-
Câu 1:
Mã câu hỏi: 118637
Phần I: Đọc - hiểu (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
“Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga… và Người đã làm nhiều nghề. Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm. Người cũng chịu ảnh hưởng của tất cả các nền văn hóa, đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản. Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.”
(Trích Phong cách Hồ Chí Minh, Lê Anh Trà, Ngữ văn 9, tập một, tr. 5)
-
Câu 2:
Mã câu hỏi: 118638
Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? (0,5 điểm)
Xem đáp án
- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.
(nếu học sinh nêu nhiều phương thức biểu đạt thì không cho điểm)
-
Câu 3:
Mã câu hỏi: 118639
Qua đoạn trích tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi các yếu tố nào? (1,0 điểm)
Xem đáp án
- Vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa:
- Giữa những ảnh hưởng văn hóa quốc tế với cái gốc văn hóa dân tộc.
- Giữa sự bình dị rất Việt Nam, rất phương Đông với cái hiện đại và mới mẻ.
-
Câu 4:
Mã câu hỏi: 118640
Xác định hai danh từ được dùng như tính từ trong câu văn sau và cho biết hiệu quả nghệ thuật của việc dùng từ ấy? (1,5 điểm)
“Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.”
Xem đáp án
- Hai danh từ được sử dụng như tính từ: Việt Nam, phương Đông.
- Cách dùng từ ấy có hiệu quả nghệ thuật cao: Tác giả muốn khẳng định và nhấn mạnh bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, bản sắc phương Đông trong con người Bác.
-
Câu 5:
Mã câu hỏi: 118641
Từ đoạn trích, em rút ra được bài học gì cho bản thân về cách học tập, tiếp thu văn hóa nhân loại? (1,0 điểm)
Xem đáp án
- HS có thể trình bày ý kiến theo nhiều cách, nhưng cần thể hiện được các ý:
- Phải chăm chỉ rèn luyện, học tập, nắm vững kiến thức, học đi đôi với thực hành, vận dụng lí thuyết vào giải quyết vấn đề cuộc sống. Học hỏi, tìm hiểu, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại đồng thời phê phán những ảnh hưởng tiêu cực từ văn hóa ngoại lai.
- Không ngừng học tập và làm theo tấm gương phong cách, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh: sống giản dị, giữ gìn và phát huy những bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Tránh xa lối sống sính ngoại, chây lười ỉ lại, buông thả, chạy theo mốt mà quên đi những giá trị văn hóa tốt đẹp mang bản sắc dân tộc.
-
Câu 6:
Mã câu hỏi: 118642
Phần II: Tạo lập văn bản (6,0 điểm)
-
Câu 7:
Mã câu hỏi: 118643
Phần cuối câu chuyện “Lỗi lầm và sự biết ơn” (SGK Ngữ văn 9 - tập I, trang 160) có viết: “Mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá”. Em hãy trình bày suy nghĩ của em về lời khuyên trên.
Xem đáp án
- Lưu ý phần II: Tạo lập văn bản
- Căn cứ vào khung điểm và thực tế bài làm của học sinh, giám khảo linh hoạt cho điểm sát với từng phần, đảm bảo đánh giá đúng trình độ của học sinh, không đếm ý cho điểm.
- Khuyến khích những bài viết có sự sáng tạo, giàu cảm xúc, diễn đạt tốt, để lại bài học sâu sắc ấn tượng.
- Chỉ để điểm lẻ phần thập phân ở các mức: 0,25; 0,5; 0,75.
- Yêu cầu chung:
- Về kiến thức: Trình bày suy nghĩ, ý kiến của bản thân về vấn đề: tấm lòng bao dung, sự trân trọng, biết ơn người khác.
- Về kĩ năng:
- Bài viết thể hiện đúng đặc trưng của kiểu văn bản nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. Sử dụng phương thức biểu đạt nghị luận kết hợp phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm.
- Bài viết có bố cục rõ ràng, đầy đủ ba phần.
- Đầy đủ các luận điểm, lý lẽ xác đáng, dẫn chứng tiêu biểu, có sức thuyết phục; lập luận chặt chẽ, mạch lạc.
- Trình bày khoa học, chữ viết sạch đẹp, không sai chính tả.
- Yêu cầu cụ thể:
- Mở bài
- Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề tự sự.
- Thân bài
- Đảm bảo 4 luận điểm sau:
- Luận điểm 1: Giải thích lời khuyên.
- “học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát” nghĩa là học cách tha thứ cho ai đó đã gây cho mình những đau buồn, bất hạnh trong cuộc đời.
- “khắc ghi những ân nghĩa lên đá” nghĩa là luôn biết trân trọng và khắc sâu mãi mãi trong con tim khối óc lòng biết ơn đối với những ai đã quan tâm, giúp đỡ ta nhất là trong hoàn cảnh khó khăn.
- Luận điểm 2: Khẳng định nội dung lời khuyên là hoàn toàn đúng đắn và lí giải rõ vì sao.
- Trong cuộc sống, con người ai cũng có lúc mắc sai lầm, cũng có khi gây ra đau buồn cho người khác. Nếu chúng ta không thông cảm, không tha thứ, bỏ qua lỗi lầm người khác gây ra cho mình thì sẽ sống mãi trong thù hận, gây ra mâu thuẫn; tâm hồn, tư tưởng luôn căng thẳng, nặng nề.
- Chúng ta luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của mọi người để vượt qua khó khăn, trở ngại của cuộc sống.
- + Sự giúp đỡ của người khác giúp chúng ta có nghị lực, niềm tin, ý chí để phấn đấu vươn lên trong cuộc sống, sống tốt, sống đẹp.
- → Vậy sự quan tâm, động viên, giúp đỡ của người khác dành cho ta là những điều cao đẹp, đáng trân trọng mà mỗi người luôn ghi nhớ, biết ơn, khắc cốt ghi tâm.
- (Học sinh trình bày một số dẫn chứng tiêu biểu để làm sáng tỏ cho lời khẳng định)
- Luận điểm 3: phê phán thái độ, việc làm sai trái đi ngược lại với lời khuyên.
- Có người cố chấp, nuôi thù hận trước lỡ lầm, đau buồn mà người khác gây ra cho mình rồi dẫn đến việc trả thù,…
- Có người không trân trọng, biết ơn người đã quan tâm, giúp đỡ mình mà “vô ơn bội nghĩa”, “ăn cháo đá bát”.
- Luận điểm 3: Nêu nhận thức, thái độ, việc làm đúng.
- Luôn thông cảm, bao dung, độ lượng, tha thứ cho những lỗi lầm, sai lầm của người khác.
- Mở rộng vòng tay, trái tim nhân ái để yêu thương, giúp đỡ mọi người.
- Trân trọng, biết ơn những người mang đến cho mình điều tốt đẹp.
- Tích cực học tập, rèn luyện sức khỏe, kĩ năng sống, tu dưỡng đạo đức để sau này giúp đỡ mọi người và góp phần xây dựng quê hương đất nước.
- Cần kiên quyết phê bình cái xấu, cái ác để xã hội ngày càng tốt đẹp.
- Kết bài
- Khái quát, nâng cao vấn đề nghị luận điểm.