Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 459426
Vì sao Menđen lại chọn các cặp tính trạng tương phản để thực hiện các phép lai?
- A. Thuận tiện cho việc tác động vào các tính trạng này
- B. Dễ theo dõi những biểu hiện của tính trạng
- C. Dễ thực hiện phép lai
- D. Cả A và B đều đúng
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 459427
Đâu là điểm độc đáo nhất trong phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen?
- A. Cặp tính trạng đem lai phải tương phản
- B. Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng qua các thế hệ lai
- C. Theo dõi sự di truyền của tất cả các tính trạng qua các thế hệ lai
- D. Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được trong thí nghiệm
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 459428
Các con có đủ 4 nhóm máu thì bố mẹ có kiểu gen như thế nào?
- A. IAIB x IOIO
- B. IAIO x IBIO
- C. IBIB x IAIO
- D. IAIO x IOIO
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 459429
Kiểu gen của cá chép kính là Aa, cá chép vảy là aa, kiểu gen đồng hợp tử AA làm trứng không nở. Để có sản lượng cá cao nhất phải chọn cặp bố mẹ như thế nào?
- A. Cá chép kính x cá chép kính
- B. Cá chép kính x cá chép vảy
- C. Cá chép vảy x cá chép vảy
- D. Đáp án B, C đúng
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 459431
Hoa phấn kiểu gen đồng hợp DD quy định màu hoa đỏ, Dd quy định màu hoa hồng và dd quy định màu hoa trắng. Phép lai giữa cây hoa hồng với hoa trắng sẽ xuất hiện tỉ lệ kiểu hình ra sao?
- A. 1 hồng : 1 trắng
- B. 1 đỏ : 1 trắng
- C. 1 đỏ : 1 hồng
- D. 1 đỏ : 2 hồng : 1 trắng
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 459433
Vì nguyên nhân nào phép lai phân tích cho phép xác định được kiểu gen của đối tượng đem lai?
- A. Vì dựa vào tỉ lệ phân ly kiểu gen ở FB có thể biết được tỉ lệ giao tử của đối tượng nghiên cứu
- B. Vì kết quả phân li kiểu hình ở FB hoàn toàn phụ thuộc vào tỷ lệ giao tử của đối tượng nghiên cứu
- C. Vì phương pháp này đơn giản và ưu thế nhất
- D. Vì phương pháp này thường xảy ra sự phân tính kiểu hình
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 459435
Vì sao trong sinh sản hữu tính lại xuất hiện các biến dị tổ hợp?
- A. Do các cặp gen tương ứng phân li độc lập và tổ hợp tự do tạo ra sự đa dạng của các giao tử
- B. Do sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử tạo ra nhiều tổ hợp về kiểu gen trong thụ tinh
- C. Do có những tác động vật lí, hoá học trong quá trình hình thành giao tử
- D. Cả A và B đều đúng
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 459436
Hình thức sinh sản nào tạo ra nhiều biến dị tổ hợp ở sinh vật?
- A. Sinh sản vô tính
- B. Sinh sản hữu tính
- C. Sinh sản sinh dưỡng
- D. Sinh sản nảy chồi
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 459439
Quy luật phân li độc lập của Menden được giải thích theo thuyết nhiễm sắc thể (NST) như thế nào?
- A. Do các cặp NST tương đồng khác nhau phân ly độc lập và tổ hợp tự do khi con lai F1 giảm phân tạo giao tử, đồng thời có sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong quá trình thụ tinh
- B. Do giữa các NST của cặp tương đồng có hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo khi con lai F1 giảm phân tạo giao tử, đồng thời có sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong quá trình thụ tinh
- C. Do các cặp NST tương đồng khác nhau phân ly độc lập và tổ hợp tự do khi con lai F1 giảm phân tạo giao tử tạo ra nhiều tổ hợp khác nhau
- D. Do cặp NST tương đồng phân ly khi con lai F1 giảm phân tạo giao tử, đồng thời có sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong quá trình thụ tinh
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 459441
Đâu là điều kiện quan trọng nhất để nghiệm đúng định luật phân li độc lập của Men Den?
- A. Khảo sát một số lượng lớn cá thể
- B. Mỗi gen qui định một tính trạng
- C. Mỗi cặp gen nằm trên một cặp nhiễm sắc thể đồng dạng khác nhau
- D. Các cá thể thê hệ P phải thuần chủng
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 459443
Một loài thực vật, gen A qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so yới gen a qui định hoa trắng. Gen B qui định khả năng tổng hợp được diệp lục trội hoàn toàn so với gen b qui định cây không có khả năng này, cây có kiểu gen đồng lợp lặn bb bị chêt ở giai đoạn mầm. Hai cặp gen này nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau. Cho cơ thể dị hợp 2 cặp gen trên tự thụ. Tỷ lệ kiểu hình ở đời con lai là gì?
