Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 119198
Một lăng kính có góc chiết quang A= 60 , chiết suất của lăng kính đối với tia đỏ \({n_d} = 1,6444\) và đối với tia tím là \({n_t} = 1,6852\). Chiếu tia sáng trắng tới mặt bên của lăng kính dưới góc tới nhỏ. Góc lệch giữa tia ló màu đỏ và tia ló màu tím:
- A. 0,0011 rad
- B. 0,0043 rad
- C. 0,00152 rad
- D. 0,0025 rad
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 119199
Một nguồn sáng đơn sắc có l = 0,6mm chiếu vào hai khe S1, S2 hẹp song song cách nhau 1mm và cách đều nguồn sáng. Đặt một màn ảnh song song và cách hai khe 1m. Vị trí vân tối thứ ba được xác định:
- A. 0,75mm
- B. 0,9mm
- C. 1,25mm
- D. 1,5mm
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 119200
Trong thí nghiệm Young: Hai khe song song cách nhau a = 2mm và cách đều màn E một khoảng D = 3m. Quan sát vân giao thoa trên màn người ta thấy khoảng cách từ vân sáng thứ năm đến vân sáng trung tâm là 4,5mm. Bước sóng của nguồn sáng đó là:
- A. 0,6mm
- B. 0,65mm
- C. 0,7mm
- D. 0,75mm
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 119201
Trong thí nghiệm Iâng: Hai khe cách nhau 2mm, 2 khe cách màng 4m, bước sóng dùng trong thí nghiệm là 0,6µm thì tại vị trí M trên màn cách vân trung tâm một đoạn 7,8mm là vân gì? bậc mấy?
- A. Vân sáng, bậc 6
- B. Vân tối, bậc6.
- C. Vân tối bậc 7.
- D. Vân tối bậc 8
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 119202
Trong thí nghiệm Young: Hai khe song song cách nhau a = 2mm và cách đều màn E một khoảng D = 3m. Quan sát vân giao thoa trên màn người ta thấy khoảng cách từ vân sáng thứ năm đến vân sáng trung tâm là 4,5mm. Cách vân trung tâm 3,15mm có vân tối thứ mấy?
- A. Vân tối thứ 2.
- B. Vân tối thứ 3.
- C. Vân tối thứ 4.
- D. Vân tối thứ 5.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 119203
Điều kiện phát sinh của quang phổ vạch hấp thụ là:
- A. Nhiệt độ của nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục phải lớn hơn nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ.
- B. Nhiệt độ của nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục phải thấp hơn nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ.
- C. Nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ bằng nhiệt độ của nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục.
- D. Nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ lớn hơn nhiệt độ của nguồn sáng phát ra quang phổ vạch.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 119204
Chọn câu sai:
- A. Quang phổ vạch phát xạ do các khi hay hơi ở áp suất thấp bị kích thích phát sáng phát ra.
- B. Quang phổ vạch phát xạ của các nguyên tố khác nhau thì khác nhau về số lượng các vạch quang phổ.
- C. Quang phổ vạch phát xạ là quang phổ gồm những vạch màu riêng rẽ nằm trên một nền tối.
- D. Quang phổ vạch phát xạ của các chất khí khác nhau, chỉ khác nhau về số lượng vạch và màu sắc các vạch.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 119205
Nhận định nào dưới đây về tia hồng ngoại là không chính xác?
- A. Tia hồng ngoại là những bức xạ không nhìn thấy được, có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng đỏ.
- B. Chỉ có những vật có nhiệt độ thấp mới phát ra tia hồng ngoại.
- C. Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt.
- D. Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 119208
Một ống tạo tia Rơnghen có hiệu điện thế2.104V. Bỏ qua động năng ban đầu của các elẻcton có điện tích 1,6.10-19C khi thoát ra khỏi catốt. Động năng khi chạm đối âm cực là:
- A. 32.10-5J
- B. 3,2.10-15J
- C. 0,32.10-15J
- D. 8.10-23J
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 119209
Một đèn phát ra bức xạ có tần số f = 1014Hz. bức xạ này thuộc vùng nào của thang sóng điện từ?
- A. Vùng hồng ngoại.
- B. Vùng tử ngoại.
- C. Vùng ánh sáng nhìn thấy.
- D. Tia Rơnghen.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 119210
Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng (hai khe được chiếu sáng bởi ánh sáng đơn sắc), khoảng cách giữa hai khe a = 1,5mm, khoảng cách từ hai khe đến màn D = 2m, khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp là 1mm. Bước sóng và màu của ánh sáng đó là:
- A. l= 0,4mm, màu tím.
- B. l = 0,58mm, màu lục.
- C. l = 0,75mm, màu đỏ.
- D. l = 0,64mm, màu vàng
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 119211
Chọn câu trả lời đúng.Nguyên tắc của mạch chọn sóng trong máy thu thanh dựa trên :
- A. Giao thoa trong mạch chọn sóng.
- B. Sóng dừng trong mạch chọn sóng.
- C. Cộng hưởng dao động điện từ trong mạch chọn sóng
- D. Dao động cưỡng bức trong mạch chọn sóng.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 120540
Điều nào sau đây là sai khi nói về ánh sáng đơn sắc ?
- A. Đại lượng đặc trưng cho sóng ánh sáng đơn sắc là tần số
- B. Đại lượng đặc trưng cho sóng ánh sáng đơn sắc là bước sóng
- C. Đại lượng đặc trưng cho sóng ánh sáng đơn sắc là bước sóng trong chân không
- D. Vận tốc của sóng ánh sáng đơn sắc phụ thuộc chiết suất của môi trường trong suốt ánh sáng truyền qua
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 120541
Điều nào sau đây là sai khi nói về ánh sáng đơn sắc ?
- A. Đại lượng đặc trưng cho sóng ánh sáng đơn sắc là tần số
- B. Đại lượng đặc trưng cho sóng ánh sáng đơn sắc là bước sóng
- C. Đại lượng đặc trưng cho sóng ánh sáng đơn sắc là bước sóng trong chân không
- D. Vận tốc của sóng ánh sáng đơn sắc phụ thuộc chiết suất của môi trường trong suốt ánh sáng truyền qua
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 120542
Điều nào sau đây là đúng khi nói về ánh sáng đơn sắc ?
- A. Vận tốc của ánh sáng đơn sắc phụ thuộc vào môi trường truyền
- B. Vận tốc của ánh sáng đơn sắc trong chân không phụ thuộc bước sóng ánh sáng
- C. Trong cùng một môi trường trong suốt vận tốc của ánh sáng màu đỏ nhỏ hơn vận tốc ánh sáng màu tím
- D. Tần số của ánh sáng đơn sắc phụ thuộc môi trường truyền
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 120543
Trong thí nghiệm giao thoa Young dùng ánh sáng đơn sắc thì vân trung tâm sẽ là:
- A. Một vệt màu đen.
- B. Một vệt màu có cùng màu với nguồn.
- C. Một vệt trắng.
- D. Không quan sát được gì.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 120544
Chọn câu trả lời không đúng trong hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng:
- A. Lỗ nhỏ hoặc khe nhỏ được chiếu sáng có vai trò như một nguồn phát sóng ánh sáng.
- B. Khi thu hẹp lỗ tròn tới một mức nào đó thì xuất hiện một vết sáng tròn được bao quanh bởi các vành tròn sáng tối nằm đan xen lẫn nhau.
- C. Ta chỉ có thể quan sát được lỗ tròn khi điểm quan sát nằm trong phạm vi ảnh của lỗ tròn.
- D. Lỗ tròn càng to thì ảnh của lỗ tròn càng rõ nét.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 120545
Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng:
- A. Hiện tượng xuất hiện ánh sáng nhiều màu sắc khi quan sát bong bóng xà phòng.
- B. Hiện tượng ánh sáng đổi phương truyền khi đi qua một mặt phân cách giữa hai môi trường có chiết suất khác nhau.
- C. Hiện tượng cầu vồng xuất hiện khi Trời vừa tạnh mưa và có nắng.
- D. Hiện tượng khi ánh sáng Mặt Trời chiếu qua khung cửa sổ dưới sàn nhà ta không thấy đường nét rõ của khung cửa.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 120546
Kết quả thu được trong thí nghiệm nhiễu xạ ánh sáng chứng tỏ rằng :
- A. Tần số của ánh sáng thay đổi khi gặp mép của lỗ tròn.
- B. Phương truyền của ánh sáng thay đổi khi ánh sáng đi qua mép của lỗ tròn.
- C. Ánh sáng có tính chất sóng và là sóng dọc.
