YOMEDIA
NONE

Sinh học 10 Kết nối tri thức Bài 9: Thực hành: Quan sát tế bào


Xin giới thiệu đến các em bài giảng Thực hành: Quan sát tế bào môn Sinh học lớp 10 chương trình Kết nối tri thức được HOC247 biên soạn và tổng hợp nhằm giúp các em tìm hiểu tiến hành thực nghiệm nhận biết quan sát tế bào... Cũng như các phương pháp học tập... Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.

ATNETWORK
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Chuẩn bị thí nghiệm

a. Dụng cụ, thiết bị

- Lam kính, lamen, que cấy, đèn cồn, giá ống nghiệm, chậu đựng nước rửa, pipet hoặc bình rửa có vòi, giấy lọc cắt nhỏ (cỡ 2 cm x 3 cm), dao nhỏ, kim mũi mác, giấy thấm.

- Kính hiển vi quang học (vật kinh 10x, 40x và 100x).

b. Nguyên liệu

- Nước cất; 10 g thuốc nhuộm đỏ (fuchsine kiềm, có thể thay fuchsine đỏ bằng các thuốc kiềm màu đỏ khác như safranine, pyronine); 6 g xanh methylene (có thể thay 9 màu xanh vitorian, xanh toludine, 100r xanh methylene bằng màu xanh vitorian, xanh toludine); 100 mL ethanol 90%; dầu Set; potassium iodide (KI).

- Các thuốc nhuộm cần được pha với ethanol thành dung dịch gốc nồng độ 10% (tỉ lệ 1:12), lọc kĩ và giữ trong lọ thuỷ tinh màu tối có nút mãi. Trước buổi thí nghiệm cần pha dung dịch gốc với nước cất vô trùng (thường pha theo tỉ lệ 1 mL dung dịch gốc và 100 mL nước cất).

- Vi khuẩn trong khoang miệng, lá thải lài tia hoặc củ hành tây, tế bào niêm mạc trong khoang miệng.

1.2. Cách tiến hành thí nghiệm

a. Làm tiêu bản và quan sát tế bào nhân sơ (vi khuẩn)

Bước 1: Cố định mẫu

- Nhỏ một giọt nước cất lên làm kinh.

- Dùng tăm tre vô trùng lấy một ít cao răng hoà vào giọt nước làm thành dịch huyền phù.

- Dùng que cấy hoặc lá kính dàn mỏng trên lam kính.

- Hong khô vết bôi trong không khí hoặc hơ nhẹ vài lượt (2 – 3 lượt) nhanh phía trên cao của ngọn lửa đèn cồn (tránh hơ quá nóng làm biến dạng hình thái vi sinh vật).

Bước 2: Nhuộm mẫu vật Nhỏ 1 – 2 giọt thuốc nhuộm fuchsine lên vết bôi đã khô, để yên 1 – 2 phút.

Bước 3: Rửa mẫu nhuộm Nghiêng lam kính, dùng bình rửa có vòi hoặc pipet rửa nhẹ bằng nước từ một đầu làm kính cho trôi qua vết bôi đến khi nước rửa không còn màu thuốc nhuộm và thẩm (hong) khô tiêu bản.

Bước 4: Quan sát tiêu bản

- Soi tiêu bản dưới kính hiển vi, lúc đầu dùng vật kinh 10x, sau đó dùng vật kính 40x.

- Tiếp tục nhỏ 1 giọt dầu Set lên tiêu bản rồi soi ở hệ kính dấu (vật kính 100x).

- Quan sát, vẽ và nhận xét về kích thước, hình dạng tế bào vi khuẩn.

Lưu ý: Để hỗ trợ học sinh quan sát và nhận biết được hình ảnh vi khuẩn, giáo viên có thể sử dụng tranh ảnh hoặc video cho học sinh tham khảo.

b. Làm tiêu bản hiển vi và quan sát tế bào nhân thực.

Bước 1: Tách một vảy hành hoặc lá thái lai tỉa.

Bước 2: Dùng kim mũi mác tạo vết cắt hình vuông nhỏ, kích thước 1 cm x 1 cm ở mặt trong của vảy hành/lá thài lài tía. Sử dụng kim mũi mắc tách nhẹ lớp tế bào trên cùng của vết cắt (lớp tế bào biểu bì). Để quan sát được rõ, cần tách lớp biểu bì càng mỏng càng tốt, nếu không tách được mỏng thì các lớp tế bào chồng lên nhau sẽ rất khó quan sát.

Bước 3: Đặt lớp tế bào vừa tách được lên làm kinh vào chỗ giọt nước cất đã nhỏ sẵn.

Bước 4: Nhỏ 1 giọt xanh methylene và đậy lamen lên làm kính, để yên trong 2 – 3 phút. Lưu ý: Đặt lamen để tế bào không bị lẫn quá nhiều bọt khí (đặt lamen nghiêng 45°).

Bước 5: Thẩm khô tiêu bản và đặt lên bàn kính hiển vi, sau đó chỉnh vùng có mẫu vật vào chính giữa thị trường kính hiển vi rồi quay vật kính 10x để quan sát vùng có mẫu vật. Chọn vùng có lớp tế bào mỏng nhất (1 lớp tế bào) để quan sát các tế bào biểu bì, sau đó chuyển sang vật kính 40x để quan sát cho rõ hơn.

Bước 6: Quan sát hình thái, phân biệt thành tế bào, màng sinh chất, tế bào chất, vị trí của nhân.

Bước 7: Vừa quan sát, vừa vẽ hình dạng tế bào và chú thích các thành phần chính của tế bào.

1.3. Thu hoạch

Học sinh viết báo cáo thực hành theo các nội dung sau:

BÁO CÁO THỰC HÀNH

1. Mục đích

2. Cách tiến hành

3. Kết quả
a) Mô tả kết quả quan sát tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực, vẽ vào vở hình tế bào quan sát được.

b) Phân biệt điểm khác biệt giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực quan sát được.

4. Giải thích và kết luận

5. Trả lời câu hỏi

a) Một học sinh khi đưa tiêu bản tế bào vảy hành lên quan sát thì không nhìn được hình dạng của tế bào. Theo em, bạn đó có thể đã làm sai bước nào trong quy trình trên?

b) Em hãy cho biết các loại hình dạng vi khuẩn trong khoang miệng của người. Nếu làm tiêu bản thành công thi các vi khuẩn bát màu gì với thuốc nhuộm fuchsine?

c) Qua thí nghiệm, em thấy tế bào nhân sơ hay tế bào nhân thực dễ nhìn thấy hơn? Tế bào nào em quan sát được chi tiết thành phần cấu tạo? Vì sao?

Bài tập minh họa

BÁO CÁO THỰC HÀNH

1. Mục đích

- Làm được tiêu bản và quan sát được tế bào nhân sơ (vi khuẩn).

- Làm được tiêu bản tế bào nhân thực và quan sát hình dạng nhân và một số bào quan trên tiêu bản đó.

- Rèn các kĩ năng làm tiêu bản tạm thời và sử dụng kính hiển vi.

- Có thái độ trung thực, ý thức cẩn thận trong thực hành thí nghiệm để có kết quả chính xác chính xác và đảm bảo an toàn.

2. Cách tiến hành

a. Làm tiêu bản và quan sát tế bào nhân sơ (vi khuẩn)

Bước 1: Cố định mẫu

- Nhỏ một giọt nước cất lên lam kính.

- Dùng tăm tre vô trùng lấy một ít cao răng hòa vào giọt nước làm thành dịch huyền phù.

- Dùng que cấy hoặc lá kính dàn mỏng trên lam kính.

- Hong khô vết bôi trong không khí hoặc hơ nhẹ vài lượt (2 - 3 lượt) nhanh phía trên cao của ngọn lửa đèn cồn (tránh hơ quá nóng làm biến dạng hình thái sinh vật).

Bước 2: Nhuộm mẫu vật

- Nhỏ 1 - 2 giọt thuốc nhuộm fuchsine lên vết bôi đã khô, để yên 1 - 2 phút.

Bước 3: Rửa mẫu nhuộm

Nghiêng lam kính, dùng bình rửa có vòi hoặc pipet rửa nhẹ bằng nước từ một đầu lam kính cho trôi qua vết bôi đến khi nước rửa không còn màu thuốc nhuộm và thấm khô tiêu bản.

Bước 4: Quan sát tiêu bản

- Soi tiêu bản dưới kính hiển vi, lúc đầu dùng vật kính 10x, sau đó dùng vật kính 40x.

- Tiếp tục nhỏ một giọt dầu Set lên tiêu bản rồi soi ở hệ kính dầu (vật kính 100x).

- Quan sát, vẽ và nhận xét về kích thước, hình dạng tế bào vi khuẩn.

b. Làm tiêu bản hiển vi và quan sát tế bào nhân thực

Bước 1: Tách một vảy hành hoặc lá thài lài tía.

Bước 2: Dùng kim mũi mác tạo vết cắt hình vuông nhỏ, kích thước 1cm x 1cm ở mặt trong của vảy hành/lá thài lài tía. Sử dụng kim mũi mác tách nhẹ lớp tế bào trên cùng của vết cắt (lớp tế bào biểu bì). Để quan sát được rõ, cần tách lớp biểu bì càng mỏng càng tốt, nếu không tách được lớp mỏng thì các lớp tế bào chồng lên nhau sẽ rất khó quan sát.

Bước 3: Đặt lớp tế bào vừa tách được lên lam kính vào chỗ giọt nước cất đã nhỏ sẵn.

Bước 4: Nhỏ 1 giọt xanh methylene và đậy lamen lên lam kính, để yên trong 2 - 3 phút. Lưu ý: Đặt lamen để tế bào không bị lẫn quá nhiều bọt khí (đặt lamen nghiêng 45 độ).

