Giải bài 9 tr 97 sách BT Sinh lớp 11
Nêu chiều hướng tiến hoá trong sinh sản hữu tính ở động vật?
Hướng dẫn giải chi tiết bài 9
Chiều hướng tiến hoá trong sinh sản hữu tính ở động vật:
- Về cơ quan sinh sản:
- Từ chưa có sự phân hoá giới tính đến có sự phân hoá giới tính (đực, cái).
- Từ chưa có cơ quan sinh sản chuyên biệt đến có cơ quan sinh sản rõ ràng.
- Từ các cơ quan sinh sản đực cái nằm trên cùng một cơ thể (lưỡng tính) đến các cơ quan này nằm trên các cơ thể riêng biệt : cá thể đực và cá thể cái (đơn tính).
- Về phương thức sinh sản:
- Từ thụ tinh ngoài trong môi trường nước đến thụ tinh trong với sự hình thành cơ quan sinh dục phụ, bảo đảm cho xác suất thụ tinh cao và không lệ thuộc vào môi trường.
- Từ tự thụ tinh đến thụ tinh chéo (giao phối), bảo đảm cho sự đổi mới vật chất di truyền.
- Thụ tinh chéo chủ yếu xảy ra ở các động vật đơn tính, tuy nhiên ở một số động vật lưỡng tính cũng xảy ra thụ tinh chéo do sự chín không đồng đều của các giao tử hoặc các cơ quan sinh dục đực và cái nằm xa nhau trên cơ thể
- Về bảo vệ phôi và chăm sóc con:
- Càng lên cao theo bậc thang tiến hoá, các điều kiện đảm bảo cho sự phát triển phôi từ trứng đã thụ tinh càng tỏ ra hữu hiệu:
- Từ trứng phát triển hoàn toàn lệ thuộc vào điều kiện môi trường xung quanh đến bớt lệ thuộc.
- Từ con sinh ra không được bảo vệ chăm sóc, nuôi dưỡng đến được bảo vệ, chăm sóc và nuôi dưỡng.
→ Chính những đặc điểm tiến hoá đó trong hình thức sinh sản của động vật đã đảm bảo cho tỉ lệ sống sót của các thế hệ con cái ngày càng cao và do đó tỉ lệ sinh ngày càng giảm. Sự giảm tỉ lệ sinh cũng là một dấu hiệu tiến hoá trong sinh sản.
-- Mod Sinh Học 11 HỌC247
-
Hiện tượng con đực nhờ cơ quan sinh dục phụ vận chuyển tinh dịch vào cơ thể con cái để có sự kết hợp giữa hai giao tử và tổ hợp vật chất di truyền, được gọi là:
bởi Nguyễn Trà Giang 19/02/2021
a. Tự phối.
b. Thụ tinh trong.
c. Thụ tinh ngoài.
d. Trinh sinh.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Điều nào đúng khi nói về hình thức thụ tinh ở động vật?
bởi Lê Tấn Vũ 19/02/2021
a. Thụ tinh ngoài là sự kết hợp của hai giao tử đực và cái diễn ra ở ngoài cơ thể con cái.
b. Thụ tinh ngoài làm hiệu quả thụ tinh thấp.
c. Thụ tinh trong làm tăng tỉ lệ sống sót của con non.
d. Cả A, B và C.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Điều nào đúng khi nói về thụ tinh ở động vật?
bởi Mai Linh 20/02/2021
a. Tự thụ tinh là sự kết hợp của hai loại giao tử đực và cái cùng được phát sinh từ một cơ thể lưỡng tính
b. Một số động vật lưỡng tính vẫn diễn ra sự thụ tính chéo.
c. Thụ tinh chéo là sự kết hợp của hai giao tử đực và cái được phát sinh từ hai cơ thể khác nhau.
d. Cả A, B và C.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Ở thú đẻ con, phôi thai phát triển nhờ:
bởi Tuấn Tú 20/02/2021
a. Quá trình trao đổi chất qua noãn hoàng.
b. Chất dự trữ có sẵn trong nhau thai.
c. Chất dự trữ có sẵn trong noãn hoàng.
d. Quá trình trao đổi chất qua nhau thai.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
“Hiện tượng đẻ trứng thai là trứng được thụ tinh ...(1)... cơ thể mẹ và mẹ đẻ ra ...(2)-.”. Trong vị trí 1 và 2 là những từ gì?
bởi Lê Tấn Vũ 19/02/2021
a. trong, con.
b. ngoài, con.
c. trong, trứng.
d. ngoài, trứng.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một số loài cá (cá kiến, cá múm, cá mập) có hiện tượng đẻ trứng thai. Trong trường hợp này cơ thể mẹ có vai trò:
bởi Việt Long 20/02/2021
a. Bảo vệ trứng khỏi các yếu tố bất lợi của môi trường.
b. Cung cấp nhiệt độ cho phôi phát triển.
c. Bảo vệ trứng khỏi các kẻ ăn thịt.
d. Cả A, B và C.
Theo dõi (0) 1 Trả lời
Bài tập SGK khác
Bài tập 7 trang 97 SBT Sinh học 11
Bài tập 8 trang 97 SBT Sinh học 11
Bài tập 15 trang 100 SBT Sinh học 11
Bài tập 2 trang 101 SBT Sinh học 11
Bài tập 9 trang 102 SBT Sinh học 11
Bài tập 10 trang 102 SBT Sinh học 11
Bài tập 7 trang 104 SBT Sinh học 11
Bài tập 9 trang 104 SBT Sinh học 11
Bài tập 1 trang 177 SGK Sinh học 11 NC
Bài tập 2 trang 177 SGK Sinh học 11 NC
Bài tập 3 trang 177 SGK Sinh học 11 NC
Bài tập 4 trang 177 SGK Sinh học 11 NC
Bài tập 5 trang 177 SGK Sinh học 11 NC