- D. Vận tốc của ánh sáng thay đổi khi ánh sáng bị nhiễu xạ tại mép của khe hẹp.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 120547
Ánh sáng màu Lam có bước sóng trong chân không và trong nước lần lượt là 0,4861\(\mu \) và 0,3635\(\mu \). Chiết suất tuyệt đối của nước đối với ánh sáng màu Lam là :
- A. n= 1,3373
- B. n= 0,7478
- C. n= 0,8534
- D. n= 1,4142
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 120548
Ánh sáng màu đỏ có bước sóng trong chân không là 656,5nm ; chiết suất của nước đối với ánh sáng đỏ là 1,3311. Bước sóng của ánh sáng đỏ trong nước có giá trị bằng :
- A. 873,9nm
- B. 493,2nm
- C. 567,4nm
- D. 634,1nm
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 120549
Chiết suất của chất làm lăng kính đối với ánh sáng màu Tím là nt= 1,54. Tốc độ của ánh sáng Tím trong lăng kính có giá trị bằng:
- A. vt= 0,1948.108m/s
- B. vt= 194,8.106m/s
- C. vt= 19,48.105m/s
- D. vt= 1948,0.104m/s
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 120550
Bước sóng của ánh sáng màu Lục trong chân không là 565,8nm; biết chiết suất của nước đối với ánh sáng màu Lục là nLục = 1,335. Tần số của ánh sáng màu Lục trong nước là:
- A. f= 3,97.10(Hz)
- B. f= 4,53.10(Hz)
- C. f= 5,30.10(Hz)
- D. f= 6,12.10(Hz)
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 120551
Chiết suất tỉ đối của kim cương đối với nước là 1,814; chiết suất tuyệt đối của nước đối với ánh sáng màu lục là 1,335. Tốc độ của ánh sáng màu lục trong kim cương là:
- A. v= 2,5472.108m/s
- B. v=1,8573.108m/s
- C. v= 2,7647.108m/s
- D. v=1,2388.108m/s
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 120552
Chiếu một chùm ánh sáng đỏ vào một môi trường có chiết suất n, biết bước sóng của ánh sáng đỏ trong chân không và trong môi trường lần lượt là 656,3nm và 410,2nm. Tốc độ của ánh sáng đỏ trong môi trường đó bị giảm đi bao nhiêu lần so với môi trường chân không.
- A. 1,5 lần
- B. 1,6 lần
- C. 2 lần
- D. 1 lần
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 120553
Chọn câu phát biểu chính xác về hiện tượng giao thoa:
- A. Khi tăng kích thước của nguồn sáng thì hệ vân sẽ không có gì thay đổi.
- B. Độ đơn sắc của nguồn sáng có ảnh hưởng rất lớn đến độ rõ nét của hình ảnh giao thoa.
- C. Muốn quan sát rõ hình ảnh giao thoa thì nguồn sáng cần phải để gần hai khe.
- D. Với nguồn sáng trắng thì bậc giao thoa có thể quan sát được trên màn vào cỡ vài chục bậc.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 120554
Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với ánh sáng đơn sắc, kết luận nào sau đây không đúng?
- A. Vị trí vân sáng bậc 1 tương ứng hệ số k= \( \pm \)1.
- B. Vị trí vân tối thứ 2 tương ứng hệ số k= \( \pm \)2.
- C. Vị trí vân tối thứ 1 tương ứng hệ số k= 0 ; -1.
- D. Vị trí vân sáng bậc n tương ứng hệ số k= \( \pm \)n.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 120555
Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe Young, nếu như khoảng cách giữa màn và mặt phẳng chứa hai khe tăng lên thì :
- A. khoảng vân quan sát được trên màn sẽ tăng lên.
- B. khoảng vân quan sát được trên màn sẽ giảm đi.
- C. khoảng vân không thay đổi.
- D. khoảng vân giảm đến giá trị tới hạn rồi tăng dần.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 120556
Tìm phát biểu không chính xác:
- A. Mỗi ánh sáng đơn sắc có một tần số xác định.
- B. Mọi ánh sáng đơn sắc mà ta nhìn thấy đều có bước sóng trong khoảng từ 380nm đến 760nm.
- C. Trong thực tế, do mắt ta không thể phân biệt được màu của các ánh sáng đơn sắc có bước sóng rất gần nhau, nên ta chỉ phân biệt được vài trăm màu.
- D. Tốc độ của ánh sáng lớn nhất trong môi trường chân không.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 120557
Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe F1F2 là a= 2(mm); dùng ánh sáng có bước sóng \(\lambda = 0,5\mu m\) làm thí nghiệm. Trong khoảng MN trên màn với MO= ON= 5(mm) có 11 vân sáng mà hai mép M và N trùng vân sáng. Tìm khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe F1F2 đến màn hứng ảnh là D ?
