Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 299375
Thách thức đối với nước ta trong toàn cầu hóa đó là gì?
- A. Tranh thủ được nguồn lực bên ngoài: vốn, công nghệ…
- B. Cạnh tranh quyết liệt bởi các nền kinh tế phát triển hơn
- C. Tiếp cận được nguồn lực thế giới về công nghệ
- D. Tận dụng được thị trường thế giới và khu vực
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 299378
Thành tựu to lớn về xã hội do công cuộc Đổi mới đưa lại cho nước ta là gì?
- A. cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- B. xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân
- C. nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài
- D. tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 299382
Công cuộc Đổi mới của nước ta bắt đầu từ năm bao nhiêu?
- A. 1979
- B. 1995
- C. 1975
- D. 1986
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 299383
Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN vào năm nào?
- A. 1984
- B. 1995
- C. 1997
- D. 1967
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 299387
Trong các ngành kinh tế, ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất là ngành nào?
- A. Nông nghiệp
- B. Công nghiệp
- C. Xây dựng
- D. Dịch vụ
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 299388
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cao hàng đầu khu vực Đông Nam Á, chỉ đứng sau quốc gia nào?
- A. Malaysia
- B. Singapore
- C. Thái Lan
- D. Indonesia
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 299391
Công cuộc đổi mới ở nước ta được manh nha từ năm bao nhiêu?
- A. 1981
- B. 1980
- C. 1979
- D. 1982
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 299396
Công cuộc hội nhập quốc tế và khu vực của nước ta đã đạt được thành tựu to lớn là gì?
- A. Tỉ lệ tăng trưởng GDP khá cao
- B. Đã thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư nước ngoài (ODA, FDI)
- C. Tỉ trọng công nghiệp và xây dựng tăng nhanh nhất trong cơ cấu kinh tế
- D. Tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội được đẩy lùi
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 299398
Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới vào năm nào?
- A. 2007
- B. 2010
- C. 2009
- D. 2008.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 299401
Hiện nay Việt Nam là thành viên của các tố chức nào dưới đây?
- A. ASEAN, NAFTA, WTO
- B. ASEAN, OPEC, WTO
- C. ASEAN, APEC, WTO
- D. EU, OPEC, WTO
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 299407
Đối với vùng đặc quyền kinh tế, Việt Nam có nghĩa vụ và quyền lợi nào dưới đây?
- A. Có chủ quyền hoàn toàn về thăm dò, khai thác, bảo vệ, quản lí các tất cả các nguồn tài nguyên, không cho phép nước nào được hoạt động hàng hải, hàng không
- B. Cho phép các nước tự do hàng hải, hàng không, khai thác dầu khí
- C. Cho phép các nước được tự do thiết lập các công trình nhân tạo phục vụ cho thăm dò, khảo sát tài nguyên biển
- D. Nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng các nước khác được phép hoạt động hàng hải, hàng không
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 299411
Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh nào của nước ta?
- A. Tỉnh Khánh Hoà
- B. Thành phố Đà Nẵng
- C. Tỉnh Quảng Ngãi
- D. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 299416
Vùng nào được xem như lãnh thổ quốc gia trên đất liền?
- A. Lãnh hải
- B. Nội thủy
- C. Tiếp giáp lãnh hải
- D. Vùng đặc quyền kinh tế
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 299418
Ngày 02/05/2014, Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD 981 tại đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa cách đảo Lý Sơn (nằm trên đường cơ sở của nước ta) 119 hải lí, thuộc bộ phận nào của vùng biển nước ta?
- A. Lãnh hải
- B. Nội thủy
- C. Vùng tiếp giáp lãnh hải
- D. Vùng đặc quyền kinh tế
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 299421
Biên giới trên đất liền của nước ta với nước nào dài nhất?
- A. Lào
- B. Trung Quốc
- C. Campuchia
- D. Thái Lan
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 299425
Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú là do đâu?
- A. vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á
- B. nằm trọng vùng nội chí tuyến
- C. nằm trên đường di cư và di lưu của động và thực vật
- D. liền kề với các vành đai sinh khoáng
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 299428
Đặc điểm vị trí địa lí nào sau đây đã quy định tính nhiệt đới của thiên nhiên nước ta?
- A. Tiếp giáp giữa lục địa và đại dương rộng lớn
- B. Nơi tranh chấp của nhiều khối khí theo mùa
- C. Nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến
- D. Trong vùng hoạt động của gió mùa châu Á
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 299431
Vùng đất nước ta bao gồm toàn bộ những phần nào?
- A. phần đất liền và hải đảo
- B. vùng đồng bằng và đồi núi
- C. phần đất liền và vùng biển
- D. vùng trời và đất liền
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 299435
Quốc gia nào sau đây không có đường biên giới trên đất liền với Việt Nam?
- A. Campuchia
- B. Thái Lan
- C. Lào
- D. Trung Quốc
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 299439
Có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa – xã hội với các nước trong khu vực nên nước ta có điều kiện ra sao?
- A. thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế
- B. là cửa ngõ mở lối ra biển của các nước
- C. phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ
- D. chung sống hòa bình, hợp tác, hữu nghị, cùng phát triển
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 299448
Hướng núi tây bắc và vòng cung của nước ta được quy định bởi yếu tố nào?
- A. cường độ của vận động nâng lên
- B. hướng của các mảng nền cổ
- C. hình dạng lãnh thổ đất nước
- D. vị trí địa lí của nước ta
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 299451
Nhân tố nào sau đây là chủ yếu giúp thiên nhiên nước ta bảo toàn được tính nhiệt đới?
- A. Vị trí giáp biển, kho nhiệt ẩm khổng lồ điều hòa
- B. Lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang đón nhiều khối khí
- C. Vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến
- D. Địa hình nhiều đồi núi song chủ yếu đồi núi thấp
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 299453
Địa hình nước ta đa dạng là do tác động của yếu tố nào?
- A. khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
- B. nội lực và ngoại lực
- C. nhiều chu kỷ vận động nâng lên và hạ xuống
- D. xâm thực và bồi tụ
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 299456
Ở Đồng bằng Sông Cửu Long về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm gần 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn, chủ yếu do đâu?
- A. Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt
- B. Địa hình thấp, không có đê điều bao bọc
- C. Có nhiều vùng trũng rộng lớn
- D. Biển bao bọc 3 mặt đồng bằng
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 299459
Biển Đông đã ảnh hưởng như thế nào đến thời tiết, khí hậu nước ta vào thời kì mùa Đông?
- A. Gây ra thời tiết lạnh và khô ở các tỉnh phía Bắc
- B. Gây ra áp thấp, bão, sóng thần, động đất và sạt lở bờ biển
- C. Làm cho vùng khí hậu Đông Bắc Bộ có mùa đông lạnh kéo dài
- D. Làm giảm tính khắc nghiệt của thời tiết lạnh và khô
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 299462
Hiện tượng cát bay, cát chảy làm hoang mạc hóa đất đai ở vùng ven biển miền Trung nước ta là do nhân tố nào gây ra?
- A. Khai thác sa khoáng quá mức để làm vật liệu xây dựng
- B. Bờ biển chưa ổn định lại còn có nhiều biến động xảy ra
- C. Rừng ngập mặn chiếm diện tích ít lại bị chặt phá mạnh
- D. Hướng chạy lãnh thổ gần như vuông góc với hướng gió
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 299466
Ý nào dưới đây nói lên tác động của hình dáng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang đến thiên nhiên nước ta?
- A. Thiên nhiên từ Bắc vào Nam của nước ta đồng nhất
- B. Nước ta nằm trên nhiều đổi khí hậu
- C. Thiên nhiên phân hóa theo độ cao
- D. Tính biển xâm nhập sâu vào đất liền
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 299469
Đặc điểm của Biển Đông có ảnh hưởng nhiều nhất đến thiên nhiên nước ta là gì?
- A. Vùng biển nhiệt đới gió mùa
- B. Có diện tích lớn gần 3,5 triệu km²
- C. Biển kín với các hải lưu chạy khép kín
- D. Có thềm lục địa mở rộng hai đầu thu hẹp ở giữa
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 299472
Vì sao vào mùa đông ở miền Bắc nước ta, giữa những ngày lạnh giá lại có những ngày nắng ấm?
- A. gió mùa Đông Bắc thay đổi hướng thổi và tính chất
- B. Tín phong bị gió mùa Đông Bắc lấn át
- C. Tín phong hoạt động xen kẽ với gió mùa Đông Bắc
- D. frông lạnh hoạt động thường xuyên và liên tục
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 299473
Ở nước ta loại đất đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm là loại đất gì?
- A. đất feralit
- B. đất phèn, đất mặn
- C. đất phù sa ngọt
- D. đất cát, đất pha cát
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 299474
Nhiệt độ trung bình tháng VII của miền Trung cao hơn miền Bắc và miền Nam là do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
- A. Trùng với thời kì hoạt động của bão
- B. Trùng với thời kì mùa khô sâu sắc
- C. Tín phong bán cầu Bắc hoạt động mạnh
- D. Ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 299475
Thời tiết rất nóng và khô ở ven biển Trung Bộ và phần nam khu vực Tây Bắc nước ta do loại gió nào sau đây gây ra?
- A. Tín phong bán cầu Bắc
- B. Tín phong bán cầu Nam
- C. Gió Tây Nam
- D. Gió mùa Đông Bắc
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 299478
Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra) là gì?
- A. đới rừng cận xích đạo gió mùa
- B. đới rừng xích đạo
- C. đới rừng nhiệt đới gió mùa
- D. đới rừng lá kim
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 299480
Ở độ cao 2400 - 2600 nước ta có kiểu khí hậu nào dưới đây?
- A. Nhiệt đới gió mùa
- B. Ôn đới gió mùa trên núi
- C. Xích đạo
- D. Cận nhiệt đới gió mùa trên núi
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 299482
Nhân tố nào sau đây thuận lợi cho sự phát triển rừng cây họ Dầu ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ?
- A. Gió mùa Tây Nam nóng ẩm
- B. Khí hậu nhiệt đới gió mùa
- C. Khí hậu cận xích đạo gió mùa
- D. Khí hậu có mùa đông lạnh
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 299485
Nguyên nhân nào dẫn đến độ cao đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc thấp hơn ở miền Nam?
- A. Miền Bắc có nhiều núi cao hơn và có vĩ độ cao hơn miền Nam
- B. Miền Bắc chịu ảnh hưởng của bão, frông cực và dòng biển lạnh
- C. Miền Bắc gần chí tuyến và chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc
- D. Miền Bắc gần chí tuyến hơn và địa hình cao hơn so với miền Nam
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 299488
Đâu là một biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ rừng đặc dụng?
- A. Gây trồng rừng trên đất trống đồi trọc
- B. Bảo vệ cảnh quan đa dạng sinh học ở các vườn quốc gia
- C. Đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng
- D. Có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng hiện có
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 299491
Các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên ở nước ta được xếp vào nhóm nào dưới đây?
- A. rừng sản xuất
- B. rừng phòng hộ
- C. rừng đặc dụng
- D. rừng tái sinh
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 299494
Các thiên tai của nước ta do ảnh hưởng của biển Đông là gì?
- A. Bão; sạt lở bờ biển; cát bay, cát chảy
- B. Bão; sạt lở đất; sương muối
- C. Cát bay, cát chảy; rét đậm, rét hại; lũ lụt
- D. Sạt lở bờ biển; hạn hán; cháy rừng
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 299496
Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường biểu hiện ở đặc điểm nào?
- A. gia tăng các thiên tai
- B. suy giảm tài nguyên rừng
- C. gia tăng ô nhiễm môi trường
- D. suy giảm đa dạng sinh học