Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 288534
Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống ở cây giao phấn là:
- A. Do giao phấn xảy ra ngẫu nhiên giữa các loài thực vật
- B. Do lai khác thứ
- C. Do tự thụ phấn bắt buộc
- D. Do lai giữa các dòng thuần có kiểu gen khác nhau
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 288537
Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống ở động vật là
- A. do giao phối gần.
- B. do giao phối xảy ra ngẫu nhiên giữa các loài động vật.
- C. do lai giữa các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
- D. do lai phân tích.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 288538
Chim bồ câu, chim cu gáy khi giao phối cận huyết không có hiện tượng thoái hóa do chúng mang cặp gen?
- A. Dị hợp không gây hại.
- B. Đồng hợp lặn gây hại.
- C. Đồng hợp không gây hại.
- D. Cả A và B
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 288539
Khi tiến hành nghiên cứu trên chim bồ câu, người ta thấy đây là loài có hiện tượng giao phối cận huyết phổ biến, tuy nhiên chúng không bị thoái hóa giống. Điều nào dưới đây giải thích rõ cơ chế của hiện tượng này?
- A. Quá trình chọn lọc tự nhiên đã tạo ra các gen chống lại sự thoái hóa giống.
- B. Các con bồ câu mái có tập tính giao phối với nhiều bồ câu đực để tạo ra sự đa dạng di truyền, chống lại hiện tượng thoái hóa giống.
- C. Tần số đột biến giữa các thế hệ đủ lớn để tạo ra sự khác biệt về mặt di truyền qua các thế hệ, tránh hiện tượng thoái hóa giống.
- D. Sự giao phối cận huyết qua nhiều thế hệ đã tạo nên những dòng thuần chủng, giao phối cận huyết không gây thoái hóa giống.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 288540
Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn qua nhiều thế hệ thường gây hiện tượng thoái hoá giống vì:
- A. Thể đồng hợp giảm, thể dị hợp tăng, trong đó các gen lặn có hại được biểu hiện
- B. Thể dị hợp giảm, thể đồng hợp tăng, trong đó các gen lặn có hại được biểu hiện
- C. Các gen tồn tại ở trạng thái đồng hợp trội nên gen lặn có hại không biểu hiện
- D. Các gen tồn tại ở trạng thái dị hợp nên gen lặn có hại không biểu hiện
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 288542
Ở các giống giao phấn, quá trình tự thụ phấn và giao phối cận huyết liên tục qua nhiều thế hệ sẽ đẫn tới thoái hóa giống. Nguyên nhân là vì sự tự thụ phấn và giao phối cận huyết đã làm cho:
- A. Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tăng dẫn, tỉ lệ kiều gen dị hợp giảm dần và xuất hiện các gen lặn có hại
- B. Tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tăng dần và xuất hiện các gen lặn có hại
- C. Tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần, kiểu gen đồng hợp tăng dần và xuất hiện các đồng hợp gen lặn có hại
- D. Quần thể giống xuất hiện các đột biến gen lặn có hại
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 288544
Kết quả nào dưới đây không phải là do hiện tượng giao phối gần ?
- A. hiện tượng thoái hoá.
- B. tỉ lệ thể đồng hợp tăng, thể dị hợp giảm.
- C. tỉ lệ thể đồng hợp tăng, thể dị hợp giảm.
- D. tạo ra dòng thuần.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 288545
Kết quả nào sau đây không phải là do hiện tượng giao phối gần?
- A. tạo ra dòng thuần.
- B. tỉ lệ thể đồng hợp tăng, thể dị hợp giảm.
- C. hiện tượng thoái hoá.
- D. tạo ưu thế lai.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 288546
Khi nói về thoái hóa giống, phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Những giống có kiểu gen dị hợp nếu giao phấn ngẫu nhiên cũng gây ra thoái hóa giống.
- B. Thoái hóa giống luôn biểu hiện ở con lai của phép lai giữa hai dòng thuần chủng.
- C. Thoái hóa giống là hiện tượng năng suất của giống bị giảm dần do tác động của ngoại cảnh.
