Câu hỏi trắc nghiệm (30 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 171657
Biển Đông có đặc điểm nào dưới đây?
- A. Nằm trong vùng cận nhiệt đới ẩm gió mùa.
- B. Là một trong các biển nhỏ ở Thái Bình Dương.
- C. Nằm ở phía Đông của Thái Bình Dương.
- D. Phía đông và đông nam mở ra đại dương.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 171659
Nội thuỷ là vùng nước như thế nào?
- A. tiếp giáp với đất liền, phía trong đường cơ sở.
- B. Vùng nước tiếp liền lãnh hải, rộng 12 hải lí.
- C. tính từ đường cơ sở trở ra, rộng 12 hải lí.
- D. phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 171661
Ở vùng này, nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế, tàu thuyền, máy bay nước ngoài được hoạt động tự do về hàng hải, hàng không theo công ước về Luật biển 1982 là:
- A. Lãnh hải
- B. Thềm lục địa
- C. Tiếp giáp lãnh hải
- D. Đặc quyền kinh tế
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 171663
Đặc điểm Biển Đông giúp thiên nhiên nước ta là gì?
- A. Có sự phân hóa đa dạng.
- B. Có sự khác nhau giữa các vùng.
- C. Đa dạng về các loài sinh vật biển.
- D. Có sự thống nhất giữa phần đất liền và vùng biển.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 171665
Nước ta có bao nhiêu tỉnh thành phố giáp biển?
- A. 29
- B. 28
- C. 27
- D. 26
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 171666
Thiên tai mang lại thiệt hại lớn nhất cho cư dân vùng biển là gì?
- A. Sạt lở bờ biển.
- B. Nạn cát bay.
- C. Triều cường.
- D. Bão.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 171667
Khu vực có điều kiện thuận lợi nhất để xây dựng cảng biển của nước ta có tên là gì?
- A. Vịnh Bắc Bộ.
- B. Vịnh Thái Lan.
- C. Bắc Trung Bộ.
- D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 171668
Địa hình ven biển nước ta đa dạng đã tạo điều kiện thuận lợi để làm gì?
- A. Khai thác nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch biển đảo.
- B. Xây dựng cảng và khai thác dầu khí.
- C. Chế biến nước mắm và xây dựng nhiều bãi tắm.
- D. Khai thác tài nguyên khoáng sản, hải sản, phát triển giao thông, du lịch biển.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 171669
Vũng Rô vịnh biển thuộc tỉnh (thành) nào?
- A. Đà Nẵng.
- B. Khánh Hoà.
- C. Phú Yên.
- D. Bình Thuận.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 171671
Ảnh hưởng của Biển Đông làm cho hệ sinh thái nước ta có đặc điểm nào sau đây?
- A. Rừng ngập mặn, hệ sinh thái rừng trên các đảo, hệ sinh thái trên đất phèn.
- B. Rừng ngập mặn, lá rộng thường xanh, rừng trên các đảo.
- C. Hệ sinh thái trên đất phèn, lá rộng thường xanh, rừng trên các đảo.
- D. Rừng ngập mặn, lá rộng thường xanh, hệ sinh thái trên đất phèn.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 171673
Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được biểu hiện ở đặc điểm nào?
- A. Độ ẩm lớn, cân bằng ẩm luôn dương.
- B. Chịu ảnh hưởng của hai mùa gió.
- C. Trong năm có hai mùa rõ rệt.
- D. Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ luôn dương.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 171675
Khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương hoạt động ở thời gian nào?
- A. Đầu mùa hạ.
- B. Cuối mùa hạ.
- C. Đầu mùa đông.
- D. Cuối mùa đông.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 171677
Nhận định nào dưới đây đúng về lãnh thổ nước ta?
- A. Toàn lãnh thổ nước ta, trong năm có một lần mặt trời lên thiên đỉnh.
- B. Toàn lãnh thổ nước ta, trong năm có hai lần mặt trời lên thiên đỉnh.
- C. Trong năm, miền Bắc có 1 lần còn miền Nam có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh.
- D. Trong năm, miền Bắc có 2 lần còn miền Nam có 1 lần mặt trời lên thiên đỉnh.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 171678
Gió mùa mùa hạ chính thức của nước ta gây mưa cho vùng nào?
- A. Tây Nguyên.
- B. Nam Bộ.
- C. Bắc Bộ.
- D. Cả nước.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 171680
Vì sao đất feralit ở nước ta thường có mùa đỏ vàng?
- A. Có sự tích tụ nhiều Fe2O3, Al2O3.
- B. Có sự tích tụ nhiều Ca2+, Mg2+, K+.
- C. Mưa nhiều trôi hết các chất badơ dễ tan.
- D. Quá trình phong hoá diễn ra với cường độ mạnh.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 171683
Vào giữa và cuối mùa hạ, dó áp thấp Bắc Bộ nên gió mùa Tây nam khi vào Bắc Bộ chuyển thành hướng nào?
- A. Đông bắc.
- B. Đông nam.
- C. Tây bắc.
- D. Bắc.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 171685
Khí hậu ở miền Bắc nước ta có đặc điểm gì?
- A. Mùa đông lạnh, nhiều mưa.
- B. Mùa đông mát mẻ, ít mưa.
- C. Mùa đông không lạnh, ít mưa.
- D. Mùa đông ấm áp, ít mưa.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 171687
Nguyên nhân chủ yếu nào gây ra mưa vào mùa hạ ở nước ta (trừ Trung Bộ) là do hoạt động của loại gió nào?