Bước 5: Thấm khô tiêu bản và đặt lên bàn kính hiển vi, sau đó chỉnh vùng có mẫu vật vào giữa thị trường kính hiển vi rồi quay vật kính 10x để quan sát vùng có mẫu vật. Chọn vùng có lớp tế bào mỏng nhất (1 lớp tế bào) để quan sát các tế bào biểu bì, sau đó chuyển sang vật kính 40x để quan sát rõ hơn.

Bước 6: Quan sát hình thái, phân biệt thành tế bào, màng sinh chất, tế bào chất, vị trí của nhân.

Bước 7: Vừa quan sát, vừa vẽ hình dạng tế bào và chú thích các thành phần chính của tế bào.

3. Kết quả

a) Mô tả kết quả quan sát tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực, vẽ vào vở hình tế bào quan sát được.

- Trực khuẩn Bacillus trong cao răng: có kích thước nhỏ, dạng hình que ngắn, không quan sát được rõ vùng nhân.

- Tế bào biểu bì vảy hành: có kích thước lớn hơn, có hình đa giác, xếp sít nhau, quan sát rõ được thành tế bào và nhân chính thức (nhân nằm lệch về một đầu của tế bào).

b) Phân biệt điểm khác biệt giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực

Trực khuẩn Bacillus

Tế bào biểu bì vảy hành

- Kích thước thường nhỏ hơn.

- Kích thước thường lớn hơn.

- Có hình trụ ngắn.

- Có hình đa giác.

- Không quan sát được các bào quan trong tế bào.

- Có quan sát rõ được thàn tế bào và nhân chính thức của tế bào.

4. Giải thích và kết luận

- Tế bào vi khuẩn là tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ hơn nên khi quan sát sẽ gặp khó khăn hơn đối với tế bào thực vật là tế bào nhân thực.

- Trong khoang miệng, có rất nhiều chủng vi khuẩn với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau.

5. Trả lời câu hỏi

a) Một học sinh khi đưa tiêu bản tế bào vảy hành lên quan sát thì không nhận được hình dạng của tế bào. Theo em, bạn đó có thể đã làm sai bước nào trong quy trình trên?

b) Em hãy cho biết các loại hình dạng vi khuẩn trong khoang miệng của người. Nếu làm tiêu bản thành công thì các vi khuẩn bắt màu gì với thuốc nhuộm fuchsine?

c) Qua thí nghiệm, em thấy tế bào nhân sơ hay tế bào nhân thực dễ nhìn thấy hơn? Tế bào nào em quan sát được chi tiết thành phần cấu tạo? Vì sao?

Trả lời:

a) Bạn đó đã làm sai ở bước 1 hoặc bước 4.

- Ở bước 1, nếu lớp tế bào bóc quá mỏng sẽ không quan sát được tế bào.

- Ở bước 4, khi đặt lamen lên tiêu bản nếu không đặt cẩn thận thì sẽ để lẫn quá nhiều bọt khí khiến không thể quan sát rõ tiêu bản dưới kính hiển vi.

b) Trong khoang miệng của người có nhiều loại hình dạng vi khuẩn khác nhau như hình cầu (Tụ cầu khuẩn Staphylcoccus), hình que (Trực khuẩn Bacillus), hình xoắn (xoắn khuẩn đỏ Rhodospirillum),…

- Hầu hết vi khuẩn trong khoang miệng thuộc vi khuẩn gram âm nên nếu làm tiêu bản thành công thì các vi khuẩn sẽ bắt màu đỏ hồng với thuốc nhuộm fuchsine.

c) Qua thí nghiệm, cho thấy tế bào nhân thực dễ nhìn thấy hơn so với tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực quan sát được thành cấu tạo bởi vì tế bào nhân thực có kích thước lớn hơn tế bào nhân sơ.

QUẢNG CÁO

Luyện tập Bài 9 Sinh học 10 KNTT

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

- Làm được tiêu bản và quan sát được tế bào nhân sơ (vi khuẩn).

- Làm được tiêu bản tế bào nhân thực và quan sát hình dạng nhân và một số bào quan trên tiêu bản đó.

- Rèn các kĩ năng làm tiêu bản tạm thời và sử dụng kính hiển vi.

- Có thái độ trung thực, ý thức cẩn thận trong thực hành thí nghiệm để có kết quả chính xác và đảm bảo an toàn.

3.1. Trắc nghiệm Bài 9 Sinh học 10 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 10 Kết nối tri thức Bài 9 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 9 Sinh học 10 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 10 Kết nối tri thức Bài 9 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Trả lời câu hỏi a trang 63 SGK Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Trả lời câu hỏi b trang 63 SGK Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Trả lời câu hỏi c trang 63 SGK Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 9 Sinh học 10 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Sinh Học 10 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON