Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 432294
Lực lượng nòng cốt thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam là gì?
- A. quân đội Sài Gòn đảm nhiệm, không có sự chi viện của Mĩ.
- B. quân đội Sài Gòn và quân Đồng minh của Mĩ.
- C. quân Mĩ và quân đồng minh.
- D. quân đội Sài Gòn.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 432296
Trong chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965 – 1968) ở miền Nam Việt Nam, Mĩ có thủ đoạn mới là gì?
- A. sử dụng chiến thuật thiết xa vận.
- B. tiến hành dồn dân, lập ấp chiến lược.
- C. sử dụng chiến thuật trực thăng vận.
- D. mở những cuộc hành quân tìm diệt và bình định.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 432297
Tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ ne vơ năm 1954 có đặc điểm gì?
- A. Mĩ thay chân Pháp, thành lập chính quyền tay sai ở miền Nam.
- B. miền Bắc được giải phóng, đi lên Chủ nghĩa xã hội.
- C. miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ.
- D. đất nước bị chia cắt thành 2 miền, với 2 chế độ chính trị-xã hội khác nhau.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 432298
Nhiệm vụ của cách mạng nước ta sau Hiệp định Giơ ne vơ năm 1954 là gì?
- A. tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở cả hai miền, thống nhất đất nước.
- B. cả nước tập trung kháng chiến chống Mĩ-chính quyền Sài Gòn ở miền Nam.
- C. xây dựng CNXH ở Miền Bắc, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
- D. tiến hành xây dựng CNXH trên phạm vi cả nước.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 432299
Mục đích của đế quốc Mĩ trong cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng là gì?
- A. hủy diệt Hà Nội, Hải Phòng.
- B. hỗ trợ cho mưu đồ chính trị, ngoại giao mới.
- C. tạo thế mạnh trên bàn đàm phán ở Pa-ri.
- D. cứu nguy cho “Việt Nam hóa chiến tranh”.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 432300
Những thắng lợi quân sự nào làm phá sản hoàn toàn chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ?
- A. Bình Giã, An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài.
- B. An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài.
- C. Vạn Tường, núi Thành, An Lão.
- D. Ấp Bắc, Đồng Xoài, An Lão.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 432301
Ngày 18-8-1965, Mĩ mở cuộc tiến công vào thôn Vạn Tường (Quảng Ngãi) với mục tiêu chủ yếu nào sau đây?
- A. Tiêu diệt toàn bộ chủ lực quân giải phóng miền Nam.
- B. Thử nghiệm chiến thuật thiết xa vận.
- C. Tiêu diệt một đơn vị chủ lực quân giải phóng miền Nam.
- D. Thử nghiệm chiến thuật trực thăng vận.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 432302
Nội dung nào của Hiệp định Pa-ri tạo thời cơ thuận lợi để tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam?
- A. Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả tù binh và dân thường bị bắt.
- B. Hoa Kì rút hết quân viễn chinh và quân đồng minh về nước.
- C. Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
- D. Các bên để nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai của họ thông qua cuộc tổng tuyển cử tự do.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 432303
Thắng lợi quan trọng của Hiệp định Pa-ri đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ cứu nước là gì?
- A. đã đánh cho “Mĩ cút, ngụy nhào”
- B. Mĩ rút, tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho “ngụy nhào”
- C. tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho “Mĩ cút, ngụy nhào”.
- D. làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mĩ.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 432304
Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” được tiến hành bằng lực lượng nào?
- A. Quân viễn chinh Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn.
- B. Quân một số nước đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn.
- C. Quân đội Sài Gòn, do cố vấn Mĩ chỉ huy.
- D. Lực lượng tổng lực với vũ khí, trang bị hiện đại, tối tân nhất.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 432305
Lực lượng chủ yếu tham gia chiến đấu trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ là gì?
- A. quân Mĩ, quân đội Sài Gòn.
- B. quân đội Sài Gòn.
- C. quân Mĩ.
- D. quân Mĩ và quân đồng minh Mĩ.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 432306
Tại ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960) đã xác định cách mạng miền Nam _____.
- A. có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.
- B. có vai trò quyết định đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.
- C. có vai trò quyết định đối với sự nghiệp thống nhất đất nước.
- D. có vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc kháng chiến ở miền Nam.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 432307
Thắng lợi của phong trào Đồng Khởi (1959-1960) ở miền Nam Việt Nam đã ______.
- A. làm phá sản chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ.
- B. giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ.
- C. buộc Mĩ phải tuyên bố phi Mĩ hóa chiến tranh xâm lược.
- D. làm sụp đổ hoàn toàn chính quyền Ngô Đình Diệm.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 432308
Tại ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960) đã xác định cách mạng miền Bắc có vai trò như thế nào?
- A. có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.
- B. có vai trò quyết định đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.
- C. có vai trò quyết định nhất đối với sự nghiệp cách mạng đất nước.
- D. có vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc kháng chiến ở miền Nam.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 432309
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao Động Việt Nam (9-1960) đã xác định nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là gì?
- A. đấu tranh chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn.
- B. khôi phục kinh tế, hàn gắn viết thương chiến tranh.
