Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 104526
Chiều dài đường biên giới xếp theo thứ tự giảm dần giữa Việt Nam và các nước láng giềng lần lượt là
- A. Trung Quốc, Lào, Campuchia
- B. Lào, Trung Quốc, Campuchia
- C. Lào, Campuchia, Trung Quốc
- D. Campuchia, Lào, Trung Quốc
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 104527
Nước ta có thể mở rộng giao lưu kinh tế với các nước trên thế giới là do vị trí nước ta nằm
- A. trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa
- B. ở nơi giao thoa giữa nhiều vành đai sinh khoáng
- C. trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế
- D. gần trung tâm Đông Nam Á
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 104528
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết ngọn núi nào dưới đây thuộc cánh cung Ngân Sơn?
- A. Tam Đảo
- B. Mẫu Sơn
- C. Phia Uắc
- D. Phu Tha Ca
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 104529
Cho bảng số liệu sau:
GDP NƯỚC TA PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ NĂM 2000 VÀ NĂM 2014 (tỉ đồng)Năm Tổng số Nông – lâm – thủy sản Công nghiệp – XD Dịch vụ 2000 441646 108356 162220 171 070 2014 3542101 696969 1307935 1537197 Trong cơ cấu GDP của nƣớc ta năm 2000, tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng là
- A. 25,7%
- B. 27,5%
- C. 36,7%
- D. 40,2%
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 104530
Hướng vòng cung là hướng điển hình nhất của vùng núi
- A. Tây Bắc và Đông Bắc
- B. Đông Bắc và Trường Sơn Bắc
- C. Đông Bắc và Trường Sơn Nam
- D. Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 104531
Đặc điểm không phải của vùng núi Trường Sơn Nam là
- A. khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ được nâng cao
- B. sự bất đối xứng rõ rệt giữa 2 sườn Đông - Tây
- C. các cao nguyên của vùng khá bằng phẳng với độ cao trung bình từ 1500 đến 2000m
- D. đỉnh NGỌC LINH là đỉnh núi cao nhất của vùng
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 104532
Đặc điểm không đúng với vùng núi Tây Bắc là
- A. nằm giữa sông Hồng và sông Cả
- B. có các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu
- C. địa hình cao nhất nước ta với các dãy núi hướng vòng cung
- D. xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông như: sông Đà, sông Mã
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 104533
Cho bảng số liệu: Giá trị xuất - nhập khẩu hàng hóa của nước ta giai đoạn 2000 - 2014 ( tỉ USD )
Năm Tổng số Xuất khẩu Nhập khẩu 2000 30.1 14,5 15,6 2005 69,2 32,4 36,8 2010 157,0 72,2 84,8 2014 298,0 150,2 147,8 Từ bảng số liệu trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về giá trị xuất - nhập khẩu của nước ta trong giai đoạn 2000 – 2014?
- A. Tốc độ tăng trưởng giá trị kim ngạch xuất khẩu cao hơn so với giá trị kim ngạch nhập khẩu
- B. Cán cân thương mại nước ta luôn ở trong tình trạng nhập siêu
- C. Giá trị xuất khẩu năm 2014 lớn nhất
- D. Giá trị nhập khẩu năm 2014 nhỏ nhất
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 104534
Cho bảng số liệu:
DÂN SỐ NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1995 - 2014 ( ĐƠN VỊ : triệu người)
Năm 1995 2000 2005 2010 2014 Dân số 72,0 77,6 82,4 86,9 80,7 Số dân thành thị 14,9 18,7 22,3 26,5 30,0 Để thể hiện tốc độ tăng trƣởng dân số và số dân thành thị của nƣớc ta trong giai đoạn 1995 -2014, biểu đồ thích hợp nhất là
- A. miền
- B. đường
- C. tròn
- D. kết hợp
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 104535
Hai bể dầu khí lớn nhất của nước ta hiện đang được khai thác ở Biển Đông là
- A. Nam Côn Sơn và Cửu Long
- B. Thổ Chu- Mã Lai và Sông Hồng
- C. Nam Côn Sơn và Sông Hồng
- D. Cửu Long và Sông Hồng
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 104536
Biển Đông cho phép nước ta phát triển những hoạt động kinh tế nào?
- A. Sản xuất cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc
- B. Đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, du lịch
- C. Du lịch, giao thông vận tải, đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản
- D. Phát triển cây lương thực, cây công nghiệp
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 104537
Dựa vào Atlat Việt Nam trang 6 -7 cho biết đi dọc bờ biển nước ta từ Móng Cái đến Hà Tiên sẽ gặp các vịnh biển nào?
