Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 224203
Từ hợp chất vô cơ đã hình thành nên hợp chất hữu cơ đơn giản đầu tiên nhờ hoạt động nào?
- A. Hoạt động của hệ enzim xúc tác
- B. Các nguồn năng lượng tự nhiên như năng lượng mặt trời, sấm sét, sự phân rã các chất phóng xạ
- C. Dung nham trong lòng đất
- D. Mưa axit
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 224208
Chọn lọc tự nhiên tác động đầu tiên vào giai đoạn nào sau đây?
- A. Tiến hóa hóa học
- B. Tiến hóa tiền sinh học
- C. Tiến hóa sinh học
- D. Tiến hóa xã hội
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 224211
Cho các nhận xét sau về quá trình tiến hóa hóa học. Những nhận xét không đúng là:
(1) Các chất hữu cơ xuất hiện trong giai đoạn tiến hóa hóa học là do sự kết hợp của bốn loại nguyên tố: C, N, H, O.
(2) Trong giai đoạn tiến hóa hóa học chất hữu cơ có trước, chất vô cơ có sau.
(3) Do tác dụng của các nguồn năng lượng tự nhiên mà từ các chất vô cơ hình thành nên những hợp chất hữu cơ đơn giản đến phức tạp như axit amin, nuclêôtit.
(4) Sự xuất hiện của đại phân tử ADN, ARN chưa đánh dấu sự xuất hiện của sự sống.
(5) ARN là phân tử tái bản xuất hiện sau khi hình thành phân tử ADN.
- A. (3), (4)
- B. (2), (5)
- C. (2), (4)
- D. (3), (5)
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 224219
Vì sao ngày nay sự sống không còn tiếp tục được hình thành theo phương thức hóa học từ các chất vô cơ?
- A. Các quy luật chọn lọc tự nhiên chi phối mạnh mẽ
- B. Không có sự tương tác giữa các chất hữu cơ tổng hợp
- C. Không tổng hợp được các hạt Côaxecva trong điều kiện hiện tại
- D. Không đủ điều kiện cần thiết, nếu các chất hữu cơ được tạo ra bên ngoài cơ thể sẽ lập tức bị phân hủy
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 224226
Kết quả nào sau đây là kết quả của quá trình tiến hóa tiền sinh học?
- A. Hình thành nên các Côaxecva
- B. Hình thành nên các protobiont
- C. Hình thành nên tế bào Prokaryote
- D. Hình thành nên tế bào Eukaryote
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 224233
Theo quan niệm hiện đại về sự phát sinh sự sống, chất nào sau đây chưa có hoặc có rất ít trong khí quyển nguyên thủy?
- A. Mêtan (CH4)
- B. Hơi nước (H2O)
- C. Ôxi (O2)
- D. Xianôgen (C2N2)
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 224241
Có bao nhiêu đặc điểm sau đây chỉ xuất hiện ở người hiện đại Homo sapiens mà không có ở các dạng người tổ tiên?
(1) Có đời sống văn hóa và tôn giáo.
(2) Biết sử dụng lửa để nấu chín thức ăn.
(3) Dáng đứng thẳng.
(4) Biết chế tác và sử dụng công cụ lao động.
(5) Có lồi cằm.
(6) Chi năm ngón.
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 224244
Phát biểu nào sau đây không đúng về các quá trình của ADN?
- A. Quá trình tự sao chép của ADN là cơ sở phân tử của sự di truyền và sinh sản, đảm bảo cho sự sống, sinh sôi, nảy nở, duy trì liên tục
- B. ADN có khả năng tự sao theo đúng nguyên mẫu của nó, do đó có cấu trúc ADN luôn luôn duy trì được đặc tính đặc trưng, ổn định và bến vững qua các thế hệ
- C. Cơ sở phân tử của sự tiến hóa là quá trình tích lũy thông tin di truyền. Cấu trúc của ADN ngày càng phức tạp hơn và biến hóa đa dạng hơn so với nguyên mẫu
- D. Tổ chức sống là một hệ thống mở, thường xuyên trao đổi chất với môi trường bên ngoài, dẫn tới sự thường xuyên thay đổi thành phần của tổ chức
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 224285
Loại đột biến nào sau đây làm tăng các loại alen về một gen nào đó trong vốn gen của quần thể
- A. Đột biến điểm
- B. Đột biến tự đa bội
- C. Đột biến dị đa bội
- D. Đột biến lệch bội
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 224295
Giá trị thích nghi của đột biến thay đổi tùy thuộc vào yếu tố nào?
- A. Tổ hợp gen và môi trường
- B. Tổ hợp gen và loại đột biến
- C. Môi trường và loại đột biến
- D. Loại đột biến
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 224304
Kết quả của quá trình tiến hóa nhỏ là hình thành yếu tố nào dưới đây?