- C. hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
- D. vừa kháng chiến vừa kiến quốc.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 432310
Chiến thắng Vạn Tường (1965) của quân dân miền Nam Việt Nam mở đầu cao trào đấu tranh nào?
- A. Phá ấp chiến lược, lập làng chiến đấu.
- B. Một tấc không đi, một li không rời.
- C. Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt.
- D. Chống Mĩ bình định, lấn chiếm
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 432311
Hãy điền vào chỗ trống câu sau cho đúng:
“Hiệp định Pa-ri về Việt Nam là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của ______”
- A. quân dân miền Nam trong cuộc tiến công chiến lược 1972.
- B. quân dân miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mĩ.
- C. quân dân ta trên cả hai miền đất nước.
- D. quân dân miền Nam đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mĩ.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 432312
Thắng lợi chính trị mở đầu của quân dân miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" là gì?
- A. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập.
- B. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập.
- C. Trung ương cục miền Nam được thành lập.
- D. Quân giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 432313
Âm mưu của đế quốc Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” là gì?
- A. dồn dân lập “ấp chiến lược”
- B. “trực thăng vận” và “thiết xa vận”
- C. “tìm diệt” và “chiếm đóng”
- D. “tìm diệt” và “bình định”
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 432314
Việc Mĩ và chính quyền Sài Gòn thực hiện dồn dân lập “ấp chiến lược” là nhằm mục đích gì?
- A. tách dân khỏi cách mạng, thực hiện chương trình bình định toàn miền Nam.
- B. xây dựng miền Nam thành những khu biệt lập để dễ kiểm soát.
- C. củng cố quyền lực cho chính quyền Sài Gòn.
- D. đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các xã, các ấp, tách dân khỏi cách mạng.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 432315
Thắng lợi quân sự của quân và dân ta tác động trực tiếp buộc Mĩ kí kết Hiệp định Pari năm 1973 là gì?
- A. cuộc Tổng tiến công chiến lược Tết Mậu Thân 1968 và cuộc tiến công chiến lược 1972.
- B. cuộc tiến công chiến lược 1972 và miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mĩ.
- C. cuộc Tổng tiến công chiến lược Tết Mậu Thân 1968 và miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mĩ.
- D. thắng lợi của nhân dân hai Miền và trận “Điện Biên Phủ trên không” (1972).
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 432316
“Xương sống” của chiến lược chiến tranh đặc biệt là gì?
- A. đánh phá miền Bắc.
- B. “Ấp chiến lược”.
- C. “tìm diệt” và “bình định”
- D. quân đội Sài Gòn.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 432317
Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 của quân dân Việt Nam buộc Mĩ phải thừa nhận sự thất bại của chiến lược nào sau đây?
- A. Việt Nam hóa chiến tranh.
- B. Chiến tranh cục bộ.
- C. Phản ứng linh hoạt.
- D. Chiến tranh đặc biệt.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 432318
Thủ đoạn thâm độc của Mĩ và cũng là điểm khác trước mà Mĩ đã triển khai khi thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là gì?
- A. được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp đáng kể của quân đội Mĩ.
- B. là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ ở miền Nam.
- C. tìm cách chia rẽ Việt Nam với các nước XHCN.
- D. thực hiện âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt”.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 432319
Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 của quân dân Việt Nam thắng lợi buộc Mĩ phải làm gì?
- A. thừa nhận sự thất bại của chiến lược Chiến tranh cục bộ.
- B. thừa nhận sự thất bại của chiến lược Chiến tranh đặc biệt.
- C. tuyên bố Mĩ hóa trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam.
- D. tuyên bố Mĩ hóa chiến tranh xâm lược Việt Nam.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 432320
Thắng lợi của phong trào Đồng khởi (1959-1960) ở miền Nam Việt Nam đã _______.
- A. chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
- B. trực tiếp buộc Mĩ đưa quân đội tham chiến tại chiến trường miền Nam.
- C. làm sụp đổ hoàn toàn chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
- D. làm phá sản chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mĩ.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 432321
Chiến thắng quân sự nào của ta đã mở ra phong trào “tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên toàn miền Nam?
- A. Vạn Tường
- B. Mậu Thân 1968
- C. Ấp Bắc
- D. Đồng Xoài
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 432322
Thắng lợi của quân và dân miền Nam chiến đấu chống “chiến tranh đặc biệt” chứng tỏ điều gì?
- A. sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng.
- B. sự phát triển của lực lượng vũ trang miền Nam.
- C. vai trò to lớn của hậu phương miền Bắc.
- D. sự lớn mạnh của cách mạng miền Nam.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 432323
Điểm khác nhau giữa chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là gì?
- A. dưới sự chỉ huy của một hệ thống cố vấn quân sự Mĩ.
- B. có sự phối hợp của một bộ phận đáng kể lực lượng chiến đấu Mĩ.
- C. sử dụng trang bị vũ khí của Mĩ.
- D. hình thức chiến tranh thực dân kiểu mới của Mĩ.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 432324
Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ khác với “Chiến tranh đặc biệt” ở chỗ nào?