- A. Gió mùa Tây Nam và Tín phong.
- B. Gió mùa Tây Nam và dải hội tụ nhiệt đới.
- C. Tín phong và dải hội tụ nhiệt đới.
- D. Gió Tây Nam và gió mùa Đông Bắc.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 171688
Nước ta có lượng mưa lớn là do đâu?
- A. Tín phong bán cầu Bắc mang mưa tới.
- B. Nhiệt độ cao nên lượng bốc hơi lớn.
- C. Các khối khí qua biển mang ẩm.
- D. Địa hình cao đón gió gây mưa.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 171690
Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về ảnh hưởng của biển Đông đối với khí hậu nước ta?
- A. Biển Đông làm tăng độ ẩm của không khí.
- B. Biển Đông mang lại một lượng mưa lớn.
- C. Biển Đông làm giảm độ lục địa ở phía Tây đất nước.
- D. Biến Đông làm tăng độ lạnh của gió mùa Đông Bắc.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 171691
Nước ta có hơn 4600km đường biên giới trên đất liền, giáp với các nước nào?
- A. Trung Quốc, Mianma, Lào.
- B. Trung Quốc, Lào, Campuchia.
- C. Trung Quốc, Lào, Thái Lan.
- D. Trung Quốc, Lào, Campucia, Thái Lan.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 171693
Ở vùng ven biển, dạng địa hình nào sau đây thuận lợi cho xây dựng cảng biển?
- A. Các bãi triều thấp, phẳng.
- B. Các bờ biển mài mòn.
- C. Các vũng, vịnh nước sâu.
- D. Các đảo ven bờ.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 171696
Nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa do đâu?
- A. Nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến bán cầu Bắc, khu vực gió mùa điển hình châu Á và có vùng biển rộng lớn.
- B. Nằm trong khu vực gió mùa điển hình châu Á và có vùng biển rộng lớn.
- C. Nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến bán cầu Bắc, khu vực gió mùa điển hình châu Á.
- D. Nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến bán cầu Bắc và có vùng biển rộng lớn.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 171697
Vì sao vị trí địa lí nước ta có tính chiến lược trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới?
- A. Gần trung tâm khu vực Đông Nam Á và châu Á.
- B. Cầu nối Đông Nam Á đất liền với Đông Nam Á biển đảo, nối lục địa Á-Âu với lục địa Ô-xtray-li-a và gần đường hàng hải, hàng không quốc tế.
- C. Có vùng biển rộng lớn, là cầu nối lục địa Á-Âu với lục địa Oxtraylia và gần đường hàng hải, hàng không quốc tế.
- D. Trung tâm khu vực Đông Nam Á, có vùng biển rộng lớn và gần đường hàng hải, hàng không quốc tế.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 171700
Cho biểu đồ:
Nhận định nào đúng trong các nhận định sau:
- A. Tháng 7 có nhiệt độ và lượng mưa cao nhất trong năm.
- B. Tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm là tháng 6, 7.
- C. Tháng có lượng mưa cao nhất trong năm là tháng 9.
- D. Tháng 1 là tháng có nhiệt độ, lượng mưa thấp nhất trong năm.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 171702
Cho bảng số liệu:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH CÁC THÁNG TẠI HÀ NỘI
Đơn vị: oC
Địa điểm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Hà Nội 16,4 17,0 20,2 23,7 27,3 28,8 28,9 28,2 27,2 24,6 21,4 18,2 Biên độ nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội là:
- A. 13,7oC
- B. 12,5oC
- C. 3,2oC
- D. 9,4oC
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 171704
Cho bảng số liệu sau:
LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI VÀ CÂN BẰNG ẨM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM.
Đơn vị: mm
Địa điểm Lượng mưa Lượng bốc hơi Cân bằng ẩm Hà Nội 1667 989 +678 Huế 2868 1000 +1868 Tp.Hồ Chí Minh 1931 1686 +245 Nguồn: Tổng cục thống kê
Để thể hiện lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
- A. Biểu đồ cột.
- B. Biểu đồ tròn.
- C. Biểu đồ đường.
- D. Biểu đồ miền.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 171706
Cho biểu đồ:
Nhận xét nào sau đây đúng về chế độ nước sông Mê Công, sông Hồng và sông Đà Rằng?
- A. Nhiều nước quanh năm, sông Mê Công và sông Hồng lũ vào mùa hạ, sông Đà Rằng lũ vào thu – đông.
- B. Nhiều nước quanh năm, sông Mê Công và sông Hồng lũ vào thu – đông, sông Đà Rằng lũ vào mùa hạ.
- C. Có một mùa lũ và một mùa cạn, sông Mê Công và sông Hồng lũ vào thu – đông, sông Đà Rằng lũ vào mùa hạ.
- D. Có một mùa lũ và một mùa cạn, sông Mê Công và sông Hồng lũ vào mùa hạ, sông Đà Rằng lũ vào thu - đông.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 171707
Dựa vào át lát trang 6-7 cho biết, cao nguyên Sín Chải nằm ở vùng núi nào sau đây?
- A. Vùng núi Tây Bắc
- B. Vùng núi trường sơn Nam
- C. Vùng núi Đông Bắc
- D. Vùng núi Trường Sơn Bắc
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 171709
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết tháng 9 bão đổ bộ vào nước ta vào vùng nào?
- A. Bắc Trung Bộ
- B. Đông Bắc Bộ
- C. Nam Trung Bộ
- D. Tây Nguyên