- A. D= 2(m)
- B. D= 1(m)
- C. D=4(m)
- D. Đáp số khác.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 120558
Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe F1F2 là a= 2(mm). Khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe F1F2 đến màn hứng ảnh là D= 4(m). Trong khoảng MN trên màn với MN= 10(mm) có 20 vân sáng trong đó MN là vân tối. Bước sóng ánh sáng đơn sắc làm thí nghiệm là?
- A. \(\lambda = 0,81\mu m\)
- B. \(\lambda = 0,05\mu m\)
- C. \(\lambda = 0,32\mu m\)
- D. \(\lambda = 0,5\mu m\)
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 120559
Trong thí nghiệm Yâng, nếu khoảng cách giữa hai khe tăng lên 2 lần, còn khoảng cách giữa màn và hai khe giảm đi 3 lần thì khoảng vân :
- A. tăng lên 6 lần
- B. giảm xuống 6 lần
- C. tăng lên 1,5 lần
- D. giảm xuống 1,5 lần
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 120560
Trong thí nghiệm Yâng, nguồn sáng là ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,45(\(\mu \)m). Hai khe sáng cách nhau 0,2mm và cách màn quan sát 2m. Vân sáng bậc 3 cách vân trung tâm một khoảng bằng bao nhiêu?
- A. 13,5(mm)
- B. 1,35(mm)
- C. 13,5(cm)
- D. 135(mm)
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 120561
Trong thí nghiệm Yâng, nguồn sáng là ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,60(m), khoảng cách giữa hai khe sáng với màn quan sát là 1(m). Trên màn quan sát ta thấy khoãng cách giữa 7 vân sáng liên tiếp có độ lớn là 2,4(mm). Khoảng cách giữa hai khe sáng là:
- A. a= 2(mm)
- B. a= 2,5(mm)
- C. a= 1,5(mm)
- D. a= 3(mm)
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 120562
Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng, một nguồn sáng đơn sắc có bước sóng 0,45(µm) được chiếu vào hai khe hẹp có khoảng cách 2,5(mm), hai khe được đặt cách màn quan sát một khoảng 1(m). Khoảng cách giữa vân sáng bậc 4 và vân tối thứ 4 ở hai phía so với vân trung tâm là:
- A. \(\Delta x = 1,35\left( {mm} \right)\)
- B. \(\Delta x\)= 1,50(mm)
- C. \(\Delta x\)=2,05(mm)
- D. \(\Delta x\)= 2,40(mm)
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 120563
Trong thí nghiệm Yâng, nguồn sáng là ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,50(µm), hai khe cách nhau 1,5(mm); khoảng cách giữa hai khe sáng với màn quan sát là 1,5(m). Tại điểm trên màn cách vân trung tâm 2,5(mm) có vân:
- A. tối thứ 5
- B. sáng bậc 5
- C. sáng bậc 4
- D. tối thứ 4
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 120564
Thực hiện thí nghiệm giao thoa với khe Young, khoảng cách giữa hai khe là a= 1,6mm, khoảng cách giữa hai khe đến màn là D= 1,2m. Trên vùng giao thoa xác định được khoảng cách giữa 9 vân sáng liên tiếp bằng 48(mm). Nguồn phát ra bức xạ đơn sắc có màu gì?
- A. Tim
- B. Lam
- C. Lục
- D. Cam
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 120565
Trong thí nghiệm Young, nguồn đơn sắc có bước sóng λ, khoảng cách giữa hai vân sáng bậc 1 là 4(mm). Vân tối thứ 5 nằm cách vân sáng trung tâm một đoạn bằng bao nhiêu?
- A. x= 9(mm)
- B. x= 8(mm)
- C. x= 7(mm)
- D. x= 10(mm)
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 120566
Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Young, trên màn đo được khoảng cách từ vân sáng bậc 5 đến vân tối thứ 6 ở phía bên kia so với vân trung tâm là 6(mm). Vị trí vân sáng bậc 7 cách vân trung tâm một đoạn bằng:
- A. 4,12(mm)
- B. 3,5(mm)
- C. 5,46(mm)
- D. 3,99(mm)
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 120567
Trong thí nghiệm Young, nguồn ánh sáng trắng có bước sóng từ 380nm đến 760nm, bề rộng quang phổ bậc 3 là 2,18mm; khoảng cách từ hai khe đến màn bằng 1,5(m). Khoảng cách giữa hai khe là:
- A. a= 1,2(mm)
- B. a= 1,5(mm)
- C. a= 1(mm)
- D. a= 2(mm)