- A. tổ chức nhiều cuộc tấn công vào quân giải phóng.
- B. Mỹ giữ vai trò cố vấn.
- C. sử dụng vũ khí hiện đại của Mĩ.
- D. quân Mĩ và quân đồng minh Mĩ trực tiếp tham chiến.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 432325
Một trong những biểu hiện về vai trò quyết định nhất của cách mạng miền Bắc đối với sự nghiệp chống Mĩ, cứu nước ở Việt Nam (1954-1975) là gì?
- A. chi viện kịp thời các nguồn lực cho tiền tuyến miền Nam đánh Mĩ.
- B. xây dựng thành công cơ sở vật chất- kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
- C. giành thắng lợi trong trận quyết chiến chiến lược, kết thúc chiến tranh
- D. trực tiếp đánh thắng các chiến lược chiến tranh xâm lược của Mĩ.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 432326
Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ đã diễn ra với quy mô lớn và mức độ ác liệt hơn so với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” do đâu?
- A. được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn, quân viễn chinh Mĩ với vũ khí, trang bị kỹ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ.
- B. thực hiện nhiệm vụ của một cuộc chiến tranh tổng lực.
- C. được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn, có sự phối hợp của hỏa lực không quân và hậu cần Mĩ.
- D. được tiến hành bằng quân viễn chinh Mĩ, quân đồng minh của Mĩ, quân đội Sài Gòn và mở rộng chiến tranh ra cả miền Bắc.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 432327
Vì sao nhân dân miền Nam Việt Nam sử dụng bạo lực cách mạng trong phong trào Đồng khởi (1959-1960)?
- A. mọi xung đột chỉ có thể được giải quyết bằng vũ lực.
- B. không thể tiếp tục đấu tranh bằng con đường hòa bình.
- C. lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam đã phát triển.
- D. cách mạng miền Nam đã chuyển hẳn sang thế tiến công.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 432328
Quyền dân tộc cơ bản được khẳng định trong Hiệp định Pa-ri năm 1973 là gì?
- A. độc lập, tự chủ, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
- B. độc lập, tự do, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
- C. độc lập, tự do, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
- D. độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 432329
Ý nào dưới đây thể hiện không đúng sự khác nhau giữa Hiệp định Pa-ri năm 1973 và Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954?
- A. Việc tập kết quân được quy định trong Hiệp định Pa-ri không tập kết thành hai vùng hoàn chỉnh như trong Hiệp định Giơ-ne-vơ
- B. Thời hạn rút quân trong Hiệp định Pa-ri ngắn hơn so với Hiệp định Giơ-ne-vơ
- C. Hiệp định Giơ-ne-vơ là Hiệp định bàn về Đông Dương, Hiệp định Pa-ri là Hiệp định bàn về Việt Nam
- D. Hiệp định Pa-ri quy định: các bên tham chiến ngừng bắn hoàn toàn ở miền Nam, Hiệp định Giơ-ne-vơ quy định: hai bên ngừng bắn hoàn toàn ở miền Bắc
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 432330
Trong ba mặt trận đấu tranh của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, mặt trận nào là nhân tố quyết định thắng lợi?
- A. Mặt trận chính trị.
- B. Mặt trận quân sự.
- C. Mặt trận ngoại giao.
- D. Mặt trận ngoại giao và mặt trận quân sự.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 432331
Từ thắng lợi của phong trào “Đồng khởi” để lại cho cách mạng miền Nam kinh nghiệm gì?
- A. Sử dụng bạo lực cách mạng để giải phóng miền Nam.
- B. Phải kết hợp giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
- C. Đảng phải kịp thời đề ra chủ trương cách mạng phù hợp.
- D. Kết hợp giữa đấu tranh binh vận và đấu tranh chính trị.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 432332
Những thắng lợi trên mặt trận quân sự của quân và dân miền Nam từ 1961-1965 có tác dụng gì?
- A. quyết định sự thất bại hoàn toàn chiến lược “chiến tranh đặc biệt.”
- B. buộc Mĩ phải chuyển sang thực hiện chiến lược thực dân mới.
- C. đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của Mĩ – Diệm ở miền Nam Việt Nam.
- D. Mĩ phải ngồi vào bàn đàm phán với ta.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 432333
Trong hai cuộc kháng chiến chống đế quốc xâm lược (1945-1975), nhân dân Việt Nam đã giành thắng lợi bằng việc gì?
- A. dùng sức mạnh của vật chất đánh thắng sức mạnh của ý chí và tinh thần.
- B. lấy số lượng quân đông thắng vũ khí chất lượng cao.
- C. lấy lực thắng thế, lấy ít địch nhiều về quân số.
- D. dùng sức mạnh của nhiều nhân tố thắng sức mạnh quân sự và kinh tế.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 432334
Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1- 1959) đã có quyết định quan trọng gì?
- A. Đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ, đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ.
- B. Tiếp tục đấu tranh chính trị chống Mĩ- Diệm, đòi tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
- C. Để cho nhân dân miền Nam khởi nghĩa từng phần, tiến lên tổng khởi nghĩa.
- D. Để cho nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ- Diệm.