YOMEDIA
NONE

Sinh học 10 Kết nối tri thức Ôn tập chương 2: Cấu trúc tế bào


Xin giới thiệu đến các em bài giảng Ôn tập chương 2: Cấu trúc tế bào môn Sinh học lớp 10 chương trình Kết nối tri thức được HOC247 biên soạn và tổng hợp nhằm giúp các em tìm hiểu các vấn đề: Cấu trúc của tế bào... Cũng như các phương pháp học tập... Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Tế bào nhân sơ

Bài 7: Tế bào nhân sơ

a. Đặc điểm chung

Tế bào nhân sơ có đặc điểm chung là kích thước nhỏ, chưa có màng nhân, trong tế bào chất chỉ có ribosome, không có các bào quan có màng bọc.

b. Cấu tạo tế bào nhân sơ

- Tế bào nhân sơ được cấu tạo từ các thành phần chính là thành tế bào, màng tế bào, tế bào chất và vùng nhân. Một số tế bào có thể có thêm các thành phần như lông, roi và màng ngoài.

- Tế bào nhân sơ sinh trưởng, phát triển nhanh, thích nghi với nhiều loại môi trường

Hình 7.2. Cấu tạo tế bào nhân sơ điển hình

- Lông, roi và màng ngoài

- Thành tế bào và màng tế bào

- Tế bào chất

- Vùng nhân

1.2. Tế bào nhân thực

Bài 8: Tế bào nhân thực

a. Đặc điểm chung của tế bào nhân thực

Tế bào nhân thực đã có nhân chính thức với màng nhân, hạch nhân và chất nhiễm sắc.

b. Cấu tạo tế bào nhân thực

- Nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.

- Ribosome là bào quan không có màng bọc, giữ chức năng tổng hợp protein.

- Hệ thống lưới nội chất gồm các ống và các túi dẹp chứa dịch nối thông nhau thành một mạng lưới, gồm lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn.

- Lưới nội chất trơn là nơi tổng hợp nhiều loại lipid, chuyển hóa đường, khử độc.

- Lưới nội chất hạt có các hạt ribosome, là nơi tổng hợp protein.

- Bộ máy Golgi gồm các túi dẹp năm song song nhưng tách rời nhau, là nơi chế biến, lắp ráp, đóng gói và phân phối các sản phẩm của tế bảo.

- Lysosome là túi màng đơn có chức năng phân hủy các chất, các bào quan, các tế bào già và hỗ trợ tế bào tiêu hóa thức ăn theo con đường thực bào. 

- Không bào là bào quan có màng đơn, chỉ có ở tế bào thực vật và một số động vật nguyên sinh, giữ nhiều chức năng khác nhau tuỳ loại tế bào

...

Bài tập minh họa

Bài tập 1.

Hãy tìm hiểu và mô tả thí nghiệm chứng minh màng sinh chất có tính khảm động.

Phương pháp giải:

* Cấu trúc khảm của màng tế bào.

- Màng sinh chất được cấu tạo từ lớp kép photpholipit và các phân tử protein xuyên màng hoặc trên màng(MSC là màng khảm động).

+ Các phân tử photpholipit tạo thành lớp kép xếp theo kiểu đầu ưu nước quay ra ngoài và đầu kị nước quay vào trong.

+ Các Protein phân bố đa dạng và linh hoạt trong lớp kép photpholipit để thực hiện các chức năng sinh học như: protein kênh vận chuyển, protein thụ thể…

+ Bên ngoài MSC gluxit liên kết với prôtêin Glicoprotein - là “dấu chuẩn” giúp các tế bào nhận biết nhau, làcác thụ quan giúp tế bào thu nhận thông tin.

- Ở động vật MSC còn có các phân tử côlestêrôn (một dạng Lipit) làm tăng độ ổn định của màng sinh chất.

* Cấu trúc động:

- Các phân tử photpholipit và các phân tử protein của MSC có thể chuyển động lắc ngang hoặc xoay tròn tại chỗ tạo tính mềm dẻo, linh động của MSC.

- Tính động của MSC phụ thuộc vào cấu trúc của MSC và phụ thuộc vào điều kiện môi trường.

Lời giải chi tiết:

Mô tả thí nghiệm chứng minh màng sinh chất có tính khảm động:

Lai tế bào hồng cầu chuột với tế bào hồng cầu của người. Trên MSC mỗi loại tế bào này đề có những protein đặc trưng cho từng loại. Tế bào lai tạo ra nhận thấy các phân tử protein của người và chuột xen kẽ nhau trong MSC. => Chứng tỏ các protein trên màng MSC có tính khảm động.

Bài tập 2.

Về mặt cấu trúc, các tế bào động vật và thực vật khác gì so với các sinh vật nhân thực đơn bào?

Phương pháp giải:

Nắm được cấu trúc của các tế bào động vật và thực vật và sinh vật nhân thực đơn bào để từ đó tìm ra điểm khác biệt.

Lời giải chi tiết:

Sinh vật đơn bào có đặc điểm cấu tạo chung: màng tế bào, bào tương (nguyên sinh chất) và nhân. 

Các tế bào động vật và thực vật có đặc điểm khác so với các sinh vật nhân thực đơn bào là ở màng tế bào. Màng của đơn bào là phần dày lên của lớp bào tương ngoài, màng rất mỏng. Màng của đơn bào có tính thấm chọn lọc để trao đổi chất với môi trường. Khác với màng của thực vật và vi khuẩn có cấu trúc sợi nhiều lớp (từ hai đến năm lớp).

Luyện tập Ôn tập chương 2: Cấu trúc tế bào Sinh học 10 KNTT

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

- Mô tả được kích thước, cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào nhân sơ.

- Trình bày được cấu trúc của nhân tế bào và chức năng quan trọng của nhân.

- Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của các bào quan trọng tế bào.

- Phân tích được mối quan hệ phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của màng sinh chất và thành tế bào thực vật.

- Trình bày được cấu trúc và chức năng của các thành phần lông, roi, chất nền ngoại bào và bộ phận kết nối các tế bào.

3.1. Trắc nghiệm Ôn tập chương 2: Cấu trúc tế bào Sinh học 10 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 10 Kết nối tri thức Ôn tập Chương 2 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Ôn tập chương 2: Cấu trúc tế bào Sinh học 10 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 10 Kết nối tri thức Ôn tập Chương 2 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 1 trang 27 SBT Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 2 trang 27 SBT Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 3 trang 27 SBT Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 4 trang 27 SBT Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 5 trang 27 SBT Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 6 trang 27 SBT Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 7 trang 27 SBT Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 8 trang 28 SBT Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 9 trang 28 SBT Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 10 trang 28 SBT Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 11 trang 28 SBT Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 12 trang 28 SBT Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 13 trang 28 SBT Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 14 trang 28 SBT Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 15 trang 29 SBT Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 16 trang 29 SBT Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 17 trang 29 SBT Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 18 trang 29 SBT Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 19 trang 29 SBT Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Ôn tập chương 2: Cấu trúc tế bào Sinh học 10 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Sinh Học 10 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON