Câu hỏi trắc nghiệm (30 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 432750
Metan có nhiều trong
- A. nước ao.
- B. các mỏ (khí, dầu, than).
- C. nước biển.
- D. khí quyển.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 432751
Hiđrocacbon nào sau đây chỉ có liên kết đơn?
- A. Metan.
- B. Axetilen.
- C. Etilen.
- D. Eten.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 432753
Dãy chất nào sau đây đều là hiđrocacbon:
- A. C2H4, C3H8, C2H4O2, CH3Cl.
- B. C3H8, C2H5O, CH3CH2COOH, CaCO3.
- C. C2H6, C4H10, CH3NO2, C2H5Cl.
- D. CH4, C4H10, C2H2, C2H6.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 432755
Phản ứng nào sau đây thuộc loại phản ứng trùng hợp:
- A. C2H4 + 3O2 → 2CO2 + 2H2O
- B. CH2 = CH2 + Br2 → BrCH2 - CH2Br
- C. nCH2 = CH2 → (-CH2-CH2-)n
- D. CH4 + Cl2 → CH3Cl + HCl
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 432757
Đốt cháy hoàn toàn 0,224 lit khí metan ở điều kiện tiêu chuẩn thu được lượng khí CO2 ở cùng điều kiện là:
- A. 2,24 lit
- B. 0,672 lit
- C. 0,224 lit.
- D. 0,112 lit
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 432758
Trong những chất sau, những chất nào đều là chất hữu cơ:
- A. C2H6, C2H5OH, NaHCO3.
- B. C3H8, C2H5O, Na2CO3.
- C. C2H6 , C2H5OH, CaCO3.
- D. C2H6 , C4H10, C2H5OH.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 432759
Chất có liên kết ba trong phân tử là:
- A. CH4.
- B. C2H4.
- C. C2H2.
- D. C2H6.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 432760
Cấu tạo phân tử axetilen gồm:
- A. hai liên kết đơn và một liên kết ba.
- B. hai liên kết đơn và một liên kết đôi.
- C. một liên kết ba và một liên kết đôi.
- D. hai liên kết đôi và một liên kết ba.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 432762
Khí metan phản ứng được với:
- A. HCl, H2O.
- B. HCl, Cl2.
- C. Cl2, O2.
- D. O2, CO2.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 432763
Chất dùng để kích thích cho quả mau chín là:
- A. CH4.
- B. C2H4.
- C. C2H2.
- D. C6H6.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 432764
Hóa chất dùng để loại bỏ khí etilen có lẫn trong khí metan để thu được khí metan tinh khiết là
- A. dung dịch brom.
- B. dung dịch phenolphtalein.
- C. dung dịch axit clohidric.
- D. dung dịch nước vôi trong.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 432766
Dãy chất nào sau đây đều là dẫn xuất của hiđrocacbon?
- A. C2H6O, C2H4O2, C6H12O6 .
- B. C2H4O2, Na2CO3, C2H4.
- C. CH4, C2H2, C6H6.
- D. CO2, CH4, C2H4O2.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 432767
Nhóm gồm các chất khí đều khử được CuO ở nhiệt độ cao là
- A. CO, H2.
- B. Cl2, CO2.
- C. CO, CO2.
- D. Cl2, CO.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 432768
Cho 21 gam MgCO3 tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch HCl 2M. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là
- A. 0,50 lít.
- B. 0,25 lít.
- C. 0,75 lít.
- D. 0,15 lít.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 432769
Biết X có cấu tạo nguyên tử như sau: điện tích hạt nhân là 13+, có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 3 electron. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là
- A. chu kỳ 3, nhóm II.
- B. chu kỳ 3, nhóm III.
- C. chu kỳ 2, nhóm II.
- D. chu kỳ 2, nhóm III.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 432771
Khi điều chế trong phòng thí nghiệm, clo được thu bằng cách
- A. dẫn khí clo vào một bình nút bằng bông tẩm dung dịch NaOH đặc
- B. dẫn khí clo vào một bình được đậy bằng một miếng bìa.
- C. dời chỗ của nước
- D. dẫn clo vào một bình úp ngược
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 432772
Trong nước máy thường thấy có mùi của khí clo. Người ta đã sử dụng tính chất nào sau đây của clo để xử lí nước?
