Câu hỏi trắc nghiệm (20 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 18691
Người ta cần một điện trở 100Ω bằng một dây nicrom có đường kính 0,4mm. Điện trở suất nicrom ρ = 110.10-8Ωm. Hỏi phải dùng một đoạn dây có chiểu dài bao nhiêu:
- A. 8,9m
- B. 10,05m
- C. 11,4m
- D. 12,6m
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 18698
Một sợi dây đồng có điện trở 74Ω ở nhiệt độ 500C. Điện trở của sợi dây đó ở 1000C là bao nhiêu biết α = 0,004K-1:
- A. 66Ω
- B. 76Ω
- C. 86Ω
- D. 96Ω
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 18699
Một mối hàn của cặp nhiệt điện có hệ số nhiệt điện 65µV/K đặt trong không khí ở 200C, còn mối kia được nung nóng đến nhiệt độ 2320C. Suất nhiệt điện của cặp này là:
- A. 13,9mV
- B. 13,85mV
- C. 13,87mV
- D. 13,78mV
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 18702
Khi nhúng một đầu của cặp nhiệt điện vào nước đá đang tan, đầu kia vào nước đang sôi thì suất nhiệt điện của cặp là 0,860mV. Hệ số nhiệt điện động của cặp này là:
- A. 6,8µV/K
- B. 8,6 µV/K
- C. 6,8V/K
- D. 8,6 V/K
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 18705
Một bình điện phân chứa dung dịch bạc nitrat có anôt bằng bạc, cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân là 5A. Lượng bạc bám vào cực âm của bình điện phân trong 2 giờ là bao nhiêu, biết bạc có A = 108, n = 1:
- A. 40,29g
- B. 40,29.10-3 g
- C. 42,9g
- D. 42,910-3g
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 18708
Một bình điện phân chứa dung dịch muối kim loại có điện cực làm bằng chính kim loại đó. Cho dòng điện 0,25A chạy qua trong 1 giờ thấy khối lượng catot tăng xấp xỉ 1g. Hỏi các điện cực làm bằng gì trong các kim loại: sắt A1 = 56, n1 = 3; đồng A2 = 64, n2 = 2; bạc A3 = 108, n3 = 1 và kẽm A4 = 65,5; n4 = 2:
- A. sắt
- B. đồng
- C. bạc
- D. kẽm
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 18709
Chọn câu đúng. Kim lọai dẫn điện tốt là do :
- A. Mật độ điện tích tự do trong kim lọai là rất lớn
- B. Tất cả các electron trong kim lọai đều tự do
- C. Tất cả các electron trong kim lọai đều chuyển động có hướng ưu tiên là ngược chiều điện trường
- D. Các ion dương cũng tham gia trong việc tải điện
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 18712
Dòng điện trong kim loại là dòng dịch chuyển có hướng của:
- A. các ion âm, electron tự do ngược chiều điện trường.
- B. các electron tự do ngược chiều điện trường.
- C. các ion, electron trong điện trường.
- D. các electron,lỗ trống theo chiều điện trường.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 18713
Nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại là do
- A. sự va chạm của các e với các ion dương ở các nút mạng
- B. sự va chạm của các ion dương ở các nút mạng với nhau
- C. sự va chạm của các electron với nhau
- D. sự va chạm của các e với các ion dương ở các nút mạng bị mất trật tự
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 18715
Điện trở của kim loại phụ thuộc vào nhiệt độ như thế nào:
- A. Tăng khi nhiệt độ giảm
- B. Tăng khi nhiệt độ tăng
- C. Không đổi theo nhiệt độ
- D. Tăng hay giảm phụ thuộc vào bản chất kim loại
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 18716
Hiện tượng siêu dẫn là hiện tượng khi ta hạ nhiệt độ xuống dưới giá trị nào đó thì điện trở của vật dẫn
- A. Không đổi
- B. Tăng đến vô cực
- C. Giảm đột ngột đến giá trị bằng không
- D. Giảm đột ngột đến giá trị khác không
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 18717
Suất nhiệt điện động phụ thuộc vào:
- A. Nhiệt độ mối hàn
- B. Độ chênh lệch nhiệt độ mối hàn
- C. Độ chênh lệch nhiệt độ mối hàn và bản chất hai kim loại
- D. Nhiệt độ mối hàn và bản chất hai kim loại
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 18718
Trong chất điện phân tồn tại các hạt điện tự do là do
- A. dòng điện qua bình điện phân gây ra
- B. sự phân ly của các phân tử chất tan trong dung dịch.
- C. sự trao đổi electron ở điện cực.
- D. chất hòa tan bị ion hóa bởi tác nhân ion hóa.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 18719
Hiện tượng cực dương tan xảy ra khi điện phân dung dịch:
- A. muối kim loại có anốt làm bằng kim loại đó
- B. axit có anốt làm bằng kim loại đó
- C. muối kim loại có catốt làm bằng kim loại đó
- D. muối, axit, bazơ có anốt làm bằng kim loại
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 18720
Đương lượng điện hóa là đại lượng có biểu thức:
- A. m/Q
- B. A/n
- C. F
- D. 1/F
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 18721
Dòng điện trong chất điện phân không được ứng dụng làm gì sau đây:
- A. điốt điện tử
- B. luyện kim.
- C. điều chế hoá chất.
- D. mạ điện.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 18722
Khi bị đốt nóng ,các hạt điện tự do trong chất khí :
- A. electrôn,iôn dương và iôn âm
- B. chỉ là electôn
- C. chỉ là iôn âm
- D. chỉ là iôn dương
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 18723
Chọn một đáp án sai:
- A. Hồ quang điện là quá trình phóng điện tự lực
- B. Hồ quang điện xảy ra trong chất khí ở áp suất cao
- C. Hồ quang điện sảy ra trong chất khí ở áp suất thường hoặc áp suất thấp giữa 2 điện cực có hiệu điện thế không lớn
- D. Hồ quang điện kèm theo tỏa nhiệt và tỏa sáng rất mạnh
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 18724
Các hiện tượng: tia lửa điện, sét, hồ quang điện, hiện tượng nào là quá trình phóng điện tự lực:
- A. tia lửa điện
- B. sét
- C. hồ quang điện
- D. cả 3 đều đúng
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 18725
Để mồi cháy nhiên liệu trong động cơ đốt trong, người ta đã ứng dụng:
- A. Dòng điện trong khí kém
- B. Sự phóng điện thành tia
- C. Hồ quang điện
- D. Dòng điện trong kim loại