Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 457085
Năm 1957, Liên Xô đạt được thành tựu tiêu biểu nào về khoa học - kĩ thuật?
- A. Chế tạo thành công bom nguyên tử.
- B. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
- C. Phóng tàu vũ trụ Phương Đông bay vòng quanh trái đất.
- D. Đưa con người lên thám hiểm mặt trăng.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 457090
Tại sao năm 1960 được gọi là “Năm Châu Phi”?
- A. Phong trào đấu tranh bắt đầu bùng nổ ở Châu Phi.
- B. Năm Ai Cập giành độc lập.
- C. Năm 17 nước Châu Phi tuyên bố độc lập.
- D. Năm tất cả các nước Châu Phi tuyên bố độc lập.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 457094
Tổ chức liên minh về chính trị và quân sự giữa Liên Xô và các nước XHCN được thành lập tháng 5-1955 là
- A. tổ chức quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO).
- B. khối quân sự SEATO.
- C. tổ chức hiệp ước Vác-sa-va.
- D. hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 457096
Nhiệm vụ chính trị của cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu là gì?
- A. Tiến hành hàn gắn vết thương chiến tranh.
- B. Tiến hành cải cách ruộng đất.
- C. Quốc hữu hóa những xí nghiệp lớn của tư bản.
- D. Xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân, ban hành các quyền tự do dân chủ.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 457098
Nhận xét nào dưới đây phản ánh đúng vai trò của Liên Xô với phong trào cách mạng thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Đồng minh tin cậy của phong trào cách mạng thế giới.
- B. Cầu nối kí kết các hiệp ước ngoại giao.
- C. Nước viện trợ không hoàn lại giúp đỡ phong trào cách mạng thế giới.
- D. Chỗ dựa vững chắc của phong trào cách mạng thế giới.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 457100
Sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa được đánh dấu bởi:
- A. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) ngừng hoạt động.
- B. Sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
- C. Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va tuyên bố giải thể.
- D. Sự ra đời của cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG).
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 457103
Công cuộc cải tổ ở Liên Xô đã dẫn tới hậu quả nghiêm trọng nhất là:
- A. Kinh tế tiếp tục trượt dài trong khủng hoảng.
- B. Nhiều cuộc bãi công diễn ra mâu thuẫn sắc tộc bùng nổ khắp đất nước.
- C. Đảng cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động, tổng thống từ chức, lá cờ Liên bang Xô Viết trên nóc điện Crem-li bị hạ xuống, chế độ CNXH ở Liên Xô bị sụp đổ sau 74 năm tồn tại.
- D. Các nước cộng hòa đua nhau đòi độc lập và tách khỏi Liên bang.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 457104
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào giành độc lập sớm nhất ở châu Phi?
- A. An-giê-ri.
- B. Ai Cập.
- C. Ghi-nê.
- D. Tuy-ni-di.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 457107
Chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ đã làm cho hệ thống thuộc địa kiểu cũ của chủ nghĩa đế quốc
- A. rung chuyển.
- B. về cơ bản bị sụp đổ.
- C. tiếp tục sụp đổ.
- D. bị sụp đổ hoàn toàn.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 457109
Sự kiện nào đánh dấu chủ nghĩa thực dân Bồ Đào Nha ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã?
- A. Namibia tuyên bố độc lập.
- B. Chế độ Apacthai bị xoá bỏ.
- C. 17 nước châu Phi giành độc lập.
- D. Cách mạng Ănggôla, Môdămbích, Ghi-nê bít-xao thắng lợi.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 457111
Hệ thống thuộc địa thế giới cơ bản sụp đổ vào giai đoạn nào?
- A. Từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX.
- B. Từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX.
- C. Từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX.
- D. Từ đầu những năm 80 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 457114
Đặc điểm nổi bật của Châu Á ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc?
- A. Phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ và phát triển mạnh mẽ.
- B. Được các nước tư bản phương tây công nhận độc lập dân tộc.
- C. Đưa ra những cuộc chiến tranh cục bộ trên khắp châu lục.
- D. Có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và cao nhất thế giới.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 457117
Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX, chính sách đối ngoại của Trung Quốc là:
- A. thù địch với Mĩ và các nước phương Tây.
- B. đối đầu với các nước láng giềng.
- C. mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với hầu hết các nước trên thế giới.
- D. chỉ quan hệ với các nước lớn trên thế giới.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 457120
Đến đầu thế kỉ XXI, lãnh thổ chưa thu hồi về Trung Quốc là
- A. Hồng Kông.
- B. Ma Cao.
- C. đảo Hải Nam.
- D. Đài Loan.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 457124
Liên Xô bước ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai với tư thế
- A. của người chiến thắng và thu được nhiều lợi nhuận từ chiến tranh.
- B. của người chiến thắng, không phải chịu tổn thất gì.
- C. của người chiến thắng nhưng phải chịu tổn thất hết sức nặng nề.
- D. của nước chịu hậu quả to lớn về người và của.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 457126
Sự kiện nào đánh dấu Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do?
- A. Nội chiến Quốc – Cộng kết thúc (1949).
- B. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời (1949).
- C. Trung Quốc đề ra đường lối cải cách mở cửa (1978).
- D. Trung Quốc thu hồi được chủ quyền đối với Hồng Kông (1997) và Ma Cao (1999).
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 457129
Năm 1945, một số nước Đông Nam Á tranh thủ yếu tố thuận lợi nào sau đây để giành được độc lập?
- A. Phát xít Đức đầu hàng đồng minh không điều kiện.
- B. Phát xít Nhật đầu hàng đồng minh không điều kiện.
- C. Liên Xô tiêu diệt hơn một triệu quân Quan Đông của Nhật.
- D. Lực lượng quân Đồng minh giải giáp quân đội Nhật Bản.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 457134
Năm 1997, ASEAN đã kết nạp thêm các thành viên nào?
- A. Lào, Việt Nam
- B. Cam-pu-chia, Lào
- C. Lào, Mi-an-ma
- D. Mi-an-ma,Việt Nam
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 457137
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập?
- A. Việt Nam.
- B. In-đô-nê-xi-a.
- C. Ma-lai-xi-a.
- D. Lào.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 457140
Nội dung nào không được hiệp ước Bali (1976) xác định là nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN?
- A. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
- B. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.
- C. Hợp tác và phát triển có hiệu quả về kinh tế, văn hoá và xã hội.
- D. Chỉ sử dụng vũ lực khi có sự đồng ý của hơn 2/3 nước thành viên.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 457143
Hiến chương ASEAN xác định mục tiêu thành lập của tổ chức này là
- A. phát triển kinh tế và văn hoá trên sự đóng góp giữa các nước thành viên.
- B. phát triển kinh tế và văn hoá dựa trên sự ảnh hưởng giữa các nước thành viên.
- C. phát triển kinh tế, văn hoá dựa vào sức mạnh quân sự giữa các nước thành viên.
- D. phát triển kinh tế, văn hoá dựa trên sự nỗ lực hợp tác giữa các nước thành viên.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 457145
Tháng 9/ 1954, Mĩ, Anh, Pháp đã cùng nhau thành lập tổ chức nào tại Đông Nam Á?
- A. Tổ chức hỗ trợ kinh tế S.E.V.
- B. Tổ chức tương trợ quân sự Vacsava.
- C. Khối quân sự NATO.
- D. Khối quân sự SEATO.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 457147
Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đòi độc lập dân tộc ở châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra sớm nhất ở đâu?
- A. Bắc Phi.
- B. Tây Phi.
- C. Nam Phi.
- D. Trung Phi.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 457149
“Chủ nghĩa Apacthai” có nghĩa là
- A. chế độ độc tài chuyên chế.
- B. chế độ phân biệt chủng tộc hết sức tàn bạo.
- C. biểu hiện của chế độ thực dân cũ.
- D. biểu hiện của chế độ thực dân mới.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 457151
Đâu không phải là nội dung của chiến lược kinh tế vĩ mô (1996) ở Nam Phi?
- A. Duy trì sự bóc lột kinh tế với người da đen.
- B. Phát triển sản xuất, giải quyết vấn đề việc làm.
- C. Xóa bỏ “chế độ A-pac-thai về kinh tế”.
- D. Cải thiện mức sống của người da đen.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 457153
Tổ chức liên minh khu vực ở Châu Phi viết tắt là:
- A. AU
- B. EU
- C. ASEAN
- D. ANC
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 457155
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ La-tinh là
- A. chế độ phân biệt chủng tộc.
- B. chủ nghĩa thưc dân kiểu cũ.
- C. giai cấp địa chủ phong kiến.
- D. chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân kiểu mới.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 457157
Trong phong trào đấu tranh giành được độc lập từ sau chiến tranh thế giới thứ hai khu vực nào được ví như “Lục địa bùng cháy”?
- A. Đông Nam Á.
- B. Châu Á.
- C. Châu Phi.
- D. Mĩ La-tinh.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 457159
Từ những năm 90 của thế kỉ XX đến nay, Cu Ba lựa chọn con đường
- A. đưa đất nước quay lại chế độ cũ trước cách mạng.
- B. tư bản chủ nghĩa.
- C. hòa bình trung lập.
- D. kiên định theo chủ nghĩa xã hội mang màu sắc dân tộc.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 457160
Sự kiện tấn công pháo đài Môn –ca-đa (26-7-1953) của nhân dân Cu Ba đã
- A. mở đầu giai đoạn đấu tranh vũ trang giành chính quyền ở Cu Ba.
- B. lật đổ chính quyền Ba-ti-xta.
- C. tiêu diệt đội quân đánh thuê của Mĩ ở bãi biển Hi-rôn.
- D. thiết lập một tổ chức cách mạng lấy tên là “Phong trào 26-7”.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 457163
Thành tựu nào quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được sau chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
- B. Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất.
- C. Năm 1961, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái.
- D. Đến thập kỉ 60 của thế kỉ XX, Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 457165
Chiến lược phát triển kinh tế của Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai chú trọng vào:
- A. Phát triển công nghiệp nhẹ.
- B. Phát triển nền công nghiệp truyền thống.
- C. Phát triển kinh tế công- nông- thương nghiệp.
- D. Phát triển công nghiệp nặng.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 457167
Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đạt được thành tựu cơ bản gì?
- A. Thể cân bằng về sức mạnh kinh tế so với Mĩ và các nước phương Tây.
- B. Thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự nói chung và sức mạnh lực lượng hạt nhân nói riêng.
- C. Thể cân bằng về sức mạnh quốc phòng so với Mĩ và các nước phương Tây.
- D. Cả 3 cầu trên là đúng.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 457168
Trong tiến trình chiến tranh thế giới thứ hai Hồng quân Liên Xô tiến vào các nước Đông Âu nhằm mục đích gì?
- A. Xâm lược các nước này.
- B. Tạo điều kiện cho nhân dân các nước này nổi dậy khởi nghĩa giành chính quyền, thành lập chế độ tư bản.
- C. Tạo điều kiện cho nhân dân các nước này nổi dậy khởi nghĩa chính quyền, thành lập chế độ dân chủ nhân dân.
- D. Giúp các nước này đánh bại thể lực phát xít.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 457169
Cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu đã làm gì để xóa bỏ sự bóc lột của địa chủ phong kiến đối với nông dân?
- A. Triệt phá âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của bọn phản động
- B. Cải cách ruộng đất.
- C. Quốc hữu hóa các xí nghiệp của tư bản nước ngoài..
- D. Thực hiện các quyền tự do dân chủ cho nhân dân.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 457171
Lý do nào chủ yếu nhất để chứng minh sự thắng lợi của cách mạng dân chủ nhân dân các nước Đông Âu có ý nghĩa quốc tế?
- A. Cải thiện một bước đời sống nhân dân.
- B. Thực hiện một số quyền tự do dân chủ cho nhân dân.
- C. Tạo điều kiện để Đông Âu bước vào giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- D. Tăng cường sức mạnh bảo vệ hòa bình thế giới và góp phần hình thành hệ thống XHCN từ năm 1949.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 457174
Công cuộc xây dựng CNXII của các nước Đ.Âu đã mắc phải một số thiếu sót và sai lầm đó là:
- A. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
- B. Tập thể hóa nông nghiệp.
- C. Thực hiện chế độ bao cấp về kinh tế.
- D. Rập khuôn, cứng nhắc mô hình xây dựng CNXH ở Liên Xô trong khi hoàn cảnh và điều kiện đất nước mình khác biệt.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 457176
Quá trình tan rã của hệ thống thuộc địa thế giới vào khoảng thời gian nào?
- A. Từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX.
- B. Từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX.
- C. Từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX.
- D. Cả 3 câu trên đều đúng.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 457178
Ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc phong trào giải phóng dân tộc đã nổ ra mạnh mẽ ở các nước nào?
- A. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào.
- B. In-đô-nê-xi-a, Xingapo, Thái Lan.
- C. Phi-lip-pin, Việt Nam, Ma-lai-xi-a.
- D. Việt Nam, Mi-an-ma, Lào.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 457181
Sau khi hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu đã làm gì?
- A. Tiến lên chế độ xã hội chủ nghĩa.
- B. Tiến lên chế độ tư bản chủ nghĩa.
- C. Một số nước tiến lên xã hội chủ nghĩa, một số nước tiến lên tư bản chủ nghĩa.
- D. Một số nước thể hiện chế độ trung lập.