Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 352990
Nhóm cá thể nào dưới đây sẽ là một quần thể?
- A. Cây trong vườn
- B. Cây cỏ ven bờ hồ
- C. Cá chép và cá vàng trong bể cá cảnh
- D. Đàn cá rô trong ao
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 352995
Trong các trường hợp sau ở người, đâu là biểu hiện của cơ quan thoái hóa?
- A. Nếp thịt nhỏ ở khóe mắt
- B. Người có đuôi
- C. Người có lông rậm khắp mặt
- D. Có 3 – đôi vú
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 353000
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể?
(1) Quan hệ hỗ trợ trong quần thể đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện của môi trường.
(2) Quan hệ hỗ trợ trong quần thể đảm bảo cho quần thể khai thác được nhiều nguồn sống.
(3) Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể thể hiện qua hiệu quả nhóm.
(4) Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.
- A. 2
- B. 4
- C. 1
- D. 3
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 353005
Sinh giới được tiến hóa theo các chiều hướng nào?
1. Ngày càng đa dạng và phong phú.
2. Tổ chức cơ thể ngày càng cao.
3. Từ trên cạn xuống dưới nước
4. Thích nghi ngày càng hợp lý
Phương án đúng là:
- A. 1,2,4
- B. 2,3,4
- C. 1,2,3
- D. 1,3,4
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 353013
Động vật hằng nhiệt sống nơi có nhiệt độ thấp hạn chế sự mất nhiệt của cơ thể bằng cách nào?
- A. tăng tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể (S) với thể tích cơ thể (V)
- B. giảm tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể (S) với thể tích cơ thể (V)
- C. liên tục kiếm ăn
- D. phủ bộ lông màu trắng lên cơ thể
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 353018
Nhận định nào đúng về đặc điểm của các loài sinh vật ở rừng mưa nhiệt đới?
- A. Có ổ sinh thái hẹp, mật độ cao
- B. Có ổ sinh thái rộng, mật độ thấp
- C. Có ổ sinh thái hẹp, mật độ thấp
- D. Có ổ sinh thái rộng, mất độ cao
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 353033
Những nhóm nào sẽ có nhiều khả năng phân bố đồոg đều?
- A. sóc đỏ, tích cực bảo vệ lãnh thổ
- B. cá trê, phát triển chủ yếu ở các cạnh của hồ và suối
- C. nհững cây nho lùn, là loài ký sinh trùng đặc hữu của cây rừng
- D. cá hồi hồ, sống ở nơi nước lạnh, sâu với lượng oxy hòa tan lớn
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 353036
Quần thể được xác định chính xác là có những đặc điểm nào sau đây?
1. Sinh sống trong cùng một khu vực.
2. Thuộc cùng một loài.
3. Có mật độ không đổi và phân bố đồng đều.
- A. Chỉ 1
- B. Chỉ 3
- C. Chỉ 1 và 2
- D. Chỉ 2 và 3
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 353041
Bằng chứng nào ủng hộ giả thuyết cho rằng vật chất di truyền xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất có thể là ARN?
- A. ARN có thể nhân đôi mà không cần đến enzim (prôtêin)
- B. ARN có kích thước nhỏ hơn ADN
- C. ARN có thành phần nuclêôtit loại uraxin
- D. ARN là hợp chất hữu cơ đa phân tử
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 353045
Giữa con người và vượn người ngày nay có rất nhiều điểm khác biệt nhau, điều này chứng tỏ điều gì?
- A. Vượn người ngày nay không phải là tổ tiên của con người
- B. Vượn người ngày nay là tổ tiên trực tiếp của con người
- C. Con người là tổ tiên trực tiếp của vượn người ngày nay
- D. Con người phát sinh từ nhiều nhánh trong đó có vượn người ngày nay
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 353048
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về diễn thế sinh thái?
(1) Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.
(2) Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.
(3) Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi thành phần loài của quần xã.
(4) Diễn thế thứ sinh có thể dẫn đến hình thành nên quần xã tương đối ổn định.
(5) Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi điều kiện môi trường sống của quần xã.
- A. 2
- B. 3
- C. 1
- D. 4
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 353050
Nhân tố sinh thái quan trọng thường xuyên làm biến đổi quần xã sinh vật dẫn đến sự diễn thế sinh thái là gì?
- A. Sự thay đổi của khí hậu như lũ lụt, cháy rừng
- B. Hoạt động khai thác tài nguyên của con người
- C. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã
- D. Hoạt động mạnh mẽ của loài đặc trưng
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 353053
Thành phần thuộc quần xã là gì?
- A. Sinh vật phân giải
- B. Sinh vật tiêu thụ
- C. Sinh vật sản xuất
- D. Cả A, B và C
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 353055
Cạnh tranh làm cho quần thể như thế nào?
- A. Có mức tử vong tăng, còn mức sinh sản lại giảm
- B. Mức tử vong và sinh sản đều giảm
- C. Mức tử vong và sinh sản đều tăng
- D. Có mức tử vong giảm, còn mức sinh sản lại tăng
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 353056
Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống thực vật, làm ảnh hưởng đến yếu tố nào?
- A. Ảnh hưởng tới sinh sản, cấu tạo giải phẫu của cây
- B. Thay đổi đặc điểm hình thái, cấu tạo giải phẫu, sinh lí của thực vật, hình thành các nhóm cây ưa sáng, ưa bóng
- C. Thay đổi đặc điểm hình thái, sinh lí của thực vật
- D. Tăng hoặc giảm cường độ quang hợp của cây
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 353061
Mức độ sinh sản của quần thể là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến kích thước của quần thể sinh vật. Nhân tố này lại phụ thuộc vào một yếu tố, yếu tố nào sau dây là quan trọng nhất?
- A. Điều kiện thức ăn, nơi ở và khí hậu
- B. Tỉ lệ đực/cái của quần thể
- C. Số lượng con non của một lứa đẻ
- D. Số lứa đẻ của một cá thể cái và tuổi trưởng thành sinh dục của cá thể
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 353062
Khi nói về các nhân tố sinh thái, điều nào dưới đây không đúng?
- A. Cơ thể thường xuyên phải phản ứng tức thời với tổ hợp tác động của nhiều nhân tố sinh thái
- B. Các loài sinh vật có phản ứng như nhau với cùng một tác động của một nhân tố sinh thái
- C. Khi tác động lên cơ thể, các nhân tố sinh thái có thể thúc đẩy hoặc gây ảnh hưởng trái ngược nhau
- D. Các giai đoạn khác nhau của một cơ thể có phản ứng khác nhau trước cùng mọt nhân tố sinh thái
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 353063
Nhân tố nào là nhân tố hữu sinh gây biến động số lượng cá thể của quần thể?
- A. Khí hậu
- B. Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong đàn
- C. Lũ lụt
- D. Nhiệt độ xuống quá thấp
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 353064
Loài nấm penixilin trong quá trình sống tiết ra kháng sinh penixilin giết chết nhiều loài vi sinh vật và vi khuẩn xung quanh loài nấm đó sinh sống. Ví dụ này minh họa mối quan hệ
- A. cạnh tranh
- B. ức chế - cảm nhiễm
- C. hội sinh
- D. hợp tác
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 353065
Giả sử trong rừng số lượng các loài chim phụ thuộc vào sự phân tầng của thực vật. Khu hệ sinh vật nào sau đây có số lượng loài chim ít nhất?
- A. Rừng lá kim
- B. Rừng rụng lá ôn đới
- C. Rừng mưa nhiệt đới
- D. Đồng cỏ ôn đới
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 353066
Tỉ số giữa số lượng cá thể đực và cá thể cái trong quần thể là gì?
- A. Tỷ lệ giới tính
- B. Nhóm tuổi
- C. Mật độ
- D. Kích thước quần thể
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 353067
Những điểm giống nhau giữa người và vượn người chứng tỏ gì?
- A. Vượn người không có quan hệ họ hàng với người
- B. Người và vượn người có chung nguồn gốc
- C. Người có nguồn gốc từ vượn người
- D. Chúng có quan hệ thân thuộc, gần gũi
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 353070
Trong quần xã sinh vật, những mối quan hệ nào sau đây một loài được lợi và loài kia bị hại?
