Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 287661
Cho hằng số Plăng \(h = 6,{625.10^{ - 34}}J.s\), tốc độ ánh sáng trong chân không là \(c = {3.10^8}m/s\). Năng lượng của photon có giá trị \(2,{8.10^{ - 19}}J\). Bước sóng của ánh sáng có giá trị:
- A. \(0,45\mu m\)
- B. \(0,58\mu m\)
- C. \(0,66\mu m\)
- D. \(0,71\mu m\)
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 287664
Cho \(1{\rm{e}}V = 1,{6.10^{ - 19}}J\). Biết công cần thiết để bứt electron ra khỏi bề mặt một kim loại là . Giới hạn quang điện của kim loại có giá trị:
- A. \({\lambda _0} = 0,4\mu m\)
- B. \({\lambda _0} = 0,5\mu m\)
- C. \({\lambda _0} = 0,6\mu m\)
- D. \({\lambda _0} = 0,3\mu m\)
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 287667
Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng với ánh sáng đơn sắc có bước sóng . Biết khoảng cách giữa hai khe Young là \(1,5mm\), khoảng cách từ 2 khe đến màn là 2m. Khoảng vân giao thoa có giá trị:
- A. \(1,2mm\)
- B. \(1,5mm\)
- C. \(2mm\)
- D. \(0,6mm\)
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 287668
Giới hạn quang điện của một kim loại là l. Cho \(h = 6,{625.10^{ - 34}};c = {3.10^8}m/s\). Công thoát có giá tri:
- A. \(5,{52.10^{ - 19}}J\)
- B. \(55,{2.10^{ - 25}}J\)
- C. \(55,{2.10^{ - 19}}J\)
- D. \(5,{52.10^{ - 25}}J\)
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 287669
Vị trí vân sáng bậc k trong thí nghiêm giao thoa của Young được xác định bằng công thức:
- A. \(x = k\frac{{\lambda .D}}{a}\)
- B. \(x = 2k\frac{{\lambda .D}}{a}\)
- C. \(x = k\frac{{\lambda .D}}{{2a}}\)
- D. \(x = (2k + 1)\frac{{\lambda .D}}{a}\)
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 287672
Trong dao động điện từ tự do LC. Tần số góc của dao động được xác định theo công thức:
- A. \(\omega = \frac{1}{{\sqrt {LC} }}\)
- B. \(\omega = \frac{1}{\pi }\sqrt {LC} \)
- C. \(\omega = \frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }}\)
- D. \(\omega = \frac{{2\pi }}{{\sqrt {LC} }}\)
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 287673
Trong mạch thu sóng vô tuyến người ta điều chỉnh điện dung của tụ \(C = \frac{1}{{4000\pi }}F\) và độ tự cảm của cuộn dây \(L = \frac{{1,6}}{\pi }H\) . Lấy \({\pi ^2} = 10\). Tần số sóng của mạch thu được có giá trị:
- A. 100 Hz
- B. 50Hz
- C. 200Hz
- D. 25Hz
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 287674
Phát biểu không đúng với tính chất của sóng điện từ
- A. Sóng điện từ không truyền qua được trong chân không
- B. Sóng điện từ có mang năng lượng
- C. Sóng điện từ là sóng ngang
- D. Sóng điện từ lan truyền qua chân không
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 287675
Chọn phát biểu đúng về ánh sáng.
- A. Hiện tượng giao thoa dễ quan sát đối với ánh sáng có bước sóng ngắn
- B. Hiện tượng quang điện chứng tỏ tính chất sóng của ánh sáng
- C. Sóng điện từ có bước sóng lớn thì năng lượng photon nhỏ
- D. Những sóng điện từ có tần số càng lớn thì tính chất sóng thể hiện càng rõ
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 287676
Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, dùng ánh sáng đơn sắc có bước sóng \(0,5\mu m\). Khoảng cách giữa hai khe là 1,2 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 3m. Tính khoảng cách giữa vân sáng bậc 5 và vân tối thứ 4. Biết hai vân này ở hai bên so với vân sáng trung tâm.
- A. 1,875mm
- B. 11,25mm
- C. 1,25mm
- D. 10,625mm
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 287677
Trường hợp nào sau đây sẽ cho quang phổ vạch phát xạ:
- A. Khi nung nóng một chất rắn, lỏng hoặc khí
- B. Khi nung nóng một chất lỏng hoặc khí
- C. Khi nung nóng một chất khí ở áp suất thấp
- D. Khi nung nóng một chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 287678
Chọn phát biểu đúng khi nói về điện từ trường.
- A. Điện trường và từ trường là hai mặt thể hiện khác nhau của một loại trường duy nhất gọi là điện từ trường.
- B. Vận tốc lan truyền cuả điện từ trường trong chất rắn lớn nhất, trong chất khí bé nhất và không lan truyền được trong chân không.
- C. Điện trường và từ trường tồn tại riêng biệt, độc lập với nhau trong không gian.
- D. Sóng điện từ do mạch dao động LC phát ra mang năng lượng càng lớn nếu điện tích trên tụ C dao động với chu kì càng lớn.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 287679
Cho \(h = 6,{625.10^{ - 34}}J.s;c = {3.10^8}m/s\). Khi electron trong nguyên tử hidro chuyển từ quỹ đạo dừng có năng lượng \({E_m} = - 0,85eV\) sang quỹ đạo dừng có năng lượng \({E_n} = - 13,6{\rm{e}}V\) thì nguyên tử phát bức xạ điện từ có bước sóng:
- A. \(0,4340\mu m\)
- B. \(0,4860\mu m\)
- C. \(0,6563\mu m\)
- D. \(0,0974\mu m\)
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 287680
Thí nghiệm II của Niuton về sóng ánh sáng chứng minh
- A. sự tồn tại của ánh sáng đơn sắc
- B. lăng kính không làm thay đổi màu sắc của ánh sáng
- C. ánh sáng mặt trời không phải là ánh sáng đơn sắc
- D. sự khúc xạ của các tia sáng khi đi qua lăng kính
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 287681
Trong mạch dao động LC lí tưởng, điện tích cực đại giữa hai bản tụ và cường độ dòng điện cực đại qua mạch lần lượt là \({Q_0}\) và \({I_0}\) .Tại thời điểm cường độ dòng điện trong mạch có giá trị \(\frac{{{I_0}}}{2}\) thì độ lớn của điện tích giữa hai bản tụ là:
- A. \(\frac{{3{Q_0}}}{2}\)
- B. \(\frac{{{Q_0}}}{2}\)
- C. \(\frac{{\sqrt 3 {Q_0}}}{4}\)
- D. \(\frac{{\sqrt 3 {Q_0}}}{2}\)
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 287682
Khi một chùm sáng đơn sắc truyền từ không khí vào nước thì:
- A. Tần số tăng, bước sóng giảm
- B. Tần số không đổi, bước sóng giảm
- C. Tần số giảm, bước sóng tăng
- D. Tần số không đổi, bước sóng tăng
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 287683
Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng Young, khoảng cách giữa hai khe \({S_1}{S_2}\) là 1,2 mm, khoảng cách 16 vân sáng liên tiếp trải dài trên bề rộng 18mm, bước sóng ánh sáng là \(0,6\mu m\) . Khoang cách từ hai khe đến màn bằng:
- A. 2m
- B. 4m
- C. 2,4m
- D. 3,6m
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 287684
Trong thí nghiệm Young về giao thoa với ánh sáng đơn sắc có bước sóng \(\lambda = 0,75\mu m\) . Biết khoảng cách giữa hai khe Young là 2m, khoảng cách từ hai khe đến màn là 3m. Vị trí vân sáng bậc 4 có giá tri:
- A. 3,94mm
- B. 3,94m
- C. 4,5mm
- D. 4,5m
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 287685
Một phôtn có năng lượng \(3,{3.10^{ - 19}}J\). Cho \(h = 6,{625.10^{ - 34}}J.s;c = {3.10^8}m/s\). Tần số của bức xạ có giá trị:
- A. \({5.10^{16}}Hz\)
- B. \({6.10^{16}}Hz\)
- C. \({6.10^{14}}Hz\)
- D. \({5.10^{14}}Hz\)
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 287686
Máy quang phổ lăng kinh là dụng cụ quang học dùng để:
- A. phân tích chùm sáng phức tạp thành các thành phần đơn sắc
- B. đo bước sóng do một nguồn sáng phát ra
- C. khảo sát, quan sát hiện tượng tán sắc ánh sáng
- D. khảo sát, quan sát hiện tượng giao thoa ánh sáng
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 287687
Đặt điện áp xoay chiều có tần số góc \(100\pi \,rad/s\) vào hai đầu cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(L = 0,2/\pi \,H.\) Cảm kháng của cuộn cảm là
- A. \(40\,\Omega \)
- B. \(10\sqrt 2 \,\Omega \)
- C. \(20\sqrt 2 \,\Omega \)
- D. \(20\,\Omega \)
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 287688
Con lắc lò xo có độ cứng \(k = 50\,N/m\) và vật nặng \(m = 0,5\,kg\) tác dụng lên con lắc một ngoại lực biến đổi điều hòa theo thời gian với phương trình \(f = {F_0}\cos 10\pi t\,\left( N \right).\) Sau một thời gian ta thấy vật dao động ổn định trên một đoạn thẳng dài \(10cm.\) Tốc độ cực đại của vật có giá trị bằng
- A. \(50\pi \,cm/s\)
- B. \(100\pi \,cm/s\)
- C. \(100\,cm/s\)
- D. \(50\,cm/s\)
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 287689
Đặt điện áp \(u = 220\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t + \dfrac{\pi }{3}} \right)\,\left( V \right)\) vào hai đầu đoạn mạch thì cường độ dòng điện trong đoạn mạch là \(i = 2\sqrt 2 \cos 100\pi t\,\left( A \right).\) Hệ số công suất của đoạn mạch là
- A. 0,8.
- B. 0,9.
- C. 0,7.
- D. 0,5.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 287690
Đặt điện áp xoay chiều có giá trị cực đại là 100V vào hai đầu một đoạn mạch chỉ chứa tụ điện thì cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch có biểu thức \(i = 2\cos \left( {100\pi t} \right)\,\left( A \right).\) Tại thời điểm điện áp có giá trị \(50V\) và đang tăng thì cường độ dòng điện là
- A. 1A
- B. \(\sqrt 3 A.\)
- C. \( - \sqrt 3 A.\)
- D. \( - 1A.\)
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 287691
Bóng đèn Led có công suất 12W chiếu sáng tương đương một bóng đèn dây tóc có công suất 100W. Nếu trung bình mỗi ngày thắp sáng 14 giờ thì mỗi tháng (30 ngày) lượng điện năng sẽ tiết kiệm được là
- A. 12,32 kWh
- B. 36,96 kWh
- C. 5,040 kWh
- D. 42 kWh
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 287692
Một vật nặng gắn vào lò xo có độ cứng k=20 N/m, dao động với biên độ A=5cm. Khi vật cách vị trí cân bằng 4cm, nó có động năng bằng
- A. 0,025 J
- B. 0,041 J
- C. 0,009 J
- D. 0,0016 J.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 287693
Tia sáng truyền trong không khí tới gặp mặt thoáng của một chất lỏng, chiết suất \(n = \sqrt 3 .\) Hai tia phản xạ và khúc xạ vuông góc với nhau. Góc tới i có giá trị là
- A. \(60^\circ \)
- B. \(45^\circ \)
- C. \(50^\circ \)
- D. \(30^\circ \)
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 287726
Đặt điện áp \(u = 220\sqrt 2 \cos 100\pi t\,\left( V \right)\) vào đoạn mạch gồm một bóng đèn dây tóc loại 110 V – 25 W mắc nối tiếp với một tụ điện có điện dung C thay đổi được. Điều chỉnh C để đèn sáng bình thường. Độ lệch pha giữa cường độ dòng điện và điện áp ở hai đầu đoạn mạch lúc này là
- A. \(\dfrac{\pi }{2}\)
- B. \(\dfrac{\pi }{4}\)
- C. \(\dfrac{\pi }{6}\)
- D. -\(\dfrac{\pi }{3}\)
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 287727
Một đoạn mạch xoay chiều gồm điện trở thuần R, độ tự cảm L, nối tiếp với một tụ điện có điện dung C thay đổi được. Điện áp hai đầu mạch \(u = {U_0}\cos \left( {100\pi t} \right)\,\left( V \right).\) Khi \(C = {C_1}\) thì công suất mạch là 240 W và cường độ dòng điện qua mạch là \(i = {I_0}\cos \left( {100\pi t - \dfrac{\pi }{3}} \right)\,\left( A \right).\) Công suất cực đại là
- A. 960 W
- B. 460 W
- C. 360 W
- D. 720 W
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 287728
Tại điểm O trong môi trường đẳng hướng, không hấp thụ âm, với công suất phát âm không đổi. Một máy đo mức cường độ âm chuyển động thẳng đều từ A về O với tốc độ I m/s. Khi máy đến điểm B cách nguồn âm 20m thì mức cường độ âm tăng thêm 20 dB so với ở điểm A, thời gian máy đo chuyển động từ A đến B là
- A. 220 s
- B. 160 s
- C. 180 s
- D. 200 s
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 287729
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hòa với phương trình \(x = A\cos \omega t\,\left( {cm} \right).\) Trong quá trình dao động của quả cầu, tỉ số giữa lực đàn hồi cực đại của lò xo và lực hồi phục cực đại là 1,5. Tỉ số giữa thời gian lò xo giãn và lò xo nén trong một chu kỳ bằng
- A. 3
- B. 2
- C. 0,5
- D. 1,5
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 287730
Ở mặt chất lỏng, tại hai điểm \({S_1}\) và \({S_2}\) cách nhau 10cm hai nguồn dao động cùng pha theo phương thẳng đứng phát ra hai sóng kết hợp có bước sóng 2cm. Trong khoảng \({S_1},{S_2}\) số dây dao động có biên độ cực đại là
- A. 9
- B. 8
- C. 10
- D. 11
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 287731
Một hạt mang điện tích \(q = 3,{2.10^{ - 19}}C\) bay vào trong từ trường đều, cảm ứng từ B=0,5T, với vận tốc \(v = {10^8}m/s\) tho phương vuông góc với các đường sức từ. Lực Lorenxơ tác dụng lên hạt là
- A. 0
- B. \(1,{6.10^{ - 13}}N\)
- C. \(3,{2.10^{ - 13}}N\)
- D. \(6,{4.10^{ - 13}}N.\)
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 287732
Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng ổn định với khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp là 6cm. Trên dây có những phần tử sóng dao động với tần số 5 Hz và biên độ lớn nhất là 3cm. Gọi N là vị trí của một nút sóng, C và D là hai phần tử trên dây ở hai bên của N và có vị trí cân bằng cách N lần lượt là 4,5cm và 1cm. Tại thời điểm \({t_1},\) phần tử C có li độ 1,5cm và đang hướng về vị trí cân bằng. Vào thời điểm \({t_2} = {t_1} + \dfrac{{85}}{{40}}s,\) phần tử D có li độ là
- A. 1,50 cm
- B. 0 cm
- C. -1,50 cm
- D. -0,75 cm
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 287733
Ở mặt nước có hai nguồn kết hợp đặt tại hai điểm A và B, dao động cùng pha theo phương thẳng đứng, phát ra hai sóng có bước sóng \(\lambda .\) Trên AB có 11 vị trí mà ở đó các phần tử nước dao động với biên độ cực đại. C và D là hai điểm thuộc mặt nước sao cho ABCD là hình chữ nhật AB = 2BC. M là điểm thuộc cạnh CD và nằm trên vân cực đại bậc 2 (MA – MB = 2\(\lambda \)). Biết phần tử tại M dao động cùng pha với nguồn. Độ dài đoạn thẳng MA là
- A. \(4\lambda \)
- B. \(6\lambda \)
- C. \(5\lambda \)
- D. \(3\lambda \)
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 287734
Đặt điện áp xoay chiều \(u = U\sqrt 2 \cos 2ft\,\,\,\left( V \right)\) vào hai đầu đoạn mạch nối tiếp gồm điện trở R, cuộn cảm thuần L và tụ điện C thì điện áp hiệu dụng trên R, trên L và trên C lần lượt là 120 V, 180 V, 20 V. Nếu chỉ giảm tần số của nguồn 2 lần thì điện áp hiệu dụng trên tụ gần nhất giá trị
- A. 40 V
- B. 50 V
- C. 65 V
- D. 25 V
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 287735
Một sóng cơ ngang hình sin truyền theo trục Ox qua điểm A đến điểm B rồi đến điểm C với chu kì T = 1 s, biên độ 3 cm và bước sóng 3 cm. Biết AB = 3cm, AC = 4,5 cm và tại thời điểm \({t_1}\) sóng bắt đầu truyền đến A, phần tử A đi lên từ vị trí cân bằng. Từ thời điểm \({t_1}\) đến thời điểm \({t_1} + 2s\) thì tổng quãng đường đi được của ba phần tử tại A, B, C là
- A. 72 cm
- B. 18 cm
- C. 36 cm
- D. 42 cm
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 287736
Con lắc đơn gồm vật nhỏ khối lượng 50 g, mang điện tích \({10^{ - 6}}C,\) được treo vào sợi dây mảnh, nhẹ, cách điện, không giãn chiều dài 1m. Toàn bộ hệ thống đặt trong điện trường đều nằm ngang, cường độ \({8.10^4}V/m.\) Ban đầu dây treo được giữ theo phương thẳng đứng, thả nhẹ cho vật dao động. Lấy \({\pi ^2} = 10\) và \(g = 9,8m/{s^2}.\) Khi dây treo lệch góc \(4^\circ \) so phương thẳng đứng thì tốc độ của vật gần nhất giá trị
- A. 0,411 m/s
- B. 0,419 m/s
- C. 0,215 m/s
- D. 0,218 m/s
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 287737
Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp A và B dao động theo phương thẳng đứng với phương trình \({u_A} = {u_B} = 6\cos \left( {10\pi t} \right)\,\left( {cm} \right)\) (t tính bằng s), vận tốc truyền sóng v = 3 m/s. Cố định nguồn A và tịnh tiến nguồn B (ra xa A) trên đường thẳng qua AB một đoạn 10cm thì tại vị trí trung điểm O ban đầu của đoạn AB sẽ dao động với biên độ là
- A. 6 cm
- B. 0
- C. 12 cm
- D. \(6\sqrt 3 \)cm
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 287738
Con lắc lò xo có độ cứng 100 N/m treo vật nặng khối lượng 0,5kg đang dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ 10cm. Khi vật nặng xuống đến vị trí thấp nhất thì một vật nhỏ khối lượng 0,25 kg bay theo phương thẳng đứng tới cắm vào \({m_1}\) với tốc độ 4,5 m/s. Biên độ dao động của hệ hai vật sau va chạm là
- A. 20 cm
- B. 15 cm
- C. 18 cm
- D. 40 cm