- A. Loài mới
- B. Cá thể mới
- C. Họ mới
- D. Bộ mới
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 224312
Cho các nhân tố sau:
(1) Biến động di truyền
(2) Đột biến
(3) Giao phối không ngẫu nhiên
(4) Giao phối ngẫu nhiên
Các nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể là:
- A. 1, 2
- B. 1, 4
- C. 1, 3
- D. 2, 4
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 224319
Theo Đacuyn, đơn vị tác động của chọn lọc tự nhiên là gì?
- A. quần xã
- B. mọi cấp độ
- C. quần thể
- D. cá thể
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 224324
Chu kì bán rã của 14C và 238U là bao nhiêu?
- A. 5.730 năm và 4,5 tỉ năm
- B. 5.730 năm và 4,5 triệu năm
- C. 570 năm và 4,5 triệu năm
- D. 570 năm và 4,5 tỉ năm
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 224341
Trong các bằng chứng tiến hóa:
(I). Bằng chứng phôi sinh học so sánh
(II). Bằng chứng giải phẫu học so sánh
(III). Bằng chứng hóa thạch
(IV). Bằng chứng tế bào học
(V). Bằng chứng sinh học phân tử
Bằng chứng nào không xếp chung nhóm với các bằng chứng còn lại?
- A. (I)
- B. (III)
- C. (V)
- D. (IV) và (V)
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 224348
Vai trò của biến động di truyền trong tiến hoá nhỏ là:
- A. làm cho thành phần kiểu gen của quần thể thay đổi đôt ngột
- B. thúc đẩy sự cách li di truyền
- C. tạo ra loài mới một cách nhanh chóng
- D. làm cho tần số tương đối của các alen thay đổi theo hướng xác định
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 224358
Cho các nhân tố sau:
(1) Giao phối không ngẫu nhiên
(2) Chọn lọc tự nhiên
(3) Đột biến gen
(4) Giao phối ngẫu nhiên
Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, những nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể là:
- A. 1 và 4
- B. 2 và 4
- C. 3 và 4
- D. 2 và 3
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 224376
Theo Đacuyn, nhân tố chính dẫn đến tạo ra các loài sinh vật mới trong tự nhiên là:
- A. Chọn lọc nhân tạo
- B. Chọn lọc tự nhiên
- C. Biến dị cá thể
- D. Sự thay đổi các điều kiện sống
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 224381
Loài người hình thành vào kỉ nào?
- A. đệ tứ
- B. đệ tam
- C. jura
- D. tam điệp
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 224388
Đặc điểm chung của đại Thái cổ và đại Cổ sinh là gì?
- A. Sự sống còn tập trung dưới nước
- B. Hình thành sinh quyển
- C. Có giun và thân mền trong giới động vật
- D. Có quá trình phân bố lại địa dương
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 224393
Nhân tố tiến hoá làm thay đổi đồng thời tần số tương đối các alen thuộc một gen của cả hai quần thể là:
- A. đột biến
- B. biến động di truyền
- C. di nhập gen
- D. chọn lọc tự nhiên
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 224403
Tác động của chọn lọc sẽ đào thải một loại alen khỏi quần thể qua một thế hệ là gì?
- A. Chọn lọc chống lại alen lặn
- B. Chọn lọc chống lại thể dị hợp
- C. Chọn lọc chống lại thể đồng hợp
- D. Chọn lọc chống lại alen trội
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 224412
Cho các nội dung:
1. Yếu tố ngẫu nhiên chỉ là nhân tố tiến hóa khi kích thước quần thể có kích thước nhỏ.
2. Yếu tố ngẫu nhiên là nhân tố quan trọng trong quá trình hình thành loài.
3. Yếu tố ngẫu nhiên làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể.
4. Yếu tố ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số các alen quy định tính trạng có lợi
5. Quần thể có kích thước càng lớn, thì ảnh hưởng của các yếu tố ngẫu nhiên càng mạnh mẽ.
Có bao nhiêu nội dung nói đúng về yếu tố ngẫu nhiên?
- A. 3
- B. 1
- C. 2
- D. 4
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 224419
Bằng chứng nào sau đây ủng hộ giả thuyết cho rằng vật chất di truyền xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất có thể là ARN?
- A. ARN có khả năng tự nhân đôi mà không cần enzyme (protein)
- B. ADN có thành phần nucleotit với đường C5H10O5
- C. ARN là hợp chất hữu cơ đa phân tử gồm nhiều đơn phân
- D. ARN có khối lượng và kích thước nhỏ hơn ADN
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 224426
Trôi dạt lục địa là hiện tượng gì?
- A. tách ra của các lục địa dẫn đến sự biến đổi mạnh mẽ về khí hậu và sinh vật
- B. di chuyển của các lục địa, lúc tách ra lúc thì liên kết lại
- C. liên kết của các lục địa tạo thành siêu lục địa Pangaea
- D. di chuyển của các phiến kiến tạo do sự chuyển động của các lớp dung nham nóng chảy
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 224445
Theo quan niệm hiện đại, thực chất của tiến hoá nhỏ là gì?
