Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 353261
Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng trong những năm 1936 - 1939 là do
- A. Chính phủ của Mặt trận nhân dân Pháp đã lên cầm quyền ở Pháp.
- B. mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng gay gắt.
- C. sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản.
- D. tình hình thế giới và trong nước có nhiều thay đổi.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 353289
Tên gọi của mặt trận do Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương thành lập tại Hội nghị tháng 7 – 1936 là gì?
- A. Mặt trận Liên Việt.
- B. Mặt trận Việt Minh.
- C. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
- D. Mặt trận Dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 353293
Tháng 9-1940, quân đội nước nào vào xâm lược Việt Nam?
- A. Anh.
- B. Đức.
- C. Nhật.
- D. Hà Lan.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 353295
Sự kiện nào dưới đây đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam?
- A. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
- B. Chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh được thành lập.
- C. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc.
- D. Cách mạng tháng Tám thành công.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 353298
Chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” ngày 12-3-1945 đã xác định kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là
- A. phát xít Nhật.
- B. thực dân Pháp và phát xít Nhật.
- C. thực dân Pháp.
- D. quân Trung Hoa Dân quốc.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 353303
Căn cứ vào đâu để khẳng định cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam có tính chất là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới?
- A. Nhiệm vụ và giai cấp lãnh đạo.
- B. Hình thức và lực lượng tham gia.
- C. Kẻ thù và mục tiêu đấu tranh.
- D. Khẩu hiệu đấu tranh và kết quả.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 353305
Đảng ta thực hiện sách lược hòa hoãn với Pháp để đuổi quân Trung Hoa Dân Quốc về nước vì
- A. Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) được kí.
- B. Hiệp ước Hoa - Pháp (28/2/1946) được kí.
- C. Ta thành lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến (3/1946).
- D. Bản Tạm ước (14/9/1946) được kí.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 353307
Đảng ta có chủ trương gì trong việc giải quyết mối quan hệ với thực dân Pháp sau ngày Hiệp ước Hoa- Pháp (28/2/1946) được kí kết?
- A. Chống quân Trung Hoa Dân quốc và Pháp.
- B. Kháng chiến chống thực dân Pháp.
- C. Nhân nhượng với quân đội Trung Hoa Dân quốc.
- D. Hòa hoãn và nhân nhượng với Pháp.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 353310
Ngày 8-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh - Sắc lệnh thành lập
- A. Nha An ninh.
- B. quân đội quốc gia Việt Nam.
- C. Nha Bình học vụ.
- D. Nha sắt.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 353311
Trong bản Tạm ước (14-9-1946), Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nhân nhượng
- A. Quyền lợi về kinh tế và chính trị.
- B. Quyền lợi về kinh tế và văn hóa.
- C. Quyền lợi về chính trị và quân sự.
- D. Quyền lợi về kinh tế, chính trị và quân sự.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 353312
Nội dung nào dưới đây không phải mục đích của ta khi mở chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950?
- A. Kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp.
- B. Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch.
- C. Khai thông biên giới Việt - Trung.
- D. Củng cố, mở rộng căn cứ địa Việt Bắc.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 353313
Lực lượng quân sự nào của ta được thành lập và chiến đấu ở Hà Nội trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến cuối 1946 - 1947?
- A. Trung đoàn thủ đô.
- B. Dân quân du kích.
- C. Cứu quốc quân.
- D. Việt Nam giải phóng quân.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 353314
Quốc gia đầu tiên công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là
- A. Trung Quốc.
- B. Anbani.
- C. Lào.
- D. Liên Xô.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 353316
Bước phát triển của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (tháng 2-1951) so với Hội nghị BCHTW Đảng lần thứ 8 (tháng 5-1941) thể hiện ở chỗ
- A. tăng cường sức mạnh của đảng cầm quyền.
- B. thực hiện khẩu hiệu ruộng đất cho dân cày.
- C. đề cao hơn nữa nhiệm vụ giải phóng dân tộc.
- D. tập hợp lực lượng trong mặt trận Liên Việt.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 353321
Mĩ kí với Bảo Đại Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt-Mĩ (9/1951) vì lí do chủ yếu nào dưới đây?
- A. Củng cố vị thế của MT ở Đông Dương.
- B. Củng cố chính quyền Bảo Đại.
- C. Ràng buộc Chính phủ Bảo Đại vào Mĩ.
- D. Can thiệp vào Đông Dương về kinh tế.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 353323
Mục đích chung của thực dân Pháp khi thực hiện kế hoạch Bôlae năm 1947, kế hoạch Rơve năm 1949, kế hoạch Đà Lát đơ Tátxinhi năm 1950 là muốn
- A. nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
- B. giành lại quyền chủ động hiến trường chính Bắc Bộ.
- C. mở cuộc tấn công quy mô lớn lên Việt Bắc.
- D. tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh trên bàn đàm phán.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 353325
Cuối năm 1953, thực dân Pháp chọn địa bàn nào sau đây để xây dựng thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương?
- A. Thất Khê.
- B. Cao Bằng.
- C. Đồng Khê.
- D. Điện Biên Phủ.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 353326
Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 của quân dân Việt Nam đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch nào sau đây của thực dân Pháp?
- A. Nava.
- B. Bôlae.
- C. Đờ Lát đơ Tatxinhi.
- D. Rove.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 353328
Âm mưu chiến lược của Mỹ khi can thiệp ngày càng sâu vào cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương (1945 - 1954) của thực dân Pháp là gì?
- A. Biến Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới.
- B. Khẳng định sức mạnh quân sự của nước Mỹ.
- C. Nắm quyền điều khiển chiến tranh Đông Dương.
- D. Giúp Pháp kéo dài và mở rộng chiến tranh.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 353330
Một trong những âm mưu của Mỹ trong thời kì 1954-1975 là biến miền Nam Việt Nam thành
- A. đồng minh duy nhất.
- B. căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Nam Á.
- C. Căn cứ quân sự duy nhất.
- D. thị trường xuất khẩu duy nhất
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 353332
Điểm nổi bật của tình hình miền Nam ngay sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là
- A. Chuyển sang đấu tranh vũ trang chống Mỹ.
- B. Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế.
- C. Thành lập chính quyền cách mạng lâm thời ở miền Nam.
- D. Vẫn chịu ách thống trị của đế quốc và tay sai.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 353335
Nội dung nào dưới đây thể hiện vai trò của Mỹ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam?
- A. Trực tiếp tham chiến.
- B. Cố vấn chỉ huy.
- C. Hỗ trợ hỏa lực.
- D. Chỉ đề ra kế hoạch.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 353337
Mĩ và chính quyền Sài Gòn thực hiện thủ đoạn dồn dân lập “ấp chiến lược” nhằm mục tiêu gì?
- A. Củng cố chính quyền Sài Gòn.
- B. Phát triển lực lượng cho quân đội Sài Gòn.
- C. Tách đồng bào miền Nam ra khỏi lực lượng cách mạng.
- D. Tiêu diệt triệt để lực lượng quân giải phóng miền Nam.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 353339
Ý nào dưới đây không phải là âm mưu của Mỹ trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất?
- A. Phá hoại tiềm lực kinh tế quốc phòng và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
- B. Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam.
- C. Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mỹ của nhân dân ta.
- D. Giành thắng lợi quân sự quyết định để kết thúc chiến tranh trong danh dự.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 353342
Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965), chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 – 1973) của Mĩ ở Việt Nam có điểm chung nào sau đây?
- A. Quân đội Đồng minh giữ vai trò chủ yếu.
- B. Được Mĩ viện trợ về kinh tế và quân sự.
- C. Quân đội Sài Gòn là lực lượng duy nhất.
- D. Lực lượng quân Mĩ trực tiếp tham chiến.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 353344
Âm mưu của Mỹ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ" (1965 – 1968) ở miền Nam Việt Nam là
- A. tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực để áp đảo quân chủ lực của ta, giành thế chủ động trên chiến trường.
- B. đánh bại quân chủ lực của ta để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
- C. giành lại thể chủ động trên chiến trường miền Nam và mở rộng chiến tranh sang Lào và Cam-pu-chia.
- D. củng cố lực lượng quân đội Sài Gòn để có thể giãnh lại thể chủ động trên chiến trường, đấy lực lượng vũ trang của ta ra khỏi miền Nam.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 353347
Cuối năm 1974 đầu 1975, Bộ chính trị Trung ương Đảng đã dựa vào cơ sở nào để đưa ra kế hoạch giải phóng miền Nam
- A. Thắng lợi nhanh chóng của chiến dịch Tây Nguyên 1975.
- B. Tương quan lực lượng thay đổi sau hiệp định Pari 1973 về Việt Nam.
- C. Thắng lợi của quân dân miền Bắc “Điện Biên Phủ trên không” 1972.
- D. Tác động trực tiếp của chiến thắng đường chín Nam - Lào 1971.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 353353
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) của nhân dân Việt Nam thắng lợi là một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc vì đã
- A. Có tác động lớn đến nội bộ của nước Mỹ và cục diện thế giới.