- A. Sinh vật này ăn sinh vật khác, ức chế cảm nhiễm
- B. Kí sinh vật chủ, sinh vật này ăn sinh vật khác
- C. Kí sinh vật chủ, ức chế cảm nhiễm
- D. Ức chế cả nhiễm, cạnh tranh
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 353073
Khi nào quần thể cần điều chỉnh số lượng cá thể?
- A. Khi số lượng cá thể tăng lên quá cao hoặ giảm xuống quá thấp
- B. Khi quần thể ở trạng thái cân bằng
- C. Khi có biến động di truyền
- D. Quần thể không thể điều chỉnh số lượng cá thể được
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 353076
Tất cả các loài sinh vật sống trong một đầm nước nông đang bị bồi cạn thuộc về một yếu tố nào?
- A. Quần xã sinh vật
- B. Quần xã các loài sinh vật dị dưỡng
- C. Nhóm sinh vật tiêu thụ
- D. Nhóm sinh vật phân giải
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 353078
Để xác định mật độ cá mè trong ao ta cần phải xác định ra sao?
- A. số lượng cá mè và tỉ lệ tăng trưởng của quần thể
- B. số lượng cá mè và thể tích của ao
- C. số lượng cá mè, tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong
- D. số lượng cá mè và diện tích của ao
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 353082
Theo dõi về giới hạn chịu nhiệt của cá chép và cá rô phi ở Việt Nam, người ta thu được bảng số liệu sau:
Nhận định nào sau đây là đúng nhất?
- A. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn cá chép vì có điểm cực thuận cao hơn
- B. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn dưới thấp hơn
- C. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn
- D. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn cá chép vì có giới hạn dưới cao hơn
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 353103
Trong điều kiện môi trường thay đổi đột ngột, mức tử vong cao nhất thuộc về tập hợp nhóm tuổi nào trong quần thể?
- A. Nhóm tuổi trước và sau sinh sản
- B. Nhóm tuổi đang sinh sản vả sau sinh sản
- C. Nhóm tuổi đang sinh sản và trước sinh sản
- D. Chỉ có nhóm đang sinh sản
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 353105
Trong một quần thể sinh vật, khi số lượng cá thể của quần thể giảm
1. làm nghèo vốn gen của quần thể.
2. dễ xảy ra giao phối gần làm xuất hiện các kiểu gen có hại.
3. làm cho các cá thể giảm nhu cầu sống.
4. có thể làm biến mất một số gen có lợi của quần thể.
5. làm cho đột biến dễ dàng tác động.
6. dễ chịu tác động của yếu tố ngẫu nhiên.
Có bao nhiêu thông tin trên dùng làm căn cứ để giải thích tại sao những loài sinh vật bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức làm giảm mạnh số lượng lại rất dễ bị tuyệt chủng?
- A. 3
- B. 4
- C. 5
- D. 6
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 353109
Bảng dưới đây biểu hiện các mối quan hệ giữa 2 loài A và B:
Hãy sắp xếp các mối quan hệ trên tương thích với các ví dụ dưới đây.
- A. (1): tảo nở hoa và cá, (2): chim sáo và trâu sừng, (3): vi khuẩn và tảo thành địa y, (4): bò ăn cỏ
- B. (1): lúa và cây dại, (2): hải quỳ và cua, (3): cây phong lan và cây gỗ, (4): hổ ăn thỏ
- C. (1): dây tơ hồng bám lên cây khác, (2): rêu bám lên thân cây (3): vi khuẩn nốt sần và rễ cây họ Đậu (4): loài kiến sống trên cây kiến
- D. (1): thỏ và chuột (2): nhạn bể và chim cò làm tổ tập đoàn, (3): cá ép sống bám trên cá lớn (4): tảo nở hoa và cá
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 353113
Mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài tranh giành lẫn nhau trong các hoạt động sống là gì?
- A. Quan hệ cạnh tranh
- B. Quan hệ hỗ trợ
- C. Quan hệ đối kháng
- D. Quan hệ ức chế - cảm nhiễm
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 353116
Đặc điểm nào sau đây không phải của cây ưa bóng?
