Câu hỏi trắc nghiệm (30 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 184299
Cho các chất sau: H2O, CO2, CaO và HCl. Số cặp chất phản ứng được với nhau là
- A. 4
- B. 5
- C. 6
- D. 3
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 184301
Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam một oxit của kim loại hóa trị II cần vừa đủ 10 gam dung dịch HCl 21,9%. Xác định công thức hóa học của oxit trên.
- A. FeO
- B. CaO
- C. MgO
- D. CuO
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 184302
Dẫn hỗn hợp khí gồm CO2, CO, SO2 qua dung dịch nước vôi trong, dư. Khí thoát ra là gì?
- A. CO
- B. CO2
- C. SO2
- D. SO2 và CO2
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 184305
Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là:
- A. Fe, Cu, Mg
- B. Zn, Fe, Cu
- C. Zn, Mg, Al.
- D. Fe, Zn, Ag
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 184308
Dãy các dung dịch nào dưới đây làm đổi màu quỳ tím thành màu xanh?
-
A.
NaOH, Ca(OH)2, MgSO4, NaCl
- B. Ca(OH)2, HCl, NaOH, Ba(OH)2
- C. FeCl2, H2O, NaOH, Ba(OH)2
- D. Ba(OH)2, Ca(OH)2, NaOH, KOH
-
A.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 184310
Khi cho từ từ dung dịch NaOH cho đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch hỗn hợp gồm HCl và một ít phenolphtalein. Hiện tượng quan sát được trong ống nghiệm là:
- A. Màu đỏ mất dần.
- B. Không có sự thay đổi màu
- C. Màu đỏ từ từ xuất hiện.
- D. Màu xanh từ từ xuất hiện.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 184314
Cho một khối lượng bột sắt dư vào 200 ml dung dịch HCl. Phản ứng xong thu được 2,24 lít khí (đktc). Nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng?
- A. 1M
- B. 0,1M
- C. 2M
- D. 0,2M
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 184318
Để phân biệt 2 dung dịch HCl và H2SO4 loãng. Ta dùng kim loại nào?
- A. Mg
- B. Ba
- C. Cu
- D. Zn
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 184322
Cho sơ đồ chuyển hóa sau: X → Y → Z → X.
X, Y, Z có thể là những chất nào?
-
A.
Na, Na2O, NaOH
- B. P2O5, H3PO4, Ca3(PO4)2
- C. Ba, BaSO4, BaO
- D. CO2, Na2CO3, BaCO3
-
A.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 184325
Cho 6,4 gam Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư. Thu được V lít khí SO2 (đktc). Giá trị của V là
- A. 2,24
- B. 4,48
- C. 3,36
- D. 6,72
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 184327
Công thức hóa học của vôi sống là gì?
-
A.
Na3O
- B. CaCO3
- C. CaO
- D. Ca(OH)2
-
A.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 184329
Cặp chất nào dưới đây tồn tại trong cùng một dung dịch
- A. HCl và NaOH
- B. KCl và HCl
-
C.
Ba(OH)2 và H2SO4
- D. KOH và H2SO4
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 184333
Dung dịch KOH phản ứng với dãy oxit:
-
A.
CO2; SO2; P2O5; Fe2O3
- B. Fe2O3; SO2; SO3; MgO
- C. P2O5; CO2; Al2O3; SO3
- D. P2O5; CO2; CuO; SO3
-
A.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 184334
Để nhận biết dung dịch NaOH và dung dịch Ba(OH)2 ta dùng thuốc thử gì?
- A. phenolphtalein
- B. quỳ tím
- C. dung dịch H2SO4
- D. dung dịch HCl
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 184335
NaOH có tính chất vật lý nào sau đây?
- A. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, ít tan trong nước
- B. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt
- C. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, không tan trong nước.
- D. Natri hiđroxit là chất rắn không màu, khi tan trong nước thu nhiệt.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 184336
Dãy các bazơ bị phân hủy ở nhiệt độ cao là?