- D. Thoái hóa giống được biểu hiện cao nhất ở đời F1 và sau đó giảm dần ở các đời tiếp theo
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 288548
Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết, tỉ lệ thể đồng hợp và thể dị hợp biến đổi như thế nào?
- A. Tỉ lệ thể đồng hợp và thể dị hợp không thay đổi
- B. Tỉ lệ thể đồng hợp tăng, thể dị hợp giảm
- C. Tỉ lệ thể đồng hợp tăng, thể dị hợp không đổi
- D. Tỉ lệ thể đồng hợp giảm, thể dị hợp tăng
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 288550
Vì sao một số loài thực vật tự thụ phấn nghiêm ngặt hoặc động vật thường xuyên giao phối gần không bị thoái hóa khi tự thụ phấn hay giao phối cận huyết?
- A. Do chúng mang cặp gen đồng hợp không gây hại cho chúng
- B. Do chúng có những gen có khả năng kiềm hãm sự biểu hiện bệnh của các cặp gen đồng hợp
- C. Do khả năng gây bệnh của các gen đã bị bất hoạt
- D. Không có đáp án nào đúng
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 288551
Hiện tượng thoái hóa ở thực vật xuất hiện do
- A. thụ phấn nhân tạo
- B. giao phấn giữa các cây đơn tính
- C. tự thụ phấn
- D. Không có đáp án nào đúng
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 288552
Sự giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với con cái được gọi là gì?
- A. Giao phối cận huyết
- B. Thụ tinh nhân tạo
- C. Ngẫu phối
- D. Không có đáp án đúng
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 288554
Đặc điểm của thoái hóa do giao phối gần ở động vật là gì?
- A. Các thế hệ sau sinh trưởng và phát triển yếu
- B. Các thế hệ sau có khả năng sinh sản giảm
- C. Các thế hệ sau có thể bị dị tật bẩm sinh, chết non
- D. Tất cả các đặc điểm trên
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 288556
Phát biểu nào sau đây đúng nhất về khái niệm giao phối gần?
- A. Giao phối gần là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ
- B. Giao phối gần là sự giao phối giữa các cá thể cùng loài khác nhau
- C. Giao phối gần là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ và con cái
- D. Giao phối gần là sự giao phối giữa bố mẹ và con cái
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 288557
Đặc điểm nào sau đây không phải là mục đích của việc ứng dụng tự thụ phấn và giao phối gần vào chọn giống và sản xuất?
- A. Tạo ra dòng thuần chủng để làm giống
- B. Tập hợp các đặc tính quý vào giống để sản xuất
- C. Củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn
- D. Phát hiện và loại bỏ gen xấu ra khỏi quần thể
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 288559
Thành quả nào sau đây có được ở cây trồng mà không phải do công nghệ gen?
- A. Giống cà chua để lâu không bị hư hỏng.
- B. Giống bông kháng sâu hại.
- C. Giống lúa lùn năng suất cao IR22.
- D. Giống lúa "gạo vàng"
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 288561
Những thành tựu nào sau đây là của công nghệ gen?
- A. Giống bông kháng sâu, giống lúa gạo vàng, chuột nhắt mang gen chuột cống, dưa hấu tam bội
- B. Giống bông kháng sâu, giống lúa gạo vàng, chuột nhắt mang gen chuột cống, cừu sản xuất prôtêin người.
- C. Dâu tằm tam bội, giống lúa gạo vàng, chuột nhắt mang gen chuột cống, cừu sản xuất prôtêin người.
- D. Giống bông kháng sâu, giống lúa gạo vàng, dâu tằm tam bội, dưa hấu tam bội
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 288562
Để chuyển một gen của người vào tế bào vi khuẩn E. coli nhằm tạo ra nhiều sản phẩm của gen đó trong tế bào vi khuẩn, người ta có thể lấy mARN trưởng thành của gen người cần chuyển cho phiên mã ngược thành ADN rồi mới gắn ADN này vào plasmit và chuyển vào vi khuẩn. Người ta cần phải làm như vậy là vì gen bình thường của người
- A. quá lớn không chui vào được tế bào vi khuẩn
- B. sẽ không thể phiên mã được trong tế bào vi khuẩn
- C. sẽ không thể dịch mã được trong tế bào vi khuẩn
- D. là gen phân mảnh (có vùng mã hóa không liên tục).
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 288563
Người ta có thể tái tổ hợp thông tin di truyền giữa các loài rất khác xa nhau trong hệ thống phân loại mà phương pháp lai hữu tính không thực hiện được bằng phương pháp:
- A. Công nghệ gen
- B. Công nghệ tế bào
- C. Gây đột biến
- D. Lai khác loài.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 288566
Sản xuất inteferon bằng kĩ thuật di truyền mang bao nhiêu đặc điểm dưới đây?
(1) Lượng thu được cao.
(2) Giá thành rất cao.
(3) 1 tế bào E. coli mang gen IFN tạo ra khoảng 200 ngàn phân tử inteferon.
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 0
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 288568
Trong kĩ thuật di truyền về insulin người, sau khi gen tổng hợp insulin người được ghép vào ADN vòng của plasmit thì bước tiếp theo làm gì?
- A. Chuyển vào vi khuẩn để nó hoạt động như ADN của vi khuẩn.
- B. Cho nhân đôi lên nghìn lần để làm nguồn dự trữ cấy gen.
- C. Chuyển vào môi trường nuôi cấy để tổng hợp insulin.
- D. Được ghép vào tay người bệnh để sinh ra insulin.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 288570
Khi chuyển gen tổng hợp insulin của người vào vi khuẩn, tế bào vi khuẩn tổng hợp được hoocmon insulin là vì mã di truyền:
- A. Là mã bộ ba
- B. Có tính phổ biến
- C. Có tính đặc hiệu
- D. Có tính thoái hóa
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 288571
Trong công nghệ gen, để đưa gen tổng hợp insulin của người vào vi khuẩn E. coli, người ta đã sử dụng thể truyền là:
- A. Nấm
- B. Tế bào động vật
- C. Từ vi khuẩn (plasmit) hoặc virut
- D. Tế bào thực vật
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 288572
Nhà di truyền hoặc gắn gen người vào plasmit của vi khuẩn để làm gì?
- A. Cấy gen lành vào bệnh nhân bị bệnh di truyền.
- B. Sử dụng vi khuẩn này để sản xuất hàng loại mARN từ gen.
- C. So sánh ADN tìm thấy trên hiện trường gây án với mARN của kẻ tình nghi.
- D. Sử dụng vi khuẩn như nhà máy sản xuất prôtêin.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 288573
Trong kĩ thuật chuyển gen, khi gắn gen của người vào plasmit của vi khuẩn nhằm mục đích:
- A. Sử dụng vi khuẩn này để tạo sinh khối bổ sung nguồn dinh dưỡng cho con người
- B. Sử dụng vi khuẩn như nhà máy sản xuất protein dùng làm thuốc trị bệnh cho người
- C. Tạo chủng vi khuẩn có khả năng chống chịu tốt với môi trường
- D. Cấy gen lành vào bệnh nhân bị bệnh di truyền để thay thế gen bị bệnh
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 288574
Trình tự thao tác trong kĩ thuật chuyển gen bằng plasmit là
- A. phân lập ADN → chuyển ADN vào tế bào nhận → tạo ADN tái tổ hợp
- B. phân lập ADN → tạo ADN tái tổ hợp → chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận
- C. tạo ADN tái tổ hợp → chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận → tách dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp
- D. tạo ADN tái tổ hợp → tách dòng ADN → chuyển ADN đã tách dòng vào tế bào nhận
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 288575
Khi nói về công nghệ gen, phát biểu nào sau đây sai?
- A. Công nghệ gen là quy trình tạo ra các sinh vật biến đổi gen hoặc chuyển gen.
- B. Quy trình chuyển gen từ tế bào này sang tế bào khác không thuộc công nghệ gen.
- C. Công nghệ gen góp phần tạo ra các sinh vật biến đổi gen có những đặc tính quý hiếm cớ lợi cho con người.
- D. Sinh vật biến đổi gen là sinh vật mà hệ gen của nó đã được con người làm biến đổi.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 288576
Biện pháp nào sau đây được sử dụng để làm biến đổi hệ gen của một vi sinh vật phù hợp với lợi ích của con người?
- A. đưa thêm một gen của một loài khác vào trong hệ gen.
- B. loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen
- C. làm biến đổi một gen nào đó đã có sẵn trong hệ gen
- D. Cả 3 biện pháp trên.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 288577
Thành tựu nào dưới đây không được tạo ra từ ứng dụng công nghệ gen?
- A. Lúa chuyển gen tổng hợp β caroten
- B. Cừu chuyển gen tổng hợp protein huyết thanh của người
- C. Tạo giống cây lai khác loài
- D. Vi khuẩn E.coli sản xuất hormon somatostatin.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 288578
Thành tựu nào sau đây không phải là ứng dụng của công nghệ gen?
- A. Cà chua có gen chín quả bị bất hoạt
- B. Dâu tằm tam bội.
- C. Vi sinh vật có khả năng phân hủy dầu loang trên biển
- D. Chuột bạch có hoocmon sinh trưởng của chuột công
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 288579
Những thành tựu nào dưới đây không phải là kết quả ứng dụng của công nghệ gen?
- A. Tạo chủng vi sinh vật mới
- B. Tạo cây trồng biến đổi gen
- C. Tạo cơ quan nội tạng của người từ các tế bào động vật
- D. Tạo ra các cơ thể động vật biến đổi gen
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 288866
Nhóm sinh vật nào sau đây toàn là động vật ưa ẩm?
- A. Ếch, ốc sên, giun đất
- B. Ếch, lạc đà, giun đất.
- C. Lạc đà, thằn lằn, kỳ đà.
- D. Ốc sên, thằn lằn, giun đất.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 288867
Đặc điểm thường gặp ở những cây sống nơi ẩm ướt nhưng có nhiều ánh sáng như ven bờ ruộng là:
- A. Cây có phiến lá to, rộng và dầy
- B. Cây có lá tiêu giảm, biến thành gai
- C. Cây biến dạng thành thân bò
- D. Cây có phiến lá hẹp, mô giậu phát triển
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 288868
Những cây sống ở nơi khô hạn thường có nhũng đặc điểm thích nghi nào?
- A. Lá biến thành gai, lá có phiến mỏng.
- B. Lá và thân cây tiêu giảm.
- C. Cơ thể mọng nước, bản lá rộng
- D. Hoặc cơ thể mọng nước hoặc lá tiêu giảm hoặc lá biến thành gai
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 288869
Cây xanh nào sau đây thuộc nhóm thực vật ưa ẩm?
- A. Xương rồng
- B. Cây rêu, cây thài lài
- C. Cây mía
- D. Cây hướng dương
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 288870
Lớp động vật có cơ thể hằng nhiệt là:
- A. Chim, thú, bò sát
- B. Bò sát, lưỡng cư
- C. Cá, chim, thú
- D. Chim và thú
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 288871
Loài động vật dưới đây có tập tính ngủ đông khi nhiệt độ môi trường quá lạnh:
- A. Gấu Bắc cực
- B. Chim én
- C. Hươu, nai
- D. Cừu
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 288872
Đâu là động vật nào thuộc động vật biến nhiệt là:
- A. Ruồi giấm, ếch, cá
- B. Bò, dơi, bồ câu
- C. Chuột, thỏ, ếch
- D. Rắn, thằn lằn, voi
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 288873
Tuỳ theo mức độ phụ thuộc của nhiệt độ cơ thể vào nhiệt độ môi trường người ta chia làm hai nhóm động vật là:
- A. Động vật chịu nóng và động vật chịu lạnh
- B. Động vật ưa nhiệt và động vật kị nhiệt
- C. Động vật biến nhiệt và động vật hằng nhiệt
- D. Động vật biến nhiệt và động vật chịu nhiệt