong Chiến tranh lạnh nên sức mạnh kinh tế Mĩ suy giảm. 
    • B. Khủng hoảng và suy thoái nên tốc độ phát triển chậm.
    • C. Trải qua nhiều thăng trầm nhưng kinh tế Mĩ vẫn duy trì vị trí đứng đầu thế giới. 
    • D. Phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế của các nước đồng minh. 
  • Câu 32: Mã câu hỏi: 179289

    Mục đích sử dụng năng lượng nguyên tử của Liên Xô khác với Mĩ là gì?

    • A.  khống chế các nước khác
    • B. duy trì nền hòa bình thế giới
    • C. ủng hộ phong trào cách mạng thế giới
    • D. mở rộng lãnh thổ
  • Câu 33: Mã câu hỏi: 179290

    Một trong những hạn chế của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là gì?

    • A. trình độ khoa học - kĩ thuật ngày càng bị tụt hậu. 
    • B. chiến lược toàn cầu nhanh chóng bị sụp đổ. 
    • C. nền kinh tế tăng trưởng không liên tục. 
    • D. đánh mất vị trí cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới.
  • Câu 34: Mã câu hỏi: 179291

    Thành công lớn nhất của Mĩ trong việc thực hiện chiến lược toàn cầu là gì? 

    • A. Khống chế, chi phối được các nước tư bản đồng minh Tây Âu, Nhật Bản. 
    • B. Góp phần làm chia cắt bán đảo Triều Tiên thành hai nhà nước riêng biệt. 
    • C. Đàn áp được phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân trên thế giới.
    • D. Góp phần quan trọng làm sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.
  • Câu 35: Mã câu hỏi: 179292

    Trong những năm 1991 – 2000, nước Mỹ có vai trò chi phối điều gì ?

    • A. tất cả các tổ chức quân sự trên thế giới.  
    • B. tất cả các tổ chức liên kết khu vực trên thế giới. 
    • C. hầu hết các tổ chức kinh tế - tài chính quốc tế. 
    • D. các công ty xuyên quốc gia trên thế giới. 
  • Câu 36: Mã câu hỏi: 179293

    Mĩ đã giữ vị trí về kinh tế - tài chính như thế nào trên thế giới trong khoảng 20 năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai? 

    • A. Trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.  
    • B. Trung tâm kinh tế - tài chính lớn trên thế giới.
    • C. Một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.  
    • D. Một trong những trung tâm kinh tế -tài chính lớn của thế giới. 
  • Câu 37: Mã câu hỏi: 179294

    Đặc điểm nổi bật nhất của kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là gì?

    • A. phát triển nhanh nhưng không ổn định. 
    • B. đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.  
    • C. vị trí kinh tế Mĩ ngày càng giảm sút trên toàn thế giới. 
    • D. Mĩ bị các nước Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh quyết liệt. 
  • Câu 38: Mã câu hỏi: 179295

    Nhận xét nào phản ánh đúng về nền kinh tế Mĩ trong suốt thập niên 90 của thế kỉ XX?

    • A. Tương đối ổn định, hầu như không có sự tăng trưởng của nền kinh tế 
    • B. Giảm sút nghiêm trọng, Mĩ không còn là trung tâm kinh tế - tài chính số 1 thế giới. 
    • C. Trải qua nhiều cuộc suy thoái ngắn nhưng vẫn là nước đứng đầu thế giới. 
    • D. Tăng trưởng liên tục, Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính số một thế giới.
  • Câu 39: Mã câu hỏi: 179296

    Nhận xét nào sau đây đúng về chính sách đối ngoại của Mĩ qua các đời Tổng thống từ năm 1945 đến năm 2000?

    • A. Hình thức thực hiện khác nhau, nhưng có cùng tham vọng muốn làm bá chủ thế giới.
    • B. Tiến hành chạy đua vũ trang và chống lại các nước xã hội chủ nghĩa.
    • C. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và khống chế các nước đồng minh.
    • D. Tiến hành chiến tranh xâm lược và chống lại chủ nghĩa khủng bố.
  • Câu 40: Mã câu hỏi: 179297

    Nguyên nhân cơ bản thúc đẩy nền kinh tế các nước Tây Âu phát triển là gì?

    • A. Áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại vào trong sản xuất.
    • B. Nhà nước đóng vai trò lớn trong việc quản lí, điều tiết thúc đẩy nền kinh tế.
    • C. Sự nỗ lực, bóc lột của các nhà tư bản đối với công nhân trong và ngoài nước.
    • D. Tận dụng các cơ hội bên ngoài đề phát triển.
NONE

Đề thi nổi bật tuần

AANETWORK
 

 

ATNETWORK
ON