Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 197308
Nhân tố có ý nghĩa hàng đầu tạo nên những thành tựu to lớn của ngành chăn nuôi nước ta trong thời gian qua là gì?
- A. Thú y phát triển đã ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
- B. Nhiều giống gia súc gia cầm có chất lượng cao được nhập nội.
- C. Nguồn thức ăn cho chăn nuôi ngày càng được bảo đảm tốt hơn.
- D. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 197310
Vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất ở nước ta là vùng nào?
- A. Đồng bằng sông Hồng.
- B. Đồng bằng duyên hải Miền Trung.
- C. Đồng bằng sông Cửu Long.
- D. Đông Nam Bộ
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 197311
Chăn nuôi lợn và gia cầm tập trung nhiều nhất ở các vùng nào của nước ta?
- A. Trung du Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng.
- B. Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
- C. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
- D. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 197313
Đàn trâu được nuôi nhiều nhất ở vùng nào sau đây của nước ta?
- A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- B. Bắc Trung Bộ.
- C. Duyên hải miền Trung.
- D. Đồng bằng sông Hồng
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 197314
Chăn nuôi bò sữa đang phát triển mạnh ở khu vực nào?
- A. Một số nông trường Tây Bắc.
- B. Một số nơi ở Lâm Đồng
- C. Ven Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
- D. Các tỉnh ở Tây Nguyên.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 197315
Cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên là cây gì?
- A. Chè.
- B. Cà phê.
- C. Hồ tiêu.
- D. Cao su.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 197316
Vùng nào sau đây có năng suất lúa cao nhất nước ta?
- A. Đồng bằng sông Hồng.
- B. Đồng bằng sông Cửu Long.
- C. Bắc Trung Bộ.
- D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 197319
Nguồn thức ăn cho chăn nuôi nào sau đây được lấy từ ngành trồng trọt?
- A. Đồng cỏ tự nhiên.
- B. Hoa màu lương thực.
- C. Thức ăn chế biến công nghiệp.
- D. Phụ phẩm ngành thủy sản
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 197320
Cây công nghiệp lâu năm ở nước ta có vai trò quan trọng nhất do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?
- A. Đem lại hiệu quả kinh tế cao.
- B. Điều kiện tự nhiên thuận lợi.
- C. Đẩy mạnh công nghiệp chế biến.
- D. Trình độ lao động đang được nâng cao.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 197321
Việt Nam là nước xuất khẩu hàng đầu về loại cây nào?
- A. Hồ tiêu, chè, mía
- B. Cà phê, ô-liu, dừa
- C. Cao su, cà phê, mía
- D. Cà phê, điều, hồ tiêu
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 197323
Xu hướng nổi bật nhất của ngành chăn nuôi nước ta hiện nay là gì?
- A. ứng dụng tiến bộ khoa học và kĩ thuật.
- B. đang tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa.
- C. tăng tỉ trọng sản phẩm không giết thịt
- D. phát triển mạnh dịch vụ về giống, thú y.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 197324
Nhóm cây nào sau đây chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu diện tích trồng trọt ở nước ta hiện nay?
- A. Cây lương thực.
- B. Cây ăn quả.
- C. Cây công nghiệp lâu năm.
- D. Cây công nghiệp hàng năm
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 197326
Muốn đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp bền vững thì nước ta cần phải làm gì?
- A. chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp
- B. đẩy mạnh thâm canh
- C. an ninh lương thực được đảm bảo
- D. mở rộng công nghiệp chế biến
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 197327
Năng suất lúa cao nhất nước ta là vùng nào sau đây?
- A. Đồng bằng sông Hồng
- B. Duyên hải Nam Trung Bộ
- C. Đồng bằng sông Cửu Long
- D. Bắc Trung Bộ
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 197328
Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt nước ta, nhóm cây trồng chiếm tỉ trọng cao nhất là cây gì?
- A. Cây ăn quả.
- B. Cây lương thực.
- C. Cây rau đậu.
- D. cây công nghiệp.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 197329
Đối tượng lao động trong nông nghiệp nước ta là gì?
- A. Đất đai, khí hậu và nguồn nước.
- B. Hệ thống cây trồng và vật nuôi.
- C. Lực lượng lao động.
- D. Hệ thống cơ sở vật chất - kĩ thuật và cơ sở hạ tầng.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 197333
Ở nước ta, cây công nghiệp hàng năm thường được trồng ở khu vực nào?
- A. Đồng bằng
- B. Duyên hải
- C. Miền núi
- D. Cao nguyên
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 197334
Trong điều kiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, để sản xuất lương thực luôn ổn định thì nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là gì?
- A. Chính sách phát triển nông nghiệp đúng đắn.
- B. Sử dụng nhiều loại phân bón, thuốc trừ sâu.
- C. Phát triển hệ thống nhà máy chế biến gắn với sản xuất.
- D. Phòng chống thiên tai, dịch bệnh.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 197336
Vùng có năng suất lúa cao nhất nước ta là vùng nào?
- A. Đồng bằng sông Hồng
- B. Đồng bằng ven biển miền Trung
- C. Đông Nam Bộ
- D. Đồng bằng sông Cửu Long
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 197338
Trong nội bộ ngành sản xuất nông nghiệp (theo nghĩa hẹp) ở nước ta đang chuyển dịch theo hướng nào?
- A. tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi gia súc lớn, giảm tỉ trọng các sản phẩm không qua giết thịt.
- B. giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi.
- C. tăng tỉ trọng trồng cây ăn quả, giảm tỉ trọng ngành trồng cây lương thực.
- D. giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi gia súc lớn, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi gia cầm.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 197339
Trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, ngành trồng trọt chiếm bao nhiêu %?
- A. 50%
- B. 73%
- C. 90%
- D. 75%
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 197341
Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển cây công nghiệp lâu năm hiện nay ở nước ta là gì?
- A. Công nghiệp chế biến chưa phát triển.
- B. Giống cây trồng còn hạn chế.
- C. Thị trường có nhiều biến động.
- D. Thiếu lao động có kinh nghiệm sản xuất.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 197343
Hai vùng trọng điểm sản xuất cây công nghiệp lớn nhất nước ta là gì?
- A. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.
- B. Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ.
- C. Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ.
- D. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 197344
Chăn nuôi gia cầm ở nước ta tăng mạnh, chủ yếu là do đâu?
- A. Cơ sở thức ăn được đảm bảo.
- B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
- C. Nhiều giống cho năng suất cao.
- D. Nguồn lao động dồi dào.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 197345
Việc đảm bảo an ninh lương thực ở nước ta là cơ sở để làm gì?
- A. Đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp.
- B. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng.
- C. Tạo điều kiện cho công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
- D. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 197346
Yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển của cây công nghiệp của nước ta trong những năm gần đây là gì?
- A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi.
- B. Thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng.
- C. Tiến bộ khoa học - kỹ thuật.
- D. Người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 197348
Trong nội bộ ngành nông nghiệp, sự chuyển dịch theo xu hướng nào?
- A. tăng tỉ trọng chăn nuôi, giảm các ngành còn lại.
- B. tăng tỉ trọng chăn nuôi, dịch vụ và trồng trọt.
- C. tăng tỉ trọng chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp, giảm tỉ trọng trồng trọt.
- D. tăng tỉ trọng chăn nuôi, trồng trọt, giảm tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 197349
Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt nước ta, nhóm cây trồng chiếm tỉ trọng cao nhất là gì?
- A. Cây ăn quả.
- B. Cây lương thực.
- C. Cây công nghiệp.
- D. Cây rau đậu.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 197353
Vì sao chăn nuôi bò sữa tập trung ven các thành phố lớn?
- A. cơ sở thức ăn phong phú
- B. lao động có trình độ
- C. cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại
- D. nhu cầu thị trường lớn
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 197355
Để đảm bảo an ninh về lương thực đối với một nước đông dân như Việt Nam, cần phải làm gì?
- A. Tiến hành cơ giới hóa, thủy lợi hóa và hóa học hóa.
- B. Khai hoang mở rộng diện tích, đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long.
- C. Đẩy mạnh thâm canh tăng vụ.
- D. Cải tạo đất mới bồi ở các vùng cửa sông ven biển.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 198546
Hạn chế lớn nhất của ngành chăn nuôi nước ta là gì?
- A. Giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao còn ít
- B. Dịch bệnh hại gia súc, gia cầm còn tràn lan
- C. Hiệu quả chăn nuôi chưa cao và ổn định
- D. Cơ sở thức ăn chưa được đảm bảo
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 198548
Chăn nuôi lợn ở Đồng bằng sông Hồng thuận lợi hơn ở Đồng bằng sông Cửu Long không phải do điều gì?
- A. nhu cầu thực phẩm lớn hơn.
- B. có truyền thống nuôi lợn.
- C. nguồn thức ăn dồi dào hơn.
- D. quy mô dân số đông hơn.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 198549
Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 19, hãy cho biết vùng có số lượng đàn lợn lớn ở nước ta không dựa trên thế mạnh nào?
- A. Là vùng trồng cây lương thực
- B. Là vùng có công nghiệp chế biến phát triển
- C. Là vùng tập trung đông dân cư
- D. Là vùng có hoạt động thương mại phát triển
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 198551
Xu hướng giảm tỉ trọng diện tích cây lương thực, tăng tỉ trọng diện tích cây công nghiệp trong cơ cấu ngành trồng trọt nước ta chủ yếu nhằm
- A. phát huy lợi thế về đất đai và khí hậu.
- B. đa dạng hóa nông sản cho xuất khẩu.
- C. nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp.
- D. tạo thêm nhiều việc làm cho lao động.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 198552
Số lượng đàn gia súc, gia cầm nước ta không ổn định trong những năm gần đây do đâu?
- A. thiếu thức ăn cho ngành chăn nuôi.
- B. dịch bệnh hại gia súc, gia cầm.
- C. thiếu nguồn cung cấp giống vật nuôi.
- D. thiên tai.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 198554
Nhân tố chủ yếu để đảm bảo cho sự phát triển ổn định cây công nghiệp nước ta là gì?
- A. thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- B. điều kiện tự nhiên thuận lợi.
- C. mạng lưới cơ sở chế biến sản phẩm.
- D. kinh nghiệm sản xuất của người lao động.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 198555
Đâu không phải là khó khăn chủ yếu của ngành chăn nuôi ở nước ta hiện nay?
- A. giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao còn ít.
- B. hình thức chăn nuôi quảng canh còn phổ biến.
- C. lao động ít có kinh nghiệm trong sản xuất.
- D. dịch bệnh còn lây lan trên diện rộng.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 198557
Ngành chăn nuôi lợn và chăn nuôi gia cầm phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long là do đâu?
- A. lực lượng lao động dồi dào nhiều kinh nghiệm.
- B. nguồn thức ăn cho chăn nuôi phong phú, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- C. đã sử dụng nhiều giống mới năng suất cao, giá trị kinh tế lớn.
- D. điều kiện tự nhiên thuận lợi.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 198558
Để tăng thêm diện tích gieo trồng lúa ở nước ta hiện nay, giải pháp nào sau đây là quan trọng nhất?
- A. Khai hoang mở rộng đất trồng lúa
- B. Xây mới các công trình thủy lợi
- C. Đưa thêm giống mới vào sản xuất
- D. Nâng cao hệ số sử dụng đất
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 198559
Chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh ở ven các thành phố lớn là do đâu?
- A. Gắn với nguồn thức ăn đã chế biến và cơ sở thú y.
- B. Việc chăn nuôi bò sữa đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao.
- C. Miền núi việc vận chuyển sữa đến nơi chế biến khó khăn.
- D. Gắn với cơ sở chế biến sữa và thị trường tiêu thụ.