-
Bài tập 1 trang 174 SGK Sinh học 7
Nêu những đại diện có 3 hình thức di chuyển, 2 hình thức di chuyển hoặc chỉ có một hình thức di chuyển.
-
Bài tập 2 trang 174 SGK Sinh học 7
Nêu lợi ích của sự hoàn chỉnh cơ quan di chuyển trong quá trình phát triển của giới Động vật. Cho ví dụ.
-
Bài tập 1 trang 118 SBT Sinh học 7
Hãy chọn các thông tin ở cột B cho phù hợp với thông tin ở cột A trong bảng sau:
A. Tên các ngành, lớp động vật
B. Phương thức và bộ phận di chuyển
1. Động vật nguyên sinh
2. Ruột khoang
3. Giun dẹp
4. Giun tròn
5. Giun đốt
6. Thân mểm
7. Chân khớp
8. Cá
9. Lưỡng cư
10. Bò sát
11. Chim
12. Thú
a) Vây bơi
b) Co duỗi cơ thể
c) Chân giả, lông roi, lông tơ
d) Màng bơi của chi sau (trong nước) ; bò, phóng mình bằng chi trên cạn
e) Chi, với nhiều dạng như leo trèo, chuyền cành, đi, phóng, chạy
g) Chi, sự chuyển động của thân và hỗ trợ của đuôi
h) Chi trên cạn và cánh khi bay trên không
i) Chân bò, chân bơi (ở nước); bò, chân nhảy, cánh
k) Chân là những chỗ lồi của cơ thể
l) Bám, co duỗi cơ thể hoặc lộn đầu
-
Bài tập 2 trang 118 SBT Sinh học 7
Nêu sự tiến hóa của cơ quan di chuyển ở động vật? Cho ví dụ.
-
Bài tập 3 trang 119 SBT Sinh học 7
Cho tập hợp các sinh vật sau: vịt trời, gà lôi, châu chấu, vượn, hươu, cá chép, giun đất, dơi, kanguru. Hãy xếp thành từng nhóm sinh vật có 1 hình thức di chuyển, có 2 hình thức di chuyển, có 3 hình thức di chuyển.
-
Bài tập 1-TN trang 123 SBT Sinh học 7
Đặc điểm cơ bản để phân biệt động vật với thực vật là động vật
A. có khả năng thụ tinh trong.
B. có khả năng bắt mồi.
C. có sự vận động và di chuyển.
D. có khả năng phản ứng với môi trường.
-
Bài tập 2-TN trang 123 SBT Sinh học 7
Trong sự phát triển của giới Động vật, sự hoàn chỉnh của cơ quan vận động, di chuyển là sự phức tạp hoá
A. từ chưa có chi đến thiếu chi rồi đủ chi phân hoá thành nhiều bộ phận.
B. từ chưa có chi đến có chi phân hoá thành nhiều bộ phận.
C. từ số chi chưa hoàn chỉnh đến đủ chi phân hoá thành nhiều bộ phận.
D. từ đủ chi tiến tới tiêu giảm một số chi để tiết kiệm năng lượng cho cơ thể.