Qua bài Những đứa trẻ giúp các em rung cảm trước tâm hồn tuổi thơ trong sáng, sống thiếu tình thương và hiểu rõ nghệ thuật kể chuyện của Go-rơ-ki trong đoạn trích tiểu thuyết tự thuật này.
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Nội dung
- Đoạn trích những đứa trẻ, bằng tài kể chuyện giàu hình ảnh đan xem chuyện đời thường với truyện cổ tích, Mác-xim Go-rơ-ki đã thuật lại hết sức sinh động tình bạn thân thiết nảy sinh giữa ông hồi còn nhỏ với mấy đứa trẻ sống thiếu tình thương bên hàng xóm, bất chấp những cản trở trong quan hệ xã hội lúc bấy giờ.
1.2. Nghệ thuật
-
Tự thuật, nhớ lại và hình dung, tưởng tượng lại những ấn tượng thời ấu thơ.
-
So sánh chính xác.
-
Đối thoại ngắn gọn, sinh động, phù hợp với tâm lý nhân vật.
-
Chuyện đời thường và truyện cổ tích lồng vào nhau.
2. Soạn bài Những đứa trẻ
Câu 1: Thử chia văn bản này thành ba phần và đặt tiêu đề cho mỗi phần. Tìm những chi tiết xuất hiện ở cả phần một và phần ba tạo nên sự kết nối chặt chẽ.
- Phần 1: Từ đầu đến “ấn em nó cúi xuống”: Tình bạn tuổi thơ trong trắng.
- Phần 2: Từ “Trời bắt đầu tối” đến “Cấm không được đến nhà tao”: Tình bạn bị cấm đoán.
- Phần 3: Còn lại: Tình bạn vẫn cứ tiếp diễn.
- Những chi tiết xuất hiện ở phần một: Ba đứa trẻ hàng xóm, chuyện về những con chim, những câu chuyện cổ tích, chuyện về người bà hiền hậu lại xuất hiện ở phần ba tạo nên sự kết nối chặt chẽ, gây ấn tượng lắng đọng ở người đọc.
Câu 2. Xem xét hoàn cảnh chú bé A-li-ô-sa, ba đứa con đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp và quan hệ giữa hai gia đình để lí giải vì sao tình bạn tuổi thơ trong trắng ấy để lại ấn tượng sâu sắc cho nhà văn, khiến hơn ba mươi năm sau ông vẫn còn nhớ như in và thuật lại hết sức xúc động.
- Vì bố mất sớm, mẹ đi lấy chồng, A-li-ô-sa ở với ông bà ngoại. Hàng xóm với ông bà ngoại là nhà đại tá Ôp-xi-an-ni-cốp. Ông đại tá sống với người vợ kế và ba đứa con mồ côi mẹ trạc tuổi với A-li-ô-sa. Gia đình ông bà ngoại A-li-ô- sa và gia đình ông đại tá có địa vị xã hội khác nhau, điều đó tạo ra bức tường ngăn cách mốì quan hệ tự nhiên giữa những đứa trẻ. Do tình cờ có lần A-li-ô-sa cùng hai đứa con ông đại tá kéo dây gàu lên cứu được thằng nhỏ chơi nghịch nhảy vào gàu rơi xuống giếng ôn mấy đứa trẻ nhà ông đại tá chơi thân với A-li-ô-sa. Hoàn cảnh sống thiếu tình thương của những đứa trẻ đã tạo nên tình bạn trong sáng giữa chúng.
- Cũng chính hoàn cảnh sống thiếu tình thương giống nhau khiến mấy chục năm sau Go-rơ-ki vẫn nhớ như in và kể lại câu chuyện một cách đầy xúc động.
Câu 3. Trong văn bản một số hình ảnh của ba đứa trẻ hàng xóm qua sự cảm nhận tinh tế của A-li-ô-sa, phân tích và bình luận những hình ảnh đó.
- Hình ảnh ba đứa trẻ hàng xóm qua sự cảm nhận tinh tế của A-li-ô-sa:
- Khi mấy đứa trẻ kể chuyện mẹ chết, “chúng ngồi sát vào nhau giống như những chú gà con". Hình ảnh giàu sức gợi tả và gợi cảm, thể hiện sự thông cảm của A-li-ô-sa với các bạn nhỏ.
- Khi đại tá xuất hiện, quát thì chúng "tức thì cả mấy đứa trẻ lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe đi vào nhà". Hình ảnh bọn trẻ tội nghiệp trước sự quát nạt của bố. A-li-ô-sa thông cảm với các bạn.
Câu 4. Truyện đời thường và truyện cổ tích được lồng vào nhau trong nghệ thuật kể chuyện của Gô-rơ-ki như thế nào qua các chi tiết liên quan đến người mẹ và những người bà trong văn bản này.
- Chuyện đời thường và truyện cổ tích được lồng vào nhau trong nghệ thuật kể chuyện của Go-rơ-ki:
- Thông qua chi tiết về “dì ghẻ”, khi mấy đứa trẻ hàng xóm nhắc đến “mẹ khác”, A-li-ô-sa liên tưởng ngay đến nhân vật mụ dì ghẻ độc ác trong truyện cổ tích. Khi những đứa trẻ nói về “mẹ thật”, A-li-ô-sa cũng có những suy tưởng như độc thoại nội tâm, lạc ngay vào không khí truyện cổ tích.
- Chi tiết người bà nhân hậu cũng được kể lại bằng giọng của truyện cổ tích: "ngày trước, trước kia, đã có thời",...
- Nghệ thuật kể chuyện đan xen giữa chuyện đời thường và truyện cổ tích của Mac-xim Go-rơ-ki đã giúp cho đoạn trích Những đứa trẻ nói riêng và tác phẩm Thời thơ ấu nói chung trở nên sinh động và hấp dẫn.
Để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn các em tham khảo thêm bài giảng Những đứa trẻ.
3. Một số bài văn mẫu về bài Những đứa trẻ
Mác- xim Go- rơ- ki là một nhà văn Nga xuất sắc, người có công đầu tạo lập nền văn học Xô- viết, và là một nhà văn lớn của nhân loại thế kỉ XX. Cuộc đời của ông trải qua nhiều khó khăn ngay từ những ngày còn bé. Một trong ba cuốn hồi kí nổi tiếng về cuộc đời của ông đó là “Những ngày thơ ấu” viết trong những năm 1913- 1914. Đoạn trích “Những đứa trẻ” được trích trong tập hồi kí đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng. Để nắm vững nội dung bài học cũng như dễ dàng viết hoàn chỉnh bài văn, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:
4. Hỏi đáp về bài Những đứa trẻ
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-
Phân tích bài văn Những đứa trẻ (trích hồi kí Thời thơ ấu của Mác-xim Gor-ki)