Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 452783
Những công việc nào thường được tiến hàng trong nhà?
- A. Sửa chữa đồ dùng điện
- B. Lắp đặt
- C. Bảo dưỡng
- D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 452785
Nội dung lao động của nghề điện dân dụng là:
- A. Vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa mạng điện, thiết bị và đồ dùng điện.
- B. Lắp đặt thiết bị và đồ dùng điện
- C. Lắp đặt mạng điện sản xuất và sinh hoạt
- D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 452787
Điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng là:
- A. Làm việc trên cao
- B. Chỉ làm ngoài trời
- C. Chỉ làm trong nhà
- D. Công việc nhẹ nhàng
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 452788
Đâu là đối tượng lao động của nghề điện dân dụng?
- A. Thiết bị lấy điện
- B. Thiết bị đóng cắt
- C. Thiết bị bảo vệ
- D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 452790
Chọn phát biểu SAI về triển vọng của nghề điện dân dụng?
- A. Nghề điện dân dụng không có điều kiện phát triển ở nông thôn và miền núi
- B. Luôn cần phát triển để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước
- C. Thợ điện luôn phải cập nhật, nâng cao kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp
- D. Nghề điện dân dụng có nhiều điều kiện phát triển ở thành phố
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 452791
Yêu cầu của nghề điện dân dụng đối với người lao động là:
- A. Tối thiểu phải tốt nghiệp THCN
- B. Tối thiểu phải tốt nghiệp THPT
- C. Tối thiểu phải tốt nghiệp THCS
- D. Bất cứ trình độ nào cũng được
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 452792
Nghề điện dân dụng hoạt động trong lĩnh vực sử dụng điện năng phục vụ:
- A. Lao động, sản xuất
- B. Sinh hoạt
- C. Đời sống
- D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 452794
Đối tượng lao động nào không thuộc nghề điện dân dụng?
- A. Thiết bị bảo vệ, đóng cắt
- B. Bản vẽ xây dựng
- C. Nguồn điện xoay chiều, một chiều
- D. Các loại đồ dùng điện
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 452795
Môi trường làm việc của nghề điện dân dụng gồm?
- A. Làm việc trên cao, nguy hiểm vì có điện, đi lưu động, làm việc trong nhà gần chất độc hại
- B. Làm việc trong nhà, làm việc trên cao, làm nhiều công việc nguy hiểm, nguy hiểm vì gần khu vực có điện, tiếp xúc với nhiều chất độc hại
- C. Làm việc trong nhà, làm việc trên cao, thường đi lưu động, nguy hiểm vì gần khu vực có điện, làm việc ngoài trời
- D. Làm việc trong nhà, làm việc trên cao, thường đi lưu động, nguy hiểm vì gần khu vực có điện, tiếp xúc với nhiều chất độc hại
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 452797
Chọn phát biểu SAI về đối tượng lao động của nghề điện dân dụng:
- A. Nguồn điện xoay chiều điện áp cao trên 380V
- B. Nguồn điện xoay chiều điện áp thấp dưới 380V
- C. Nguồn điện một chiều
- D. Các loại đồ dùng điện
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 452798
Để trở thành người thợ điện cần phải đáp ứng tốt yêu cầu cơ bản nào?
- A. Kiến thức, kĩ năng, thái độ phấn đấu
- B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ, sức khỏe
- C. Kiến thức, kĩ năng, thái độ, sức khỏe
- D. Cả A, B, C đều sai
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 452800
Công việc nào sau đây KHÔNG nằm trong các nhóm chuyên ngành của nghề điện dân dụng?
- A. Lắp đặt máy điều hoà không khí
- B. Lắp đặt máy bơm nước
- C. Bảo dưỡng và sửa chửa máy giặt
- D. Lắp ráp và sửa chữa xe gắn máy
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 452801
Đối tượng nào sau đây không phải là đối tượng lao động của nghề điện dân dụng?
- A. Cầu chì
- B. Ròng rọc
- C. Các đồng hồ đo điện
- D. Cả A và C
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 452802
Đâu không phải yêu cầu của nghề điện dân dụng đối với người lao động?
- A. Thái độ
- B. Kiến thức
- C. Sức khỏe
- D. Sắc đẹp
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 452804
Điều kiện nào sau đây không phải là điều kiện làm việc của nghề điện dân dụng?
- A. Thường phải đi lưu động
- B. Làm việc ngoài trời
- C. Tiếp xúc với nhiều hóa chất động hại
- D. Làm việc trên cao
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 452805
Dựa vào lớp vỏ cách điện, dây dẫn điện chia làm mấy loại?
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 452806
Dây cáp điện có cấu tạo gồm mấy phần?
- A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 5
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 452808
Đâu là yêu cầu của vật liệu cách điện?
- A. Cách điện cao
- B. Chịu nhiệt tốt
- C. Chống ẩm tốt và độ bền cơ học cao
- D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 452810
Thế nào là vật liệu cách điện?
