Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 145551
Quá trình thoát hơi nước qua lá không có vai trò nào sau đây?
- A. Vận chuyển nước, ion khoáng.
- B. Cung cấp CO2 cho quá trình quang hợp.
- C. Hạ nhiệt độ cho lá.
- D. Cung cấp năng lượng cho lá.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 145552
Ở động vật đơn bào, thức ăn được tiêu hóa bằng hình thức:
- A. tiêu hóa nội bào.
- B. tiêu hóa ngoại bào.
- C. tiêu hóa nội bào rồi đến ngoại bào.
- D. tiêu hóa ngoại bào rồi đến nội bào.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 145553
Nội dung nào sau đây đúng khi nói về quá trình tiêu hoá thức ăn ở động vật có túi tiêu hoá?
- A. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào trong lòng túi tiêu hóa và tiêu hóa nội bào bên trong các tế bào trên thành túi tiêu hóa.
- B. Thức ăn được tiêu hoá nội bào nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
- C. Thức ăn được tiêu hoá nội bào trong lòng túi tiêu hóa và tiêu hóa ngoại bào bên trong các tế bào trên thành túi tiêu hóa.
- D. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp trong khoang túi và nội bào trong lòng túi tiêu hóa.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 145554
Động vật nào sau đây có dạ dày 4 ngăn?
- A. Thỏ, bò, dê, ngựa.
- B. Thỏ, bò, dê, cừu.
- C. Trâu, bò, dê, ngựa.
- D. Trâu, bò, dê, cừu
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 145555
Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là:
- A. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.
- B. mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA.
- C. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.
- D. một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit amin.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 145556
Sơ đồ sau minh họa cho các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào?
(1): ABCD.EFGH → ABGFE.DCH (2): ABCD.EFGH → AD.EFGBCH
- A. (1): chuyển đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn chứa tâm động.
- B. (1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.
- C. (1): chuyển đoạn không chứa tâm động, (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.
- D. (1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn không chứa tâm động.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 145557
Người bị hội chứng Đao thuộc dạng đột biến nào?
- A. Thể không nhiễm.
- B. Thể một nhiễm.
- C. Thể ba nhiễm.
- D. Thể bốn nhiễm
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 145558
Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được thể hiện qua sơ đồ nào sau đây?
- A. gen → mARN→protein → tính trạng.
- B. gen → protein→ mARN → tính trạng.
- C. mARN → gen →protein → tính trạng.
- D. mARN→protein → gen → tính trạng.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 145559
Trong qui luật di truyền phân ly độc lập, với các gen trội lặn hoàn toàn. Nếu p thuần chủng khác nhau bởi n cặp tính trạng tương phản thì số loại kiểu gen khác nhau ở F2 là:
-
A.
2n
- B. (3 : 1) n
- C. 3 n
- D. (1 : 2 : 1) n
-
A.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 145560
Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập là:
- A. sự tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng trong giảm phân.
- B. sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng.
- C. sự PLĐL và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng qua GP đưa đến sự PLĐL và tổ hợp tự do của các cặp gen.
- D. sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng trong giảm phân.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 145561
Khi nói về liên kết gen và hoán vị gen phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Trong thực tế, ở động vật hoán vị gen chỉ xảy ra ở một giới.
- B. Hoán vị gen và đột biến gen là hai hiện tượng không bình thường trong quá trình giảm phân phát sinh giao tử.
- C. Tần số hoán vị gen là khoảng cách tương đối giữa các gen trên nhiễm sắc thể.
- D. Hoán vị gen xảy ra ở động vật phổ biến hơn ở thực vật.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 145562
Một quần thể thực vật đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen A là 0,3. Theo lý thuyết, tần số kiểu gen AA của quần thể này là:
- A. 0,42
- B. 0,09
- C. 0,30
- D. 0,60
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 145563
Từ một cây hoa quý hiếm, bằng cách áp dụng kĩ thuật nào sau đây có thể nhanh chóng tạo ra nhiều
cây có kiểu gen giống nhau và giống với cây hoa ban đầu?-
A.
Nuôi cấy hạt phấn.
- B. Nuôi cấy mô
- C. Nuôi cấy noãn chưa được thụ tinh.
- D. Lai hữu tính.
-
A.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 145564
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, quá trình phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất gồm các giai đoạn sau:
I. Tiến hóa hóa học II. Tiến hóa sinh học. III Tiến hóa tiền sinh học
Các giai đoạn trên diễn ra theo thứ tự đúng là:
- A. I→III→II
- B. II→III→I
- C. I→II→III
- D. III→II→II
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 145565
Nhân tố sinh thái nào sau đây không chịu sự chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể?
- A. Khí hậu
- B. Cạnh tranh
- C. Dịch bệnh
- D. Vật ăn thịt
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 145566
Cho chuỗi thức ăn: Lúa " Châu chấu " Nhái " Rắn " Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, sinh vật tiêu thụ bậc 2 là:
- A. lúa.
- B. châu chấu.
- C. nhái.
- D. rắn.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 145567
Trình tự nào sau đây mô tả đúng đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín?
- A. Tim → động mạch → tĩnh mạch→ mao mạch → tim.
- B. Tim → động mạch → mao mạch → tĩnh mạch → tim.
- C. Tim → mao mạch → động mạch → tĩnh mạch → tim.
- D. Tim → tĩnh mạch → mao mạch → động mạch → tim.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 145568
Hệ tuần hoàn của lưỡng cư, bò sát, chim và thú được gọi là hệ tuần hoàn kín, vì máu được lưu thông liên tục trong hệ mạch nhờ có:
- A. mao mạch.
- B. động mạch.
- C. tĩnh mạch.
- D. xoang cơ thể.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 145569
Đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa ở người là:
- A. Miệng → thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già → hậu môn.
- B. Miệngà dạ dày → thực quản → ruột non → ruột già → hậu môn.
- C. Miệng → thực quản → ruột non → dạ dày → ruột già → hậu môn.
- D. Miệng → ruột non → thực quản → dạ dày → ruột già → hậu môn.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 145570
Trong quá trình tiêu hóa ở khoang miệng của người, tinh bột biến đổi thành đường nhờ tác dụng của enzim nào sau đây?
- A. Amylaza.
- B. Maltaza.
- C. Saccaraza.
- D. Lactaza.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 145571
Quy luật phân li độc lập thực chất nói về:
- A. sự phân li độc lập của các tính trạng
- B. sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1
- C. sự tổ hợp của các alen trong quá trình thụ tinh
- D. sự phân li độc lập của các alen trong quá trình giảm phân
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 145572
Điểm giống nhau giữa di truyền phân li độc lập và tương tác gen không alen:
- A. các gen không alen quy định các tính trạng khác nhau
- B. các gen phân li độc lập
- C. nhiều gen không alen cùng quy định một tính trạng
- D. làm giảm biến dị tổ hợp
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 145573
Cho phép lai: AABBCCDD x aabbccdd thu được F1. Cho F1 tự thụ phấn, số kiểu gen có thể có ở F2 là:
- A. 34
- B. 36
- C. 38
- D. 39
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 145574
Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về thể truyền trong công nghệ gen?
- A. Nếu không có thể truyền thì gen được chuyển sẽ nhân lên không kiểm soát trong tế bào nhận.
- B. Thể truyền là cầu nối để gắn kết gen cần chuyển với hệ gen của tế bào nhận.
- C. Thể truyền thực chất là phân tử ARN nhỏ có khả năng nhân đôi một cách độc lập.
- D. Trong quy trình tạo ADN tái tổ hợp, thể truyền và gen cần chuyển kết nối với nhau nhờ liên kết photphodieste.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 145575
Điều không đúng về ý nghĩa của định luật Hacđi- Van béc?
- A. Các quần thể trong tự nhiên luôn đạt trạng thái cân bằng.
- B. Giải thích vì sao trong tự nhiên có nhiều quần thể đã duy trì ổn định qua thời gian dài.
- C. Từ tỉ lệ các loại kiểu hình trong quần thể có thể suy ra tỉ lệ các loại kiểu gen và tần số tương đối của các alen.
- D. Từ tần số tương đối của các alen có thể dự đoán tỉ lệ các loại kiểu gen và kiểu hình.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 145576
Đặc điểm nào sau đây không có trong hệ sinh thái tự nhiên?
- A. có độ đa dạng thấp.
- B. có khả năng kéo dài thời gian.
- C. Có tính ổn định cao.
- D. Không có tác động của con người.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 145577
Xét các mối quan hệ giữa hai loài sinh vật sau đây, trường hợp nào thể hiện mối quan hệ hỗ trợ?
I. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng. II. Giun đũa sống trong ruột lợn.
III. Cây phong lan sống trên thân cây gỗ. IV. Nấm sống trên da của con người.
- A. I, II.
- B. I, IV.
- C. II, III.
- D. I, III.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 145578
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về sự phát sinh sự sống trên Trái Đất?
- A. Những cá thể sống đầu tiên trên trái đất được hình thành trong khí quyển nguyên thủy.
- B. Quá trình hình thành nên chất sống đầu tiên diễn ra theo con đường hóa học.
- C. Axit nuclêic đầu tiên được hình thành có lẽ là ARN chứ không phải là ADN vì ARN có thể tự nhân đôi mà không cần enzim.
- D. Các chất hữu cơ phức tạp đầu tiên xuất hiện trong nước có thể tạo thành các giọt keo hữu cơ, các giọt keo này có khả năng trao đổi chất và đã chịu tác động của quy luật chọn lọc tự nhiên.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 145579
Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về cách ly địa lý trong quá trình hình thành loài mới?
- A. Cách li địa lí có thể hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
- B. Không có sự cách li địa lí thì không thể hình thành loài mới.
- C. Cách li địa lí luôn luôn dẫn tới sự cách li sinh sản.
- D. Cách li địa lý là nguyên nhân chính dẫn đến phân hóa thành phần kiểu gen của các quần thể cách li.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 145580
Tập hợp nào sau đây là quần thể sinh vật?
- A. Tâp hợp các con chim trong rừng U Minh.
- B. Tập hợp các cây gỗ trong rừng Cúc Phương.
- C. Tập hợp các con cá trong hồ Tây.
- D. Tập hợp các con cá chép ở hồ Phú Ninh.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 145581
Các thông tin nào sau đây phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh?
(1) Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.
(2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
(3) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường.
(4) Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái.
- A. (1) và (2).
- B. (1) và (4).
- C. (3) và (4).
- D. (2) và (3).
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 145582
Một gen có chiều dài 5100A0, có số Nu loại A bằng 2/3 loại Nu khác, gen tái bản liên tiếp 4 lần. Số Nu mỗi loại môi trường cung cấp là:
- A. A = T = 9000 (Nu), G = X = 13500 (Nu).
- B. A = T = 2400 (Nu), G = X = 3600 (Nu).
- C. A = T = 9600 (Nu), G = X = 14400 (Nu).
- D. A = T = 18000 (Nu), G = X = 27000 (Nu).
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 145583
Số axit amin trong chuỗi polipeptit hoàn chỉnh được tổng hợp từ một gen ở tế bào nhân sơ có chiều dài 4080A0 là
- A. 398.
- B. 399.
- C. 798.
- D. 799.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 145584
Ở đậu Hà lan các tính trạng thân cao (alen A), hoa đỏ (alen B) trội hoàn toàn so với các tính trạng thân thấp (alen a), hoa trắng (alen b); các cặp alen này di truyền độc lập. Lai cây thân cao, hoa đỏ với cây thân cao, hoa trắng đời lai thu được tỉ lệ 3 cao, đỏ: 3 cao, trắng: 1 thấp, đỏ: 1 thấp, trắng. Thế hệ P có kiểu gen:
- A. AaBB x Aabb.