- A. 1 đỏ : 1 trắng
- B. 2 đỏ : 1 trắng
- C. 3 đỏ : 1 trắng
- D. 100% hoa đỏ
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 459446
Với 2 alen A và a nằm trên nhiễm sắc thể thường, gen trội là trội hoàn toàn. Để cho thế hệ sau có hiện tượng phân tính, thì sẽ có bao nhiêu phép lai giữa các kiểu gen nói trên?
- A. 4 phép lai
- B. 3 phép lai
- C. 2 phép lai
- D. 1 phép lai
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 459448
Trong quá trình nguyên phân thoi vô sắc là nơi thực hiện điều gì?
- A. Gắn nhiễm sắc thể
- B. Hình thành màng nhân và nhân con cho các tế bào con
- C. Tâm động của nhiễm sắc thể bám và trượt về các cực của tế bào
- D. Xảy ra quá trình tự nhân đôi của nhiễm sắc thể
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 459450
Một khả năng của NST đóng vai trò rất quan trọng trong sự di truyền là gì?
- A. Biến đổi hình dạng
- B. Tự nhân đôi
- C. Trao đổi chất
- D. Co, duỗi trong phân bào
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 459452
Trong quá trình phân chia tế bào, thoi phân bào có vai trò gì?
- A. Là nơi xảy ra sự tự nhân đôi của ADN
- B. Là nơi xảy ra sự tự nhân đôi của NST
- C. Giúp NST phân chia về hai cực của tế bào
- D. Là nơi hình thành ti thể
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 459453
Ý nghĩa của quá trình nguyên phân là dựa vào sự kiện nào?
- A. Sự phân chia đồng đều chất nhân của tế bào mẹ cho 2 tế bào con
- B. Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con
- C. Sự phân li đồng đều của các crômatit về 2 tế bào con
- D. Sự phân chia đồng đều chất tế bào của tế bào mẹ cho 2 tế bào con
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 459454
10 tế bào sơ khai đực nguyên phân 5 lần liên tiếp tạo ra các tế bào sinh tinh. Các tế bào này đều giảm phân bình thường tạo ra các tinh trùng. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 5%, của trứng là 40%. Tính số tế bào sinh trứng cần thiết để hoàn tất quá trình thụ tinh trên?
- A. 64
- B. 128
- C. 256
- D. 160
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 459455
Lúa nước (2n = 24) có 20 hợp tử nguyên phân liên tiếp một số lần như nhau đã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương với 3360 NST đơn mới. Xác định số lần nguyên phân của mỗi hợp tử?
- A. 3
- B. 4
- C. 5
- D. 6
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 459456
Ở loài tinh tinh có 2n =48, số NST cùng trạng thái trong mỗi giao tử bình thường của loài tinh tinh là bao nhiêu?
- A. 24 NST ở trạng thái kép
- B. 24 NST ở trạng thái đơn
- C. 48 NST ở trạng thái kép
- D. 48 NST ở trạng thái đơn
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 459458
Lí do vì sao sinh sản hữu tính tạo ra nhiều biến dị tổ hợp?
- A. Giảm phân tạo ra nhiều loại giao tử
- B. Sự kết hợp ngẫu nhiên của các giao tử
- C. Nguyên phân tạo nhiều tế bào khác nhau
- D. Cả đáp án A và B đều đúng
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 459460
Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính động vật?
- A. Sự kết hợp các NST trong hình thành giao tử và hợp tử
- B. Các nhân tố môi trường trong và ngoài tác động trực tiếp hay gián tiếp lên sự phát triển cá thể
- C. Sự chăm sóc, nuôi dưỡng của bố mẹ
- D. Cả đáp án B và C
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 459462
Con trai phải nhận loại tinh trùng mang NST giới tính nào sau đây từ bố?
- A. X
- B. Y
- C. XX
- D. XY
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 459464
Một cá thể AB/ab khi giảm phân cho ra bao nhiêu loại giao tử nếu có liên kết gen hoàn toàn?
- A. 1 giao tử
- B. 2 giao tử
- C. 3 giao tử
- D. 4 giao tử
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 459465
Ruồi giấm đực có kiểu gen BV/ bv (di truyền liên kết) cho mấy loại giao tử?
- A. 2 loại : BV, bv
- B. 4 loại: BV, Bv, bV, bv
- C. 2 loại : Bb, Vv
- D. Cả đáp án B và C
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 459467
Một gen ở sinh vật nhân thực có số lượng các loại nuclêôtit là: A = T = 600 và G = X = 300. Tổng số liên kết hiđrô của gen này là gì?
- A. 1200
- B. 1500
- C. 1800
- D. 2100
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 459469
Một mạch đơn của gen có 1500 nucleotit. Trong đó số nucleotit loại A chiếm 20%, số nucleotit loại G chiếm 40%, số nucleotit loại X chiếm 10%, thì số nucleotit loại T trên mạch đó là bao nhiêu nucleotit?
- A. 450
- B. 150
- C. 300
- D. 900
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 459473
Một mạch của gen có tỷ lệ A=G=435; X=405; T=225, môi trường cần cung cấp cho quá trình tổng hợp mạch bổ sung với mạch này số lượng nucleotit là bao nhiêu?
- A. A=G=435; X=405; T=225
- B. A=T=660; G=X=840
- C. T=X=435;G=405; A=225
- D. T=X=405; G=435; A=225
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 459474
Đâu là nguyên tắc tổng hợp ADN?
- A. Bổ sung và bán bảo toàn
- B. Khuôn mẫu
- C. Bán bảo toàn
- D. Đa phân
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 459476
Một phân tử mARN có u = 12000 chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen, số nuclêôtit trong phân tử mARN đó sẽ là bao nhiêu?
- A. 60000 nuclêôtit
- B. 1200 nuclêôtit
- C. 2400 nuclêôtit
- D. 12000 nuclêôtit
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 459478
Một đoạn mạch khuôn của gen có A = 12%, T = 18%, G = 30%, X = 40%. Tỉ lệ % các loại nuclêôtit trên phân tử ARN thông tin tương ứng sẽ là bao nhiêu %?
- A. A = 12%, T = 18%, G = 30%, X = 40%
- B. A = 18%, T = 12%, G = 40%, X = 30%
- C. A = 12%, U = 18%, G = 30%, X = 40%
- D. A = 18%, U = 12%, G = 40%, X = 30%
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 459480
Đặc điểm nào không phải là sự giống nhau giữa prôtêin và axit nuclêic?
- A. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
- B. Các đơn phân đều chứa các nguyên tố (C, H, O, N)
- C. Đều được tổng hợp từ khuôn mẫu ADN
- D. Đều có tính đa dạng và đặc trưng
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 459481
Đâu là đặc điểm cấu tạo của prôtêin bậc 4?
- A. Cấu tạo bởi một mạch không xoắn cuộn
- B. Cấu tạo bởi hai mạch không xoắn cuộn
- C. Cấu tạo bởi một mạch xoắn cuộn
- D. Cấu tạo bởi hai hay nhiều chuỗi axit amin kết hợp với nhau
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 459482
Sự biểu hiện tính trạng của con giống với bố mẹ là do đâu?
- A. Kiểu gen của con giống với kiểu gen của bố mẹ
- B. ADN của con giống với ADN của bố mẹ
- C. mARN của con giống với mARN của bố mẹ
- D. Protêin của con giống với protêin của bố mẹ
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 459484
Bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng trong sơ đồ: Gen → mARN → Prôtêin → tính trạng là gì?
- A. Trình tự các axitamin trong phân tử prôtêin được quy định bởi trình tự các nuclêôtit trên ADN
- B. Sau khi hình thành, mARN thực hiện tổng hợp prôtêin ở trong nhân
- C. Khi ribôxôm chuyển dịch trên mARN thì prôtêin đặc trưng được hình thành làm cơ sở cho sự biểu hiện các tính trạng
- D. Tất cả các đáp án đều đúng
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 459486
Đâu là ý nghĩa của đột biến gen trong trồng trọt và chăn nuôi?
- A. Gây đột biến nhân tạo về đột biến gen để tạo ra những giống có lợi cho nhu cầu con người
- B. Gây đột biến nhân tạo về đột biến gen
- C. Tạo những giống có lợi cho nhu cầu của con người
- D. Làm cơ quan sinh dưỡng có kích thước lớn
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 459488
Thời điểm nào gây đột biến gen hiệu quả nhất trong quá trình phân bào?
- A. Kì trung gian
- B. Kì giữa
- C. Kì sau
- D. Kì cuối
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 459489
Mất một đoạn nhỏ ở đầu NST 21 gây hậu quả gì?
- A. Bệnh bạch tạng
- B. Bệnh đao
- C. Bệnh máu khó đông
- D. Ung thư máu
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 459491
Một hội chứng ung thư máu ở người là biểu hiện của một dạng đột biến NST. Đó là dạng đột biến cấu trúc NST nào dưới đây?
- A. Lặp đoạn
- B. Mất đoạn
- C. Đảo đoạn
- D. Chuyển đoạn
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 459494
Có thể có tối đa bao nhiêu thể 3 nhiễm khác nhau ở loài 2n = 20?
- A. 40
- B. 30
- C. 20
- D. 10
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 459495
Bộ NST lưỡng bội của loài = 24. Có bao nhiêu trường hợp thể 3 có thể xảy ra?
- A. 12
- B. 13
- C. 24
- D. 48