- B. Chấm dứt tình trạng đối đầu giữa hai thế hệ thống xã hội đối lập.
- C. Hạ nhiệt tình trạng căng thẳng trong quan hệ quốc tế.
- D. Làm cho hệ thống tư bản chủ nghĩa không còn bao trùm thế giới.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 353355
Các cuộc chiến tranh Đông Dương 1945-1954, Chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953), Chiến tranh Việt Nam (1954-1975) chứng tỏ
- A. Đông Nam Á là tâm điểm đối đầu giữa hai cực Xô Mỹ.
- B. Sự can thiệp của Mỹ đối với các cuộc chiến tranh cục bộ.
- C. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh.
- D. Chiến tranh lạnh đã lan rộng và bao trùm toàn thế giới.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 353357
Sự ra đời nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1949) thắng lợi của cách mạng Cuba (1959) và thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Việt Nam (1975) đã
- A. Làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ.
- B. Đánh dấu chủ nghĩa xã hội vượt ra khỏi phạm vi một nước.
- C. Góp phần đánh bại chủ nghĩa thực dân mới trên thế giới.
- D. Hạ nhiệt mối quan hệ giữa hai hệ thống xã hội đối lập.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 353370
Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 ở Đông Dương trong hoàn cảnh
- A. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, nước Pháp bị thiệt hại nặng nề
- B. Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu
- C. Sau khi cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất kết thúc
- D. Chiến tranh thế giới thứ nhất đang trong giai đoạn quyết liệt
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 353371
“Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình” là kết luận của Nguyễn Ái Quốc sau khi
- A. Nguyễn Ái Quốc thực sự trở thành chiến sĩ cộng sản
- B. Bản yêu sách của nhân dân An Nam không được Hội nghị Vecxai chấp nhận
- C. Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo luận cương của Lênin
- D. Nguyễn Ái Quốc lập ra Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 353373
Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thử 2 ở Việt Nam trong khoảng thời gian nào?
- A. Từ 1897 - 1914
- B. Từ 1914 - 1918
- C. Từ 1919 - 1929
- D. Từ 1914 - 1929
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 353374
Số vốn Pháp đầu tư trong chương trình khai thác thuộc địa lần 2 ở Việt Nam chủ yếu tập trung ở ngành nào?
- A. Công nghiệp nhẹ.
- B. Thương nghiệp.
- C. Công nghiệp nặng.
- D. Nông nghiệp.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 353376
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn, trong đó mâu thuẫn nào là cơ bản nhất?
- A. Mâu thuần giữa nông dân và địa chủ.
- B. Mâu thuần giữa công nhân và tư bản.
- C. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp.
- D. Mâu thuẫn giữa tư sản và địa chủ.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 353378
Phong trào cách mạng 1930 -1931 có ý nghĩa như
- A. Cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng cho tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
- B. Cuộc tập dượt thứ hai của Đảng và quần chúng cho tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
- C. Cuộc tập dượt chống chủ nghĩa khủng bố của Đảng và quần chúng cho tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
- D. Cuộc tập dượt chống chủ nghĩa phát xít của Đảng và quần chúng cho tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 353380
Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế (1929-1933) là
- A. mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp, vô sản với tư sản.
- B. mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản.
- C. mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, nông dân với địa chủ phong kiến.
- D. mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản, nông dân với địa chủ phong kiến.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 353381
Từ tháng 9 đến hết năm 1930, trung tâm phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở đâu?
- A. Hà Nội – Hải Phòng.
- B. Sài Gòn – Chợ Lớn.
- C. Hải Phòng – Quảng Ninh.
- D. Nghệ An – Hà Tĩnh.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 353383
Phong trào cách mạng 1930 – 1931 đã có kết quả là
- A. lật đổ ách thống trị của đế quốc – phong kiến trên toàn Nghệ - Tĩnh.
- B. Đảng đã tập hợp được nhân dân trong mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi.
- C. bước đầu giải quyết được yêu cầu ruộng đất của nông dân.
- D. liên minh công – nông đã hình thành.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 353385
Cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động 1-5-1930 có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
- A. Lần đầu tiên công nhân Việt Nam biểu tình kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động và thể hiện tình đoàn kết với công nhân thế giới.
- B. Đây là cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của công nhân.
- C. Lần đầu tiên, công nhân Việt Nam đấu tranh công khai kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động và thể hiện tình đoàn kết với công nhân thế giới.
- D. Lần đầu tiên công nhân và nông dân liên minh với nhau trong một phong trào đấu tranh.