- A. Hạ Long, Diễn Châu,Qui Nhơn
- B. Diễn Châu, Hạ Long, Qui Nhơn
- C. Hạ Long, Nha Trang, Qui Nhơn
- D. Diễn Châu, Qui Nhơn, Nha Trang
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 104539
Cho bảng số liệu: CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA (Đơn vị: %)
Ngành 1995 2000 2005 2014 Trồng trọt 78,1 78,2 76,7 73,2 Chăn nuôi 18,9 19,3 21,1 25,1 Dịch vụ nông nghiệp 3,0 2,5 2,2 1,7 Để thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp nước ta giai đoạn 1995- 2014, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
- A. Biểu đồ đường
- B. Biểu đồ tròn
- C. Biểu đồ miền
- D. Biểu đồ cột
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 104540
Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta thể hiện rõ rệt ở
- A. tổng bức xạ lớn, nhiệt độ trung bình năm cao và nhiều nắng
- B. tổng bức xạ nhỏ, nhiệt độ trung bình năm thấp và ít nắng
- C. tổng bức xạ lớn, lƣợng mƣa lớn và độ ẩm không khí cao
- D. cân bằng ẩm luôn dƣơng, lƣợng mƣa lớn và độ ẩm không khí cao
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 104541
Thời tiết lạnh ẩm xuất hiện vào thời kì nào của mùa đông ở miền Bắc nước ta?
- A. Đầu mùa đông
- B. Giữa mùa đông
- C. Nửa sau mùa đông
- D. Cả mùa đông
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 104542
Nguyên nhân nào quy định tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta?
- A. Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, ở mọi nơi trong năm đều có hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh
- B. Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, ở mọi nơi trong năm đều có một lần Mặt Trời qua thiên đỉnh
- C. Nước ta nằm vùng ngoại chí tuyến, ở mọi nơi trong năm đều không có lần nào Mặt Trời qua thiên đỉnh
- D. Nước ta nằm trên đường chí tuyến Bắc, ở mọi nơi trong năm đều có hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 104544
Cho bảng số liệu: CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO NGÀNH Ở NƯỚC TA (Đơn vị: % )
Năm 2005 2013 Công nghiệp khai thác 11,2 7,6 Công nghiệp chế biến 83,2 88,1 Công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước 5,6 4,3 Để thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành ở nƣớc ta năm 2005 và năm 2013, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
- A. Biểu đồ tròn
- B. Biểu đồ miền
- C. Biểu đồ cột
- D. Biểu đồ đường
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 104545
Gió mùa mùa đông mang đến lợi ích về kinh tế cho Miền Bắc nước ta là
- A. thời tiết ít mưa thuận lợi cho khai thác khoáng sản
- B. thời tiết ít mưa thuận lợi cho phơi sấy, bảo quản nông sản
- C. thời tiết lạnh, ít mưa thuận lợi cho phát triển du lịch
- D. thời tiết lạnh, ít mưa thuận lợi cho phát triển cây vụ đông ở vùng đồng bằng
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 104546
Cho biểu đồ:
Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi cơ cấu khối lượng vận chuyển phân theo loại hàng hóa của nước ta từ năm 2000 đến 2007?
- A. Tỉ trọng khối lượng vận chuyển hàng xuất khẩu của nước ta từ năm 2000 đến năm 2003 tăng
- B. Tỉ trọng khối lượng vận chuyển hàng nội địa của nước ta từ 2000 đến 2007 giảm
- C. Tỉ trọng khối lượng vận chuyển hàng nhập khẩu của nước ta từ 2000 đến 2007 giảm
- D. Giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2007, tỉ trọng khối lượng vận chuyển hàng xuất khẩu của nước ta tăng, tỉ trọng hàng nhập khẩu giảm, tỉ trọng khối lượng vận chuyển hàng nội địa giảm
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 104547
Sông ngòi nước ta không có đặc điểm nào dưới đây?
- A. mạng lưới dày đặc
- B. nhiều nước, giàu phù sa
- C. thuỷ chế theo mùa
- D. lượng phù sa ít
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 104548
Kiểu khí hậu đặc trưng của phần lãnh thổ phía Bắc là
- A. nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh
- B. cận xích đạo gió mùa nóng quanh năm
- C. nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh
- D. cận nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 104549
Cảnh quan tiêu biểu của thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam là đới rừng
- A. nhiệt đới gió mùa
- B. cận xích đạo gió mùa
- C. xích đạo gió mùa
- D. nhiệt đới khô
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 104550
Nhận định nào sau đây không đúng về thành phần loài của thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc?
- A. Thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế
- B. Có các loài thú lông dày nhƣ: gấu, chồn, sóc…
- C. Có các loại cây cận nhiệt đới như dẻ, re…
- D. Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn như voi, hổ, báo...
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 104551
Thiên nhiên nước ta phân hóa thành 3 dải rõ rệt: vùng biển và thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi là biểu hiện của sự phân hóa theo
- A. độ cao
- B. Bắc - Nam
- C. Đông - Tây
- D. vĩ độ
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 104552
Sự phân hóa thiên nhiên theo Đông - Tây ở vùng đồi núi rất phức tạp, chủ yếu do tác động của
- A. chế độ gió mùa và hướng dãy núi
- B. chế độ gió thay đổi theo mùa
- C. hướng của các dãy núi
- D. vị trí các dãy núi
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 104553
Thiên nhiên vùng núi Đông Bắc có đặc điểm- A. mùa đông lạnh đến sớm và kết thúc muộn
- B. khí hậu lạnh do ảnh hƣởng của độ cao địa hình
- C. mùa đông bớt lạnh nhưng khô
- D. mùa hạ đến sớm, đôi khi có gió phơn khô nóng
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 104554
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết đỉnh núi nào có độ cao dưới 2000m?