- A. Clo là một phi kim mạnh.
- B. Clo ít tan trong nước
- C. Nước clo có tính sát trùng
- D. Clo là chất khí không độc
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 432773
Cho các nguyên tố sau: Mg, Al, K, Na. Thứ tự tăng dần tính kim loại từ trái qua phải là:
- A. A l< Mg < Na < K
- B. Mg < Al < Na < K
- C. Al < Na < Mg < K
- D. Mg < Al < K < Na
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 432775
Để khắc chữ trên thủy tinh, người ta dùng dung dịch nào sau đây?
- A. Dung dịch HNO3
- B. Dung dịch H3PO4
- C. Dung dịch NaOH đặc
- D. Dung dịch HF
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 432776
Hiện tượng xảy ra khi trộn dung dịch Na2CO3 với dung dịch FeCl3 là:
- A. Xuất hiện kết tủa màu đỏ nâu
- B. Có bọt khí thoát ra khỏi dung dịch
- C. Xuất hiện kết tủa màu lục nhạt
- D. A và B đúng
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 432778
Số chất đồng phân của nhau có cùng CTPT C3H8O và chỉ chứa liên kết đơn trong phân tử là
- A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 5
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 432779
Phát biểu nào sau đây không đúng?
- A. Ứng với mỗi chất chỉ có một CTPT.
- B. Mỗi chất chỉ có một CTCT.
- C. Có nhiều chất khác nhau có CTPT giống nhau.
- D. Một chất có thể được biểu diễn bằng nhiều CTCT khác nhau.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 432780
Điều kiện để phản ứng giữa Metan và Clo xảy ra là:
- A. Có bột sắt làm xúc tác
- B. Có axit làm xúc tác
- C. Có nhiệt độ
- D. Có ánh sáng
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 432781
Đốt cháy V lít etilen thu được 3,6g hơi nước. Biết rằng oxi chiếm 20% thể tích không khí. Vậy thể tích không khí ở đktc cần dùng là:
- A. 336 lít
- B. 3,36 lít.
- C. 33,6 lít
- D. 0,336 lít.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 432782
Đốt cháy hoàn toàn 5,75 gam hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) thu được 11,0 gam CO2 và 6,75 gam H2O. Tính thành phần phần trăm của các nguyên tố trong X.
- A. %C = 52,17%; %H = 13,04%; %O = 34,79%
- B. %C = 57,17%; %H = 18,04%; %O = 39,09%
- C. %C = 12,17%; %H = 13,04%; %O = 34,79%
- D. %C = 52,17%; %H = 33,04%; %O = 4,79%
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 432783
Đốt cháy hoàn toàn 5,75 gam hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) thu được 11,0 gam CO2 và 6,75 gam H2O. Lập công thức đơn giản nhất của X.
- A. C2H6O2
- B. C2H6O
- C. C2H4O
- D. C3H6O
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 432784
Đốt cháy hoàn toàn 5,75 gam hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) thu được 11,0 gam CO2 và 6,75 gam H2O. Tìm công thức phân tử của X. Biết tỉ khối hơi của X so với khí hiđro bằng 23.
- A. C2H6ON
- B. C2H3O
- C. C2H6O
- D. C4H6O
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 432785
Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít etilen. Hãy tính thể tích khí oxi và thể tích không khí cần dùng cho phản ứng, biết rằng oxi chiếm 20% thể tích không khí (các thể tích khí đo ở đktc).
- A. 46 L
- B. 68 L
- C. 84 L
- D. 30 L
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 432786
Khi cho hỗn hợp khí metan và etilen ở (đktc) đi qua bình đựng dung dịch brom, thì lượng brom tham gia phản ứng là 8g. Khí nào ở trên đã phản ứng với dung dịch brom?
- A. metan
- B. etilen
- C. cả 2 khí
- D. không khí nào
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 432787
Khi cho hỗn hợp khí metan và etilen ở (đktc) đi qua bình đựng dung dịch brom, thì lượng brom tham gia phản ứng là 8g. Khối lượng khí đó đã phản ứng là bao nhiêu?
- A. 1,6 g
- B. 2,4 g
- C. 1,5 g
- D. 1,4 g