- A. Phiến lá mỏng
- B. Ít hoặc không có mô giậu
- C. Lá nằm ngang
- D. Mô giậu phát triển
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 353124
Cạnh tranh làm cho quần thể ra sao?
- A. Có mức tử vong tăng, còn mức sinh sản lại giảm
- B. Mức tử vong và sinh sản đều giảm
- C. Mức tử vong và sinh sản đều tăng
- D. Có mức tử vong giảm, còn mức sinh sản lại tăng
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 353129
Biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kì là gì?
- A. Biến động xảy ra do những thay đổi một cách đột ngột do điều kiện bất thường của thời tiết
- B. Biến động xảy ra do những thay đổi có chu kì của điều kiện môi trường
- C. Biến động xảy ra do sự tác động của con người
- D. Cả A, B và C
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 353130
Người có thể chống lại các bệnh truyền nhiễm bằng kháng thể lấy từ ngựa, chứng minh nguồn gốc tiến hóa của hai loài là bằng chứng gì?
- A. bằng chứng giải phẫu so sánh
- B. bằng chứng sinh học phân tử
- C. bằng chứng địa lí sinh vật học
- D. bằng chứng phôi sinh học
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 353133
Câu nào sau đây không chính xác khi nói về vai trò của các yếu tố́ ngẫu nhiên trong tiến hóa?
- A. Một alen dù có lợi cũng có thể bị loại khỏi quần thể, và một alen có hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể
- B. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số các alen không theo hướng xác định
- C. Sự biến đổi có hướng về tần số các alen thường xảy ra với các quần thể có kích thước nhỏ
- D. Ngay cả khi không có đột biến, không có chọn lọc tự nhiên, không có di nhập gen thì tần số các alen cũng có thể bị thay đổi bởi các yếu tố ngẫu nhiên
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 353136
Cơ chế cách li sinh sản là các trở ngại trên cơ thể sinh vật (trở ngại sinh học) ngăn cản các cá thể giao phối với nhau hoặc ngăn cản việc tạo con lai hữu thụ ngay khi các sinh vật này sống cùng một chỗ. Ví dụ nào dưới đây không thuộc cách li sinh sản:
- A. Hai quần thể chim sẻ sống ở đất liền và quần đảo Galapagos
- B. Hai quần thể cá sống ở một hồ Châu Phi có màu đỏ và xám
- C. Quần thể cây ngô và cây lúa có cấu tạo hoa khác nhau
- D. Hai quần thể mao lương sống ở bãi sông Vonga và ở phía trong bờ sông
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 353141
Động vật nhiệt đới có kích thước nhỏ so với động vật có kích thước lớn thì lượng nhiệt mất đi như thế nào?
- A. Mất nhiệt lớn hơn
- B. Mất nhiệt ít hơn
- C. Không thể so sánh
- D. Mất nhiệt như nhau
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 353142
Quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí diễn ra theo trình tự nào sau đây?
(1) Sự khác biệt về tần số alen dần tích lũy dẫn đến cách li sinh sản giữa các quần thể với nhau và với quần thể gốc, khi đó loài mới được hình thành.
(2) Trong những điều kiện địa lí khác nhau, CLTN và các nhân tố tiến hóa đã làm biến đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của các quần thể bị cách li theo các hướng thích nghi khác nhau, làm chúng ngày càng khác nhau và khác xa so với quàn thể gốc.
(3) Một loài ban đầu bị chia cắt thành các quần thể cách li với nhau do các trở ngại về mặt địa lí.
- A. (3) → (2) →(1)
- B. (2) → (3) → (1)
- C. (1) → (2) → (3)
- D. (3) → (1) → (2)
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 353146
Trong điều kiện môi trường thay đổi đột ngột, mức tử vong cao nhất thuộc về tập hợp nhóm tuổi nào trong quần thể?
- A. Nhóm tuổi trước và sau sinh sản
- B. Nhóm tuổi đang sinh sản vả sau sinh sản
- C. Nhóm tuổi đang sinh sản và trước sinh sản
- D. Chỉ có nhóm đang sinh sản