- A. Kiều Liêu Ti
- B. Tây Côn Lĩnh
- C. Pu Tha Ca
- D. Tam Đảo
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 104555
Cho bảng số liệu: NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM( Đơn vị: °C)
Địa điểm Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất Nhiệt độ trung bình năm Lạng Sơn 13,3 27,0 21,2 Hà Nội 16,4 28,9 23,5 Vinh 17,6 29,6 23,9 Huế 19,7 29,4 25,1 Quy Nhơn 23,0 29,7 26,8 TP. Hồ Chí Minh 25,8 28,9 27,1 Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
- A. Biên độ nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam
- B. Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất tăng dần từ Bắc vào Nam
- C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất ít chênh lệch giữa các địa điểm
- D. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 104556
Đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc có độ cao trung bình
- A. dưới 500 – 600m
- B. dưới 600 – 700m
- C. dưới 700 – 800m
- D. dưới 900 – 1000m
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 104557
Khí hậu của đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có đặc điểm
- A. mát mẻ, không có tháng nào trên 20°C
- B. tổng nhiệt độ năm trên 8500°C
- C. lượng mưa giảm khi lên cao
- D. độ ẩm giảm rất nhiều so với ở chân núi
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 104558
Theo quốc lộ 1A, đi từ Bắc vào Nam sẽ lần lượt đi qua các đèo
- A. đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cù Mông, đèo Cả
- B. đèo Ngang, đèo Hải Vân, đèo Cả, đèo Cù Mông
- C. đèo Ngang, đèo Cù Mông, đèo Hải Vân, đèo Cả
- D. đèo Hải Vân, đèo Ngang, đèo Cù Mông, đèo Cả
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 104560
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết núi Yên Tử thuộc cánh cung nào?
- A. Ngân Sơn
- B. Bắc Sơn
- C. Sông Gâm
- D. Đông Triều
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 104562
Cho bảng số liệu: DÂN SỐ VÀ SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC CỦA VIỆT NAM QUA CÁC NĂM
Năm 2000 2005 2009 2011 2014 Dân số (nghìn người) 77 631 82 392 86 025 87 840 90 729 Sản lượng(triệu tấn) 32,5 35,8 35,9 36,2 36,9 Dựa vào bảng số liệu trên cho biết bình quân lương thực/người năm 2005 của nước ta là
- A. 418 kg/người
- B. 434 kg/người
- C. 417 kg/người
- D. 435 kg/người
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 104565
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cao nguyên nào sau đây là cao nguyên đá vôi?
- A. Mộc Châu
- B. Di Linh
- C. Kon Tum
- D. Pleiku
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 104567
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết đất phù sa sông(chiếm 70% diện tích lãnh thổ) phân bố ở
- A. Đồng bằng sông Cửu Long
- B. Đồng bằng duyên hải Bắc Trung Bộ
- C. Đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ
- D. Đồng bằng sông Hồng
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 104568
Nguyên nhân cơ bản nhất khiến cho miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ chịu tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc là
- A. nơi đón gió mùa đông bắc sớm, núi thấp và hƣớng vòng cung
- B. vị trí nằm tiếp giáp với Vịnh Bắc Bộ và Biển Đông
- C. gió mùa đông bắc di chuyển qua lục địa vào nước ta
- D. gió mùa đông bắc di chuyển qua biển vào nước ta
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 104569
Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ không có đai ôn đới gió mùa trên núi vì
- A. nằm gần xích đạo
- B. không chịu tác động của gió mùa Đông Bắc
- C. nằm kề vùng biển ấm, rất rộng
- D. không có các ngọn núi cao trên 2600m
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 104570
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4- 5, hãy cho biết hai đô thị nào sau đây không phải là thành phố trực thuộc trung ương?
- A. Huế, Hải Phòng
- B. Quy Nhơn, Huế
- C. Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh
- D. Hải Phòng, Đà Nẵng
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 104571
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy kể tên các cánh cung vùng núi Đông Bắc theo thứ tự từ Đông sang Tây?- A. Ngân Sơn, Bắc Sơn, Sông Gâm, Đông Triều
- B. Đông Triều, Bắc Sơn, Ngân Sơn, Sông Gâm
- C. Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều
- D. Bắc Sơn, Sông Gâm, Ngân Sơn, Đông Triều
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 104572
Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 9, cho biết bão đổ bộ vào Quảng Ninh là vào tháng mấy?
- A. 6
- B. 7
- C. 8
- D. 9