- A. Là quá trình hình thành các đơn vị tiến hoá trên loài
- B. Là quá trình tạo ra nguồn biến dị di truyền của quần thể
- C. Là quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể)
- D. Là quá trình hình thành loài mới
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 224449
Sự phát triển của sinh giới lần lượt trải qua các đại địa chất nào sau đây?
- A. Nguyên sinh → Thái cổ → Cổ sinh → Trung sinh → Tân sinh
- B. Thái cổ → Cổ sinh → Nguyên sinh → Trung sinh → Tân sinh
- C. Cổ sinh → Thái cổ → Nguyên sinh → Trung sinh → Tân sinh
- D. Thái cổ → Nguyên sinh → Cổ sinh → Trung sinh → Tân sinh
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 224457
Theo quan niệm hiện đại ,chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên yếu tố nào sau đây?
- A. nhiễm sắc thể
- B. kiểu gen
- C. alen
- D. kiểu hình
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 224461
Ở thực vật quá trình hình thành loài diễn ra nhanh nhất trong trường hợp nào sau đây?
- A. Cách ly địa lý
- B. Cách ly tập tính
- C. Cách ly sinh thái
- D. Lai xa và đa bội hóa
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 224471
Trong tiến hóa các cơ tương đồng có ý nghĩa phản ánh điều gì?
- A. Sự tiến hóa đồng qui
- B. Sự tiến hóa phân ly
- C. Sự tiến hóa song hành
- D. Nguồn gốc chung
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 224479
Bằng chứng nào sau đây phản ánh sự tiến hóa đồng quy (tương tự)?
- A. Trong hoa đực của cây đu đủ có 10 nhị, ở giữa hoa vẫn còn di tích của nhụy
- B. Cánh con dơi và cánh tay người
- C. Gai xương rồng và tua cuốn của đậu Hà Lan đều là biến dạng của lá
- D. Gai cây xương rồng là biến dạng của lá, gai cây hoa hồng là do sự phát triển của biểu bì thân
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 224496
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, khi nói về vai trò của các nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây sai?
- A. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm nghèo vốn gen của quần thể
- B. Di - nhập gen có thể mang đến những alen đã có sẵn trong quần thể
- C. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa có hướng
- D. Giao phối không ngẫu nhiên vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 224502
Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên Trái Đất, bò sát cổ ngự trị ở kỉ nào?
- A. kỉ Đêvôn
- B. kỉ Cambri
- C. kỉ Jura
- D. kỉ Pecmi
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 224507
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây có thể làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể?
- A. Giao phối ngẫu nhiên
- B. Các yếu tố ngẫu nhiên
- C. Giao phối không ngẫu nhiên
- D. Đột biến
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 224512
Các bằng chứng hóa thạch cho thấy loài xuất hiện sớm nhất trong chi Homo là gì?
- A. Homo erectus
- B. Homo Neanderthalensis
- C. Homo habilis
- D. Homo sapiens
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 224519
Sự lên cạn của cây có mạch và động vật diễn ra vào kì nào của đại Cổ sinh?
- A. Cambri
- B. Silua
- C. Đevôn
- D. Than đá
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 224526
Vì sao quần đảo là nơi lý tưởng cho quá trình hình thành loài mới?
- A. các đảo cách xa nhau nên các sinh vật giữa các đảo không trao đổi vốn gen cho nhau
- B. rất dễ xảy ra hiện tượng du nhập gen
- C. giữa các đảo có sự cách li địa lý tương đối và khoảng cách giữa các đảo lại không quá lớn
- D. chịu ảnh hướng rất lớn của các yếu tố ngẫu nhiên
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 224530
Yếu tố quyết định sự sống có thể chuyển từ nước lên cạn là gì?
- A. các hoạt động núi lửa và sấm sét đã giảm
- B. sự quang hợp của thực vật tạo ra oxy phân tử từ đó hình thành tầng ôzôn
- C. sự tập trung nhiều di vật hữu cơ trên đất liền
- D. mặt đất được nâng lên, biển bị thu hẹp
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 224536
Tiến hoá tiền sinh học là quá trình gì?
- A. Hình thành các hợp chất hữu cơ như: rượu, anđêhit, xêton
- B. Hình thành các hợp chất như axit amin, axit nuclêic
- C. Hình thành tế bào sinh vật nhân sơ tổ tiên (procaryote)
- D. Hình thành các pôlipeptit từ các axit amin.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 224542
Hạt phấn của hoa mướp rơi lên đầu nhụy của hoa bí, sau đó hạt phấn nảy mầm thành ống phấn nhưng độ dài ống phấn ngắn hơn vòi nhụy của bí nên giao tử đực của mướp không tới được noãn của hoa bí để thụ tinh. Đây là loại cách li nào?
- A. Cách li cơ học
- B. Cách li sinh thái
- C. Cách li tập tính
- D. Cách li không gian