YOMEDIA
NONE

Sinh học 7 Bài 27: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Sâu bọ


Lớp sâu bọ có số loài phong phú nhất trong giới Động vật (khoảng gần một triệu loài) gấp 2-3 lần số loài của các loại động vật còn lại. Hằng năm con người lại phát hiện thêm nhiều loại mới. Sâu bọ phân bố khắp nơi trên Trái Đất. Hầu hết chúng có thể bay và trong quá trình phát triển có biến thái, cơ thể lột xác thay đổi hình dạng nhiều lần cho đến khi trưởng thành. Nội dung bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về sự đa dạng đặc điểm chung của lớp Sâu bọ.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Một số đại diện sâu bọ khác

1.1.1. Sự đa dạng về loài, lối sống và tập tính

Mọt hại gỗ

Hình 1: Mọt hại gỗ (biến thái hoàn toàn)

1- Mọt trưởng thành, 2- Giai đoạn ấu trứng,

3- Giai đoạn nhộng, 4- Đồ gỗ bị mọt đục rỗng

Bọ ngựa bắt mồi

Hình 2: Bọ ngựa bắt mồi

Biến thái không hoàn toàn của chuồn chuồn

Hình 3: Biến thái không hoàn toàn của chuồn chuồn

A- Giai đoạn ấu trùng (ở dưới nước)

B- Trưởng thành

Ve sầu

Hình 4: Ve sầu

Ve vừa hút nhựa cây vừa kêu vào mùa hạ.

Ấu trùng ở đất, ăn rễ cây.

Bướm cải

Hình 5: Bướm cải

A- Bướm cái, B- Bướm đực

C- Sâu non ăn lá cây

Ong mật đang thụ phấn

Hình 6: Ong mật đang thụ phấn

Sau khi lấy đầy 2 giỏ phấn ở chân sau (a), ong mật vô tình đã thụ phấn cho cây trồng

Muỗi và ruồi

Hình 7: Muỗi và ruồi

A- Muỗi cái sau khi hút máu no, B- Ruồi thò vòi hút

1.1.2. Nhận biết một số đại diện và môi trường sống

Một số đại diện và môi trường sống

Hình 8: Một số đại diện và môi trường sống

Các môi trường sống

Một số sâu bọ đại diện

Ở nước

Trên mặt nước

Bọ vẽ

Trong nước

Ấu trùng chuồn chuồn, bọ gậy

Ở cạn

Dưới đất

Dế trũi, ấu trùng ve sầu

Trên mặt đất

Dế mèn, bọ hung

Trên cây

Bọ ngựa

Trên không

Bướm, ong

Kí sinh

Ở cây

Bọ rầy

Ở động vật

Chấy, rận

Bảng: Sự đa dạng về môi trường sống

1.2. Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn

1.2.1. Đặc điểm chung

Dưới đây là cách để nhận biết đặc điểm của sâu bọ dự kiến như sau:

1.Vỏ cơ thể bằng kitin vừa là bộ xương ngoài vừa là chiếc áo nguỵ trang của chúng.

2. Thần kinh phát triển cao, hình thành não là cơ sở của các tập tính và hoạt động bản năng.

3. Sâu bọ có đủ 5 giác quan: xúc giác, khứu giác, vị giác, thính giác và thị giác.

4. Cơ thể sâu bọ có 3 phần: đầu, ngực, bụng.

5. Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.

6. Sâu bọ hô hấp bằng hệ thống ống khí.

7. Sâu bọ có nhiều hình thức phát triển biến thái khác nhau.

8. Sâu bọ có tuần hoàn hở, tim hình ống, nhiều ngăn nằm ở mặt lưng.

⇒ Các đặc điểm chung nổi bật là (4), (5), (6)

1.2.2. Vai trò thực tiễn

Các đại diện

Vai trò

Ong mật Tằm Mọt Bọ ngựa Ruồi Muỗi Ong mắt đỏ

Làm thuốc chữa bệnh

X X          
Làm thực phẩm   X          

Thụ phấn cây trồng

X            

Thức ăn cho động vật khác

  X     X    

Diệt các sâu hại

      X     X

Hại hạt ngũ cốc

    X        

Truyền bệnh

        X X  

Bài tập minh họa

Bài 1:

Chọn từ, cụm từ thích hợp trong các từ sau: Có 3 đôi , đặc điểm chung, đôi cánh, môi trường...vào chỗ trống trong câu sau:

Sâu bọ phân bố rộng khắp các  ……… sống trên hành tinh. Sâu bọ có các ……….như: Cơ thể có 3 phần riêng biệt, đầu có 1 đôi râu, ngực ………chân và hai ……, hô hấp bằng ống khí.

Hướng dẫn:

Sâu bọ phân bố rộng khắp các môi trường sống trên hành tinh. Sâu bọ có các đặc điểm chung như: Cơ thể có 3 phần riêng biệt, đầu có 1 đôi râu, ngực 3 đôi chân và hai đôi cánh, hô hấp bằng ống khí.

Bài 2:

Hãy kể tên một số loài sâu bọ có ở địa phương và vai trò thực tiễn của chúng là?

Hướng dẫn:

Một số loài sâu bọ có ở địa phương và vai trò thực tiễn của chúng như:

  • Bọ ngựa: diệt các loài sâu bọ có hại và làm thức ăn cho động vật khác. 
  • Ruồi, muỗi: truyền bệnh
  • Ong mật: Làm thuốc chữa bệnh, thụ phấn cho cây trồng. 
  • Bọ hung: Làm sạch môi trường.
  • Bọ rầy: phá hại cây trồng

3. Luyện tập Bài 27 Sinh học 7

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Nêu được sự đa dạng của lớp Sâu bọ thông qua các đại diện.
  • Trình bày được đặc điểm chung của lớp Sâu bọ.
  • Nêu được vai trò thực tiễn của Sâu bọ.   

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 27 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 7 Bài 27 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 93 SGK Sinh học 7

Bài tập 2 trang 93 SGK Sinh học 7

Bài tập 3 trang 93 SGK Sinh học 7

Bài tập 6 trang 49 SBT Sinh học 7

Bài tập 7 trang 50 SBT Sinh học 7

Bài tập 8 trang 50 SBT Sinh học 7

Bài tập 9 trang 50 SBT Sinh học 7

Bài tập 6 trang 52 SBT Sinh học 7

Bài tập 7 trang 52 SBT Sinh học 7

Bài tập 8 trang 52 SBT Sinh học 7

Bài tập 19 trang 54 SBT Sinh học 7

Bài tập 20 trang 55 SBT Sinh học 7

Bài tập 21 trang 55 SBT Sinh học 7

Bài tập 22 trang 55 SBT Sinh học 7

Bài tập 23 trang 55 SBT Sinh học 7

Bài tập 24 trang 55 SBT Sinh học 7

Bài tập 25 trang 55 SBT Sinh học 7

4. Hỏi đáp Bài 27 Chương 5 Sinh học 7

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Sinh Học 7 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON