Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 131867
Các quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á giành được độc lập vào năm 1945?
- A. Inđônêxia, Việt Nam, Lào.
- B. Mã Lai, Inđônêxia, Việt Nam.
- C. Thái Lan, Inđônêxia, Việt Nam.
- D. Miến Điện, Inđônêxia, Việt Nam.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 131868
Đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, quốc gia nào sau đây trở thành cường quốc công nghiệp đứng đầu thế giới?
- A. Mĩ.
- B. Liên Xô.
- C. Trung Quốc.
- D. Italia.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 131869
Hội nghị Ianta có ảnh hưởng như thế nào đối với thế giới sau chiến tranh ?
- A. Làm nảy sinh những mâu thuẫn mới giữa các nước đế quốc với các nước đế quốc.
- B. Trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới, từng bước được thiết lập trong những năm 1945 - 1947
- C. Đánh dấu sự hình thành một trật tự thế giới mới sau chiến tranh.
- D. Là sự kiện đánh dấu sự xác lập vai trò thống trị thế giới của chủ nghĩa đế quốc Mĩ.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 131870
Ý nghĩa quốc tế về sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là
- A. Kết thúc hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc đối với nhân dân Trung Hoa.
-
B.
Báo hiệu sự kết thúc ách thống trị, nô dịch của chế độ phong kiến tư bản trên đất Trung Hoa.
-
C.
Đất nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội và tăng cường sức mạnh của phong trào giải phóng dân tộc.
- D. Tăng cường lực lượng của chủ nghĩa xã hội thế giới và tăng cường sức mạnh của phong trào giải phóng dân tộc.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 131871
Trong quá trình thực hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại từ những năm 60-70 của thế kỉ XX, 5 nước sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đều
- A. trở thành nhữngnước công nghiệp mới.
- B. dẫn đầu thế giới về xuất khẩu gạo.
- C. có mậu dịch đối ngoại tăng trưởng nhanh.
- D. trở thành những con rồng kinh tế châu Á.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 131872
Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945). Liên Xô không đóng quân tại khu vực nào sau đây?
- A. Tây Âu.
- B. Đông Đức.
- C. Đông Âu.
- D. Bắc Triều Tiên.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 131873
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, sự kiện nào sau đây ở châu Phi được gọi là “Năm châu phi”?
- A. 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập.
- B. Cách mạng Ănggôla và Môdămbích thành công.
- C. Namibia tuyên bố độc lập.
- D. Nước Cộng hòa Dimbabuê ra đời.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 131874
Việt Nam gia nhập ASEAN có ý nghĩa
- A. Chứng tỏ sự đối đầu về ý thức hệ tư tưởng chính trị - quân sự giữa hai khối nước ở Đông Nam Á có thể hòa giải.
- B. Mở ra triển vọng cho sự liên kết toàn khu vực Đông Nam Á.
- C. Chứng tỏ sự hợp tác giữa các nước thành viên ASEAN ngày càng có hiệu quả.
- D. ASEAN đã trở thành một liên minh kinh tế - chính trị.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 131875
"Trung lập tích cực, ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập cửa các dân tộc" là đường lối ngoại giao của
-
A.
Campuchia
- B. Ấn Độ
-
C.
Malaixia
-
D.
Trung Quốc
-
A.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 131876
Đến cuối thập kỉ 90, EU đã trở thành tổ chức:
- A. liên kết chính trị - quân sự lớn nhất thế giới.
- B. liên kết kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới.
- C. hợp tác kinh tế lớn nhất thế giới.
-
D.
liên minh quân sự lớn nhất thế giới.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 131877
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô thay đổi như thế nào?
- A. chuyển từ đối đầu sang đối thoại
- B. Mâu thuẫn nhau gay gắt về quyền lợi
- C. Hợp tác cùng nhau giải quyết nhiều vấn đề quốc tế lớn
- D. Từ liên minh chống phát xít chuyển sang đối đầu chiến tranh lạnh.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 131878
Khi chiến tranh lạnh kết thúc, quan hệ quốc tế diễn ra theo xu hướng nào?
- A. Chuyển từ chiến trường sang thị trường.
- B. Mĩ độc quyền chi phối quan hệ quốc tế.
- C. Hòa dịu, đối thoại và hợp tác phát triển.
- D. Tiếp tục đối đầu giữa CNXH và CNTB.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 131879
Nét nổi bật trong quan hệ ngoại giao Trung Quốc - Mĩ trong những năm 70 của thế kỷ XX là
- A. Quan hệ Mĩ - Trung Quốc dần trở nên hoà dịu, các chính khách cao cấp Trung Quốc tiến hành các cuộc viếng thăm nước Mĩ và ngược lại.
- B. Trung Quốc bất đồng sâu sắc với Mĩ về vấn đề thu hồi chủ quyền của Trung Quốc trên các đảo.
- C. Trung Quốc kịch liệt phản dối Mĩ lập khối SEATO, tiến hành chiến tranh ở Đông Dương.
- D. Trung Quốc - Mĩ đang tiến hành cuộc chạy đua tranh giành phạm vi ảnh hưởng ồ khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 131880
Yếu tố nào sau đây không phải là nguyên nhân sự phát triển kinh tế Mĩ sau CTTG II?
- A. Các tập đoàn tư bản lũng đoạn Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn, có hiệu quả .
- B. Vai trò của nhà nước trong việc hoạch định chính sách và điều tiết nền kinh tế.
- C. Chính sách kinh tế mới của Tổng thống Mĩ Rudơven đã phát huy tác dụng trên thực tế.
- D. Có sự điều chỉnh về cơ cấu sản xuất, đổi mới kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 131881
Nhận định nào sau đây không đúng về thành tựu khoa học-kĩ thuật của nước Mĩ?
- A. Là nước tiên phong trong việc chế tạo công cụ sản xuất mới .
- B. Là nước tiên phong trong việc ra vật liệu mới như chất dẻo pôlime.
- C. Là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo bay vào quỹ đạo Trái đất.
- D. Là nước đầu tiên thực hiện thành công nhân bản vô tính trên loài cừu.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 131882
Hậu quả nặng nề, nghiêm trọng mà chiến tranh lạnh để lại là
- A. Nhiều căn cứ quân sự được thiết lập ở Đông Đức và Tây Đức.
- B. Các nước phải chịu sự áp đặt của Xô-Mĩ.
- C. Thế giới luôn căng thẳng, đối đầu, nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới.
- D. Các nước chạy đua vũ trang.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 131883
Sự ra đời của NATO và Hiệp ước Vácsava có ý nghĩa như thế nào đến quan hệ quốc tế những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe
- B. Đánh dấu sự phát triển vượt bậc của hai cường quốc về quân sự.
- C. Chấm dứt mối quan hệ đồng minh giữa hai cường quốc.
- D. Mở màn cho sự xác lập của hàng loạt các tổ chức quân sự trên thế giới.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 131884
Nguyên nhân nào sau đây dẫn tới sự ra đời của xu thế toàn cầu hóa?
- A. Trật tự hai cực Ianta sụp đổ.
- B. Sự bùng nổ cách mạng khoa học, kĩ thuật.
- C. Chính sách đối ngoại cởi mở của Mĩ
- D. Kinh tế các nước phát triển
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 131885
Với thắng lợi của các cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu, đánh dấu Chủ nghĩa xã hội
- A. Bắt đầu hình thành trên thế giới và châu Âu.
- B. Vượt ra khỏi phạm vi một nước, trở thành hệ thống thế giới.
- C. Vượt ra khỏi phạm vi một nước.
- D. Trở thành hệ thống thế giới.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 131886
Mĩ viện trợ cho các nước Tây Âu thông qua Kế hoạch Mácsan (1947) nhằm mục đích gì?
- A. Lôi kéo đồng minh để củng cố trật tự thế giới “một cực”.
- B. Lôi kéo đồng minh để ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội.
- C. Thúc đẩy tiến trình hình thành của Liên minh châu Âu.
- D. Giúp các nước Tây Âu phát triển kinh tế để cạnh tranh với Trung Quốc.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 131887
Từ 1991 đến 2000, vì sao các nước Tây Âu đã có sự điều chỉnh đường lối đối ngoại?
- A. Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự Ianta hoàn toàn tan rã
- B. Sự bùng nổ mạnh mẽ của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc
- C. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần hai đã bắt đầu.
- D. sự trỗi dậy của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 131888
Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ II ?
- A. Là một trật tự thế giới hoàn toàn do chủ nghĩa tư bản thao túng.
- B. Là một trật tự thế giới được thiết lập trên cơ sở các nước thắng trận cùng nhau hợp tác để thống trị, bóc lột các nước bạỉ ữận và các dân tộc thuộc địa.
- C. Là một trật tự thế giới được thiết lập trên cơ sở các nước tư bản thắng trận áp đặt quyền thống trị dối với các nước bại trận.
- D. Là một trật tự thế giới có sự phân tuyến triệt để giữa hai phe : Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 131889
Điểm khác nhau về mục đích trong việc sử dụng năng lượng nguyên tử cùa Liên Xô và Mĩ?
- A. Khống chế các nước khác.
- B. Ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
- C. Duy trì nền hòa bình thế giới
- D. Mờ rộng lănh thổ.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 131890
Từ nửa cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức nào?
- A. Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.
- B. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới.
- C. Chế độ phân biệt chủng tộc.
- D. Chế độ thực dân.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 131891
Điểm giống nhau của hai tổ chức Liên minh Châu Âu (EU) và ASEAN là:
- A. tạo ra một tổ chức hùng mạnh về quân sự để tăng sức cạnh tranh.
- B. xây dựng một tổ chức liên kết vững mạnh để phát triển kinh tế.
- C. tạo ra một tổ chức liên kết quân sự - chính trị.
- D. xây dựng một khối liên kết kinh tế sử dụng một đồng tiền chung
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 131892
Mục tiêu lớn nhất của Nhật Bản muốn vươn đến từ năm 1991 đến năm 2000?
- A. Là một cường quốc về công nghệ và kinh tế.
- B. Là một cường quốc về kinh tế và quân sự.
- C. Vị trí trên trường quốc tế về kinh tế và chính trị.
- D. Là một cường quôc về quân sự và chính trị.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 131893
Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật sau chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
- B. Sự bùng nổ của các lĩnh vực khoa học-công nghệ.
- C. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
- D. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ sản xuất.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 131894
Nội dung nào không phải là nguồn gốc cách mạng khoa học kỹ thuật?
- A. Do đòi hỏi cuộc sống và sản xuất .
- B. Tình trạng bùng nổ dân số thế giới.
- C. Sự vơi cạn nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- D. Hiểm họa từ môi trường thiên nhiên.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 131895
Nguyên nhân nào không dẫn đến sự phát triển kinh tế Nhật sau chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Con nguời năng động,sáng tạo.
- B. Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú.
- C. Chi phí quốc phòng thấp.
- D. Tận dụng tối đa viện trợ bên ngoài
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 131896
Nguyên nhân nào cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Nhật phát triển và là bài học kinh nghiệm cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam?
- A. Con người được đào tạo chu đáo và áp dụng thành tựu khoa học-kĩ thuật
- B. Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của nhà nước trong phát triển kinh tế
- C. Tận dụng tốt các điều kiện bên ngoài để phát triển kinh tế.
- D. Các công ty năng động, sức cạnh tranh cao, chi phí quốc phòng thấp
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 131897
Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật từ những năm 40 của thế kỉ XX đến năm 2000?
- A. Tất cả phát minh kĩ thuật đều khởi nguồn từ nước Mĩ
- B. Tất cả phát minh kĩ thuật luôn đi trước mở đường cho khoa học.
- C. Khoa học luôn đi trước và tồn tại độc lập với kĩ thuật.
- D. Khoa học tham gia trực tiếp vào sản xuất.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 131898
Nhận xét nào sau đây là đúng về điểm chung của trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai-Oasinhtơn và trật tự thế giới hai cực Ianta?
- A. Bảo đảm việc thực hiện quyền tự quyết của các dân tộc.
- B. Hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa các nước cùng chế độ chính trị.
- C. Có sự phân cực rõ rệt giữa hai hệ thống chính trị xã hội khác nhau.
- D. Chứng tỏ quan hệ quốc tế bị chi phối bởi các cường quốc.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 131899
Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX là
- A. Xu thế toàn cầu hóa.
- B. Sự hình thành các liên minh kinh tế.
- C. Cục diện “Chiến tranh lạnh”.
- D. Sự ra đời các khối quân sự đối lập.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 131900
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến Liên Xô-Mĩ chấm dứt chiến tranh lạnh là
- A. Nhân dân các nước thuộc địa phản đối cuộc chiến này.
- B. Cuộc chạy đua vũ trang làm Xô- Mỹ quá tốn kém và suy giảm về nhiều mặt.
- C. Liên Hợp Quốc yêu cầu chấm dứt cuộc chiến tranh lạnh.
- D. Nhân dân thế giới phản ứng quyết liệt cuộc chiến tranh lạnh.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 131901
Nội dung nào sau đây không nằm trong diễn biến của Chiến tranh lạnh?
- A. Các cuộc chiến tranh cục bộ ở Đông Nam Á.
- B. Cuộc chiến tranh Triều Tiên.
- C. Xung đột trực tiếp giữa hai siêu cường.
- D. Xung đột ở Trung Cận Đông.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 131902
Sau thời gian tiến hành "Chiến tranh lạnh", Liên Xô và Mĩ đều bị suy giảm về vị thế vì?
- A. Phải tập trung đầu tư cho công tác nghiên cứu và chế tạo vũ khí.
- B. Sự vươn lên và cạnh tranh gay gắt của Nhật và Tây Âu.
- C. Chi phí cho chạy đua vũ trang , sự cạnh tranh gay gắt của Nhật và Tây Âu.
- D. Phải viện trợ cho các nước Đồng minh của mình.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 131903
Trong xu thế toàn cầu hóa, sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành tập đoàn lớn nhằm mục đích gì?
- A. Tăng cường khả năng cạnh tranh
- B. Hợp thức hóa cạnh tranh
- C. Quan hệ thương mại tốt hơn.
- D. Liên kết kinh tế thương mại.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 131904
Điểm giống nhau cơ bản về kinh tế của Mĩ, Tây âu, Nhật bản sau những năm 50 đến năm 2000 là:
- A. đều không chịu tác động của khủng hoảng kinh tế.
- B. đều là siêu cường kinh tế của thế giới.
- C. đều chịu sự cạnh tranh các nước XHCN.
- D. đều là trung tâm kinh tế- tài chính của thế giới.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 131905
Vai trò của các nước trong thế giới thứ ba đã góp một phần trong sự phát triển kinh tế ở Tây Âu từ năm 1950-1973 như thế nào?
- A. Thị trường tiêu thụ hàng hóa của các nước Tây Âu
- B. Nơi cung cấp nguyên liệu rẻ tiền cho các nước Tây Â
- C. Nơi cung cấp nguồn nhân công rẻ mạt cho các nước Tây Âu
- D. Nơi thí điểm các mặt hàng của các nước Tây Âu
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 131906
Việt Nam rút ra bài học kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Tăng cường xuất khẩu công nghệ phần mềm.
- B. Nâng cao trình độ tập trung vốn
- C. Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên.
- D. Ứng dụng các thành tựu khoa học-kĩ thuật.