- A. Vật liêu cách điện là vật liệu cho dòng điện chạy qua
- B. Vật liệu cách điện là vật liệu không cho dòng điện chạy qua
- C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 452811
Mạng điện trong nhà thường sử dụng loại dây dẫn nào?
- A. Dây bọc cách điện
- B. Dây trần
- C. Cả A và B đều đúng
- D. Cả A và B đều sai
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 452813
Kí hiệu dây dẫn điện của bản thiết kế mạng điện M(2x1,5) nghĩa là gì?
- A. Dây lõi bằng đồng, có 2 lõi và tiết diện lõi 1,5cm2
- B. Dây lõi bằng nhôm, có 2 lõi và tiết diện lõi 1,5cm2
- C. Dây lõi bằng đồng, có 2 lõi và tiết diện lõi 1,5cm2
- D. Dây lõi bằng nhôm, có 2 lõi và tiết diện lõi 1,5cm2
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 452814
Cấu tạo của dây cáp điện gồm có những bộ phận nào?
- A. Lõi, vỏ bảo vệ, dây dẫn
- B. Lõi, vỏ cách điện, vỏ bảo vệ
- C. Vỏ cách điện, vỏ bảo vệ, dây cáp
- D. Lõi, vỏ cách điện, dây dẫn
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 452815
Mạng điện trong nhà thường không được sử dụng loại dây dẫn như thế nào?
- A. Lõi nhiều sợi
- B. Trần
- C. Bọc cách điện
- D. Lõi một sợi
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 452816
Đâu là vật liệu cách điện?
- A. Thiếc
- B. Vonfam
- C. Mica
- D. Niken - crom
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 452817
Dây dẫn bọc cách điện có ký hiệu M(nxF), trong đó chữ F là?
- A. Tiết diện của lõi dây dẫn
- B. Số lõi dây
- C. Ký hiệu lõi dây làm bằng đồng
- D. Số sợi dây
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 452818
Vật liệu điện được dùng trong lắp đặt mạng điện gồm:
- A. Vật liệu cách điện
- B. Dây cáp điện
- C. Dây dẫn điện
- D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 452819
Dựa vào số lõi, dây có vỏ bọc cách điện chia làm mấy loại?
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 452820
V là kí hiệu của đồng hồ đo điện nào?
- A. Ampe kế
- B. Oát kế
- C. Vôn kế
- D. Đáp án khác
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 452821
Dụng cụ nào dùng để cắt kim loại, ống nhựa?
- A. Kìm
- B. Khoan
- C. Cưa
- D. Búa
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 452822
Dụng cụ nào dùng để đo đường kính và chiều sâu của lỗ?
- A. Thước dây
- B. Thước góc
- C. Thước cặp
- D. Thước dài
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 452824
Đồng hồ đo điện vạn năng dùng để đo:
- A. Điện áp, điện trở, cường độ dòng điện
- B. Cường độ dòng diện, điện áp, cường độ sáng
- C. Cường độ dòng điện, công suất điện, điện áp
- D. Điện áp, điện trở, cường độ dòng điện
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 452826
Kìm có công dụng gì?
- A. Cắt dây dẫn
- B. Tuốt dây dẫn
- C. Giữ dây dẫn khi nối
- D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 452828
Đại lượng nào sau đây không phải là đại lượng đo của đồng hồ đo điện?
- A. Đường kính dây dẫn
- B. Điện áp
- C. Cường độ dòng điện
- D. Điện trở mạch điện
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 452830
Tên một số đại lượng đo điện là:
- A. Ampe
-
B.
Oát
- C. Ôm
- D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 452832
Để đo cường độ dòng điện người ta sử dụng đồng hồ nào?
- A. Ampe kế
- B. Vôn kế
- C. Ôm kế
- D. Oát kế
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 452833
A là kí hiệu của đồng hồ đo điện nào?
- A. Ôm kế
- B. Ampe kế
- C. Oát kế
- D. Đáp án khác
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 452835
Panme là dụng cụ cơ khí dùng để đo?
- A. chính xác đường kính dây điện
- B. chiều dài dây điện
- C. kích thước lỗ luồn dây điện
- D. đường kính dây điện
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 452837
Đồng hồ dùng để đo điện năng tiêu thụ của mạch điện là?
- A. Ampe kế
- B. Công tơ điện
- C. Oát kế
- D. Vôn kế
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 452839
Để đo cường độ dòng điện và lượng điện năng tiêu thụ ta dùng các đồng hồ đo theo thứ tự là:
- A. Ampe kế và oát kế
- B. Ampe kế và công tơ điện
- C. Ampe kế và vôn kế
- D. Công tơ điện và ampe kế
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 452840
Đâu không phải là tên dụng cụ cơ khí?
- A. Thước
- B. Panme
- C. Đồng hồ vạn năng
- D. Búa