- B. AaBb x aaBb.
- C. AaBb x Aabb
- D. AABb x Aabb.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 145585
Ở một loài thực vật, cho cây thân cao, hoa đỏ tự thụ đời F1 thu được 510 cây thân cao, hoa đỏ: 240 cây thân cao, hoa trắng: 242 cây thân thấp, hoa đỏ: 10 cây thân thấp, hoa trắng. Kết luận nào sau đây không đúng?
- A. Alen qui định thân cao và alen qui định hoa đỏ không thuộc 1 NST.
- B. Alen qui định thân cao và alen qui định hoa trắng cùng thuộc 1 NST.
- C. Mỗi tính trạng nghiệm quy luật tương tác gen không alen.
- D. Hai tính trạng trên di truyền liên kết hoàn toàn với nhau.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 145586
Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hóa nhỏ là
- A. quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng quá trình tiến hóa.
- B. làm cho thành phần kiểu gen của quần thể thay đổi đột ngột.
- C. làm cho tần số tương đối của các alen trong mỗi gen biến đổi theo hướng xác định.
- D. phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 145592
Phả hệ ở hình bên mô tả sự di truyền của bệnh M và bệnh N ở người, mỗi bệnh đều do 1 trong 2 alen của một gen quy định. Cả hai gen này đều nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X. Biết rằng không xảy ra đột biến và không có hoán vị gen. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Người số 1 dị hợp về cả hai cặp gen
II. Xác suất sinh con thứ hai bị bệnh của cặp 9 – 10 là: 1/2
III. Xác định được tối đa kiểu gen của 9 người trong phả hệ
IV. Xác suất sinh con thứ hai là con trai bị bệnh của cặp 7 – 8 là: 1/4
- A. 2
- B. 1
- C. 3
- D. 4
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 145634
Một quần thể thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có thành phần kiểu gen là 0,5AA : 0,4Aa : 0,16aa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu quần thể này giao phấn ngẫu nhiên thì thành phần kiểu gen ở F1 là: 0,36AA : 0,48AA : 0,16aa
II. Nếu cho tất cả các cây hoa đỏ ở P giao phấn ngẫu nhiên thì thu được F1 có 91% số cây hoa đỏ.
III. Nếu cho tất cả các cây hoa đỏ ở P tự thụ phấn thì thu được F1 có 1/9 số cây hoa trắng.
IV. Nếu quần thể này tự thụ phấn thì thành phần kiểu gen ở F1 là: 0,6AA : 0,2Aa : 0,2aa
- A. 1
- B. 3
- C. 2
- D. 4
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 145637
Khi nói về đột biến điểm ở sinh vật nhân thực, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Gen đột biến luôn được truyền lại cho tế bào con qua phân bào
II. Đột biến thay thế cặp nuclêôtit có thể làm cho một gen không được biểu hiện
III. Đột biến gen chỉ xảy ra ở các gen cấu trúc mà không xảy ra ở các gen điều hòa
IV. Đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp G-X không thể biến đổi bộ ba mã hóa axit amin thành bộ ba kết thúc
- A. 1
- B. 3
- C. 2
- D. 4
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 145643
Một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Phép lai P: AA x aa, thu được các hợp tử F1. Sử dụng côsixin tác động lên các hợp tử F1, sau đó cho phát triển thành các cây F1. Cho các cây F1 tứ bội tự thu phấn, thu được F2. Cho tất cả các cây F2 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F3. Biết rằng cây tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F3 là:
- A. 31 cây hoa đỏ : 5 cây hoa trắng
- B. 77 cây hoa đỏ : 4 cây hoa trắng
- C. 45 cây hoa đỏ : 4 cây hoa trắng
- D. 55 cây hoa đỏ : 9 cây hoa trắng