Hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh học 9 Bài 43 Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức. Chúc các em học sinh có nền tảng kiến thức Sinh học thật tốt nhé!
-
Bài tập 1 trang 129 SGK Sinh học 9
Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng tới đặc điểm hình thái và sinh lí của sinh vật như thế nào?
-
Bài tập 2 trang 129 SGK Sinh học 9
Trong hai nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt, sinh vật thuộc nhóm nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường? Tại sao?
-
Bài tập 3 trang 129 SGK Sinh học 9
Hãy so sánh đặc điểm khác nhau giữa hai nhóm cây ưa ẩm và chịu hạn.
-
Bài tập 4 trang 129 SGK Sinh học 9
Hãy kể tên 10 động vật thuộc hai nhóm động vật ưa ẩm và ưa khô.
-
Bài tập 4 trang 71 SBT Sinh học 9
Trình bày ảnh hưởng của nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm lên đời sống sinh vật?
-
Bài tập 4 trang 75 SBT Sinh học 9
Quan sát đồ thị giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam dưới đây và cho biết nhiệt độ tại các điểm gây chết, điểm cực thuận, giới hạn chịu đựng là bao nhiêu?
-
Bài tập 5 trang 75 SBT Sinh học 9
Tại nhiệt độ là 30°C, cá rô phi ở Việt Nam sinh trưởng, phát triển và sinh sản ở mức nào?
-
Bài tập 6 trang 75 SBT Sinh học 9
Giới hạn sinh thái là gì? Hãy giải thích, tại sao cá chép lại có thể sống ở nhiều vùng hơn cá rô phi ở Việt Nam nếu xem xét ở góc độ giới hạn sinh thái về nhiệt độ?
-
Bài tập 8 trang 75 SBT Sinh học 9
Hiện tượng ngủ đông của một số động vật được giải thích như thế nào?
-
Bài tập 9 trang 75 SBT Sinh học 9
Trong 2 nhóm, động vật hằng nhiệt và động vật biến nhiệt, nhóm động vật nào có khả năng phân bố rộng hơn? Tại sao?
-
Bài tập 13 trang 76 SBT Sinh học 9
Một loài vi khuẩn sống ở suối nước nóng có điểm gây chết dưới là 0°C, điểm gây chết trên là 99°C, điểm cực thuận là 55°C. Hãy vẽ đồ thị mô tả giới hạn sinh thái của loài vi khuẩn này?
-
Bài tập 10 trang 78 SBT Sinh học 9
Điểm gây chết dưới của cá rô phi ở Việt Nam là
A. 2°C. B. 5°C.
C. 30°C. D. 42°C.
-
Bài tập 11 trang 78 SBT Sinh học 9
Nhiệt độ mà tại đó cá rô phi ở Việt Nam sinh trưởng, phát triển và sinh sản tốt nhất là
A. 2°C. B. 5°C.
C. 30°C. D. 42°C.
-
Bài tập 12 trang 78 SBT Sinh học 9
Giới hạn chịu đựng của cá rô phi ở Việt Nam là
A. 5°C đến 30°C. C. 30°C đến 42°C.
C. 2°C đến 45°C. D. 5°C đến 42°C.
-
Bài tập 13 trang 78 SBT Sinh học 9
A. Tăng dần. B. Giảm dần.
C. Không tăng. D. Không giảm.
-
Bài tập 14 trang 78 SBT Sinh học 9
Cá rô phi ở Việt Nam có thể chết
A. trong khoảng nhiệt độ từ 5°C đến 30°C.
B. trong khoảng nhiệt độ từ 30°C đến 42°C.
C. trong khoảng nhiệt độ từ 5°C đến 42°C.
D. khi nhiệt độ thấp hơn 5°C và lớn hơn 42 °C.
-
Bài tập 17 trang 79 SBT Sinh học 9
Nguồn gốc sâu xa của năng lượng cung cấp cho hoạt động của con người là từ đâu?
A. Từ thực vật. B. Từ động vật.
C. Từ ánh sáng mặt trời. D. Từ ôxi và nước.
-
Bài tập 18 trang 79 SBT Sinh học 9
Hiện tượng cây đậu trồng trong chậu đặt bên cửa sổ thường có xu hướng vươn cong về phía chiếu sáng. Hiện tượng này do tác động của nhân tố sinh thái nào?
A. Nhiệt độ. B. Độ ẩm.
C. Ánh sáng. D. Không khí.
-
Bài tập 19 trang 79 SBT Sinh học 9
Câu nào sai trong các câu sau?
A. Ánh sáng có ảnh hưởng đến hình thái và sinh lí của cây. Cây có tính hướng sáng.
B. Ánh sáng là một nhân tố sinh thái.
C. Có nhóm động vật ưa hoạt động ban ngày, có nhóm động vật ưa hoạt động ban đêm.
D. Nhóm động vật ưa sáng gồm những động vật hoạt động chủ yếu vào ban đêm.
-
Bài tập 20 trang 79 SBT Sinh học 9
Nhờ có ánh sáng mà động vật có thể
A. định hướng trong không gian.
B. kiếm mồi.
C. nhận biết các vật.
D. cả A, B và C.
-
Bài tập 21 trang 80 SBT Sinh học 9
Ánh sáng có tác động trực tiếp đến hoạt động sinh lí nào của cây xanh?
A. Hô hấp. B. Quang hợp.
C. Phân chia tế bào. D. Cả A. B và C.
-
Bài tập 22 trang 80 SBT Sinh học 9
Dựa vào khả năng giữ nhiệt độ ổn định của cơ thể, động vật được chia thành mấy nhóm và là những nhóm nào?
A. Một nhóm - Nhóm động vật biến nhiệt.
B. Một nhóm - Nhóm động vật hằng nhiệt.
C. Hai nhóm - Nhóm động vật hằng nhiệt và nhóm động vật biến nhiệt.
D. Ba nhóm : A, B và nhóm trung gian.
-
Bài tập 23 trang 80 SBT Sinh học 9
Nhóm động vật nào sau đây gồm toàn động vật biến nhiệt?
A. Cá chép, thằn lằn, hổ, gà.
B. Cá rô phi, rắn nước, cá sấu, ốc sên.
C. Báo, gấu, chim bồ câu, đại bàng.
D. Sư tử, hươu, nai, trâu.
-
Bài tập 24 trang 80 SBT Sinh học 9
Cơ quan nào của cây xanh chịu tác động của ánh sáng mặt trời để tiến hành quang hợp, tổng hợp chất hữu cơ từ CO2 và H2O?
A. Rễ. B. Thân.
C. Lá. D. Hoa quả.
-
Bài tập 25 trang 80 SBT Sinh học 9
Trong số động vật có xương sống, lớp động vật nào có nhiệt độ cơ thể thay đổi theo nhiệt độ môi trường?
A. Lớp Cá, lớp Lưỡng cư. B. Lớp Bò sát.
C. Lớp Chim, lớp Thú. D. Cả A và B.
-
Bài tập 26 trang 80 SBT Sinh học 9
Trong số động vật có xương sống, lớp động vật thuộc nhóm động vật hằng nhiệt?
A. Lớp Cá, lớp Lưỡng cư. B. Lớp Bò sát
C. Lớp Chim, lớp Thú. D. Cả A và B
-
Bài tập 27 trang 80 SBT Sinh học 9
Ếch nhái là động vật sống ở
A. nơi khô ráo. B. nơi hoang mạc.
C. nơi ẩm ướt. D. tất cả các nơi.
-
Bài tập 28 trang 81 SBT Sinh học 9
Dựa vào khả năng sống trong môi trường có độ ẩm khác nhau, động vật được chia thành mấy nhóm? Đó là những nhóm nào?
A. Một nhóm - Nhóm động vật ưa ẩm.
B. Một nhóm - Nhóm động vật ưa khô.
C. Hai nhóm - Nhóm động vật ưa ẩm và nhóm động vật ưa khô.
D. Ba nhóm: A, B và nhóm trung gian.
-
Bài tập 29 trang 81 SBT Sinh học 9
Nhóm sinh vật nào có khả năng chịu đựng cao đối với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường?
A. Nhóm sinh vật biến nhiệt.
B. Nhóm sinh vật hằng nhiệt.
C. Không có nhóm nào cả.
D. Cả hai nhóm hằng nhiệt và biến nhiệt.
-
Bài tập 45 trang 84 SBT Sinh học 9
Độ ẩm là một nhân tố sinh thái ảnh hưởng tới đời sống thực vật. Trong tự nhiên, mỗi loài cây thích nghi với điều kiện khác nhau về.................... Do vậy, có nhóm cây ưa ẩm bao gốm những cây sống ở ven các bờ sông suối, dưới tán rừng rậm. trong hang động...) và nhóm cây chịu hạn (bao gồm những cây sống ở hoang mạc, vùng núi đá...).
-
Bài tập 46 trang 84 SBT Sinh học 9
Hãy ghép nội dung ở cột A với cột B cho phù hợp và ghi kết quả ghép vào cột C.
Cột A
Cột B
Cột C
1. Sinh vật biến nhiệt
2. Sinh vật hằng nhiệt
a) Có nhiệt độ cơ thể ổn định và không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường
b) Ví dụ: cây gạo, cây sấu, cá chép, ba ba, chuồn chuồn, rắn nước, cá sấu
c) Ví dụ: chó, mèo, heo, khỉ, gấu, chuột, con người
d) Có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào sự thay đổi nhiệt độ của môi trường.
1..............
2..............