-
A.
Mg(OH)2, NaOH, Ca(OH)2, KOH
- B. Cu(OH)2, Fe(OH)2, Ca(OH)2, Mg(OH)2
- C. Cu(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3
- D. Zn(OH)2, Ca(OH)2, KOH, NaOH
-
A.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 184338
Cho phương trình phản ứng:Na2CO3+ 2HCl → 2NaCl + X + H2O. X là chất nào sau đây?
- A. CO
- B. CO2
- C. H2
- D. Cl2
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 184339
Trường hợp nào sau đây có phản ứng tạo sản phẩm là chất kết tủa màu xanh?
-
A.
Cho Cu vào dung dịch AgNO3
- B. Cho Zn vào dung dịch AgNO3.
- C. Cho dung dịch KOH vào dung dịch FeCl3.
- D. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch CuSO4.
-
A.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 184343
Ứng dụng nào dưới đây không phải là ứng dụng của NaCl
- A. Chế tạo thuốc nổ đen
- B. Gia vị và bảo quản thực phẩm
- C. Làm nguyên liệu sản xuất NaOH
- D. Làm nguyên liệu cơ bản cho nhiều ngành công nghiệp hóa chất.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 184344
X là một chất rắn ở dạng bột, có các tính chất: không tan trong nước; tác dụng được với dung dịch HCl; bị nhiệt phân hủy. X là?
- A. NaCl
-
B.
CaCO3
- C. BaSO4
- D. Ca(HCO3)2
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 184346
Để phân biệt 2 loại phân bón hoá học là: NH4NO3 và NH4Cl. Ta dùng dung dịch nào?
- A. KOH
-
B.
Ca(OH)2
- C. AgNO3
- D. BaCl2
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 184350
Phần trăm về khối lượng của nguyên tố N trong phân ure là bao nhiêu?
- A. 32,33%
- B. 31,81%
- C. 46,67%
- D. 63,64%
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 184351
Nguyên tố có tác dụng kích thích cây trồng ra hoa, làm hạt là gì?
- A. Magie
- B. Kali
- C. Nitơ
- D. Lưu huỳnh
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 184353
Oxit khi tan trong nước làm giấy quỳ chuyển thành màu đỏ là?
- A. MgO
- B. P2O5
- C. K2O
- D. CaO
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 184358
Cho 2,24 lít CO2 (đktc) tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư. Khối lượng chất kết tủa thu được là
- A. 10 g
- B. 19,7 g
- C. 5 g
- D. 20 g
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 184364
Dãy oxit nào dưới đây khi hòa tan trong nước thu được dung dịch axit?
-
A.
BaO, SO2, CO2, SO3
- B. P2O5, SO3, N2O5, CO2
- C. CO, SO2, CuO, Cl2O7
- D. NO, Al2O3, P2O5, SO2
-
A.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 184366
Cho dãy bazơ sau: KOH, NaOH, Mg(OH)2, Cu(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3. Số chất trong dãy không bị nhiệt phân hủy là:
- A. 3
- B. 2
- C. 4
- D. 1
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 184370
Diêm tiêu có nhiều ứng dụng quan trong như: chế tạo thuốc nổ đen, làm phân bón, cung cấp nguyên tố nitơ và kali cho cây trồng,... Công thức hóa học của diêm tiêu là
-
A.
KNO3
- B. KClO3
- C. NaNO3
- D. NaNO2
-
A.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 184372
Loại phân đạm nào dưới đây có hàm lượng nitơ cao nhất?
- A. Kali nitrat
- B. Amoni sunfat
- C. Ure
- D. Amoni nitrat
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 184376
Dãy gồm các chất tác dụng được với dung dịch Na2CO3 là gì?
-
A.
H2SO4, NaOH và KNO3
- B. HCl, KOH và SO2
- C. H2SO4, Ca(OH)2 và MgCl2
- D. NaOH, SO2 và KNO3
-
A.