YOMEDIA
NONE

Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa - Đinh Trọng Lạc - Ngữ văn 7 Tập 1 Cánh Diều


Sau đây mời các em cùng tham khảo Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa được HOC247 biên soạn. Bài giảng với nội dung khái quát lý thuyết cần nhớ, đồng thời hướng dẫn giải chi tiết bài tập minh họa giúp các em nắm thể loại, đại ý, bố cục,...của văn bản. Qua đó, cảm nhận được tài năng của Xuân Quỳnh với bài thơ đầy cảm động về tình bà cháu. Chúc các em học tập vui vẻ!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Thể loại: 

- Văn bản nghị luận.

b. Bố cục 

Chia văn bản làm 3 đoạn:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “kỉ niệm của tuổi thơ”: Vẻ đẹp trong khổ thơ đầu tiên

- Đoạn 2: Tiếp theo đến “để cho cháu được vui sướng”: Phân tích khổ thơ thứ hai trong bài thơ

- Đoạn 3: Tiếp theo đến “vô bờ bến của bà”: Nét đặc biệt trong sau câu thơ đầu khổ thơ thứ 4

- Đoạn 4: Còn lại: Phân tích vẻ đẹp trong khổ thơ cuối cùng

c. Tóm tắt tác phẩm

Văn bản phân tích vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật trong bài thơ Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh.

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Phân tích vẻ đẹp trong khổ thơ đầu tiên

- Anh bộ đội trên đường hành quân, khi dừng chân bên xóm nhỏ, nghe tiếng gà nhảy ổ.

+ “Cục…cục tác cục ta với việc lặp âm và dấu chấm lửng đã mô phỏng sát tiếng gà

+ Phép tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác nghe thay cho thín giác thấy và việc lặp lại ba lần ở đầu dòng thơ động từ nghe có tác dụng đem lại ấn tượng như tiếng gà ngưng lại

→ Tiếng gà làm ta quay lại với những kí ức tuổi thơ.

1.2.2. Phân tích khổ thơ thứ hai trong bài thơ

- Những câu tả có kết cấu sóng đôi và lặp từ vựng đều mở đầu bằng từ này, là từ để chỉ và lưu ý người nghe tưởng tượng

- Đảo “khắp mình” lên trước “hoa đốm trắng” làm cho bức tranh gà mái mơ trở nên đẹp lỗng lẫy

- Biện pháp tu từ so sánh “Lông óng như màu ánh nắng” à làm cho bức tranh gà mái trở nên đẹp đẽ

→ Đưa anh chiến sĩ trở về với kỉ niệm người bà tẩn tảo soi từng quả trứng, suốt đời lo toan cho cháu để được vui sướng

Anh chiến sĩ nhớ về người bà tảo tần soi từng quả trứng

1.2.3. Nét đặc biệt trong sau câu thơ đầu khổ thơ thứ 4

- Tất cả sáu dòng thơ của khổ thơ dưới đây chỉ làm thành một câu đơn phát triển với những thành phần chính và phụ được tách biệt ra thành từng dòng riêng “Cứ hằng năm, hằng năm…Cháu được, quần áo mới”

→ Nhịp điệu thơ chậm rãi, độc thoại, bên trong đầy chất suy tưởng

1.2.4. Phân tích vẻ đẹp trong khổ thơ cuối cùng

- Khổ thơ cuối cùng hay nhất, cảm động nhất nó chứa đựng tình cảm thiêng liêng, cao quý của tác giả

- Phép lặp “vì” --> thể hiện ý chí mạnh mẽ chiến đấu vì Tổ quốc, nhân dân trong đó có cả bà với bao kỉ niệm tuổi thơ

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

- Văn bản phân tích vẻ đẹp, nội dung, ý nghĩ sâu sắc của bài thơ Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh. Đồng thời, ca ngợi sự cảm nhận tinh tế, tỉ mỉ, sâu sắc của nhà văn Đinh Trọng Lạc.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Nghệ thuật phân tích, đánh giá, bình luận cụ thể để thấy được tình cảm thiêng liêng, da diết giữa hai bà cháu.

Bài tập minh họa

Bài tập: Dựa vào văn bản Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa”, SGK Ngữ văn 7 Tập 1 Cánh Diều, hãy viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ Tiếng gà trưa.

Hướng dẫn giải:

- Đọc kĩ bài Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa”, SGK Ngữ văn 7 Tập 1 Cánh Diều

- Kết hợp trải nghiệm, hiểu biết của bản thân để nêu cảm nhận:

+ Qua văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam ta thấy được vốn hiểu biết sâu rộng về các loài vật, thiên nhiên của nhà văn Đoàn Giỏi trong truyện Đất rừng phương Nam

+ Ông đã đem đến cho người đọc những hiểu biết về cảnh vật, cây cối, con vật

+ Những chi tiết đó làm cho người đọc vừa ngây ngất, say mê trước vẻ đẹp của khung cảnh vừa thấy choáng ngợp với sự hùng vĩ

Lời giải chi tiết:

Đoạn văn mẫu 1:

Xuân Quỳnh là cây bút xuất sắc của nền văn học hiện đại Việt Nam, thuộc thế hệ những nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói của một tâm hồn phụ nữ giàu lòng trắc ẩn và khao khát hạnh phúc bình dị đời thường. Bài thơ "Tiếng gà trưa" là một trong những thi phẩm nổi tiếng của bà. Bài thơ viết về tình bà cháu thiêng liêng và cảm động. Trong một buổi hành quân, người cháu đã nghe được tiếng gà trưa và những kỉ niệm về bà ùa về trong kí ức. Cả một tuổi thơ gắn bó bên bà, được bà yêu thương chăm sóc. Bà dành dụm, chắt chiu từng quả trứng, chăm đàn gà từng con một kể cả khi trời gió rét mưa dầm. Những gì thu được từ đàn gà, bà đều dành cho cháu: nào là cái quần chéo go, ống rộng dài quét đất, nào là cái áo cánh trúc bâu... Tình yêu của bà thể hiện qua những điều giản dị, bình thường. Chính tình yêu thương của bà đã trở thành động lực để người cháu chiến đấu. Qua bài thơ, người đọc cảm nhận tình bà cháu thắm thiết, đồng thời đó cũng là tình yêu gia đình, yêu Tổ quốc. Đúng như một nhà văn nước ngoài đã nói: Tình yêu Tổ quốc bắt đầu từ những tình cảm nhỏ bé, thiêng liêng, đó là yêu những gì gần gũi nhất với mình.

Đoạn văn mẫu 2:

Có lẽ đi cùng với tuổi thơ của nhiều người. Từ trước đến nay,tiếng 'bà' vẫn luôn là một tiếng nói hết sức bình dị và thân thương. Nó chan chứa nhiều loại cảm xúc, trìu mến, dịu dàng mà thấm đẫm trong tim của mỗi người đọc, mỗi người nghe. Bà vốn dĩ là một người rất đặc biệt, người mang những giấc mơ của cháu qua tiếng quạt gió mát, bà mang theo ước mơ, theo hi vọng cho cháu qua từng câu chuyện cổ tích đầy mơ mộng nhưng cũng chất chứa bao nhiêu điều nhân văn. Mà sau khi đọc bài thơ Tiếng Gà Trưa của tác giả Xuân Quỳnh thì trong em lại còn gợi thêm một cảm xúc đặc biệt về bà. Về tình cảm của bà cháu, nó đẹp đẽ và thiêng liêng biết nhường nào. Bằng thể thơ tự do 5 chữ, tác giả cho em đi qua từng kỉ niệm đẹp về tình bà cháu của anh chiến sĩ và người bà của mình. Cho em thấy được lòng yêu nước nồng nàn của anh chiến sĩ. Dòng cảm xúc trong em lại càng ùa về khi từng câu chữ của bài thơ gợi nhớ những kỉ niệm sâu sắc thời thơ ấu sống trong tình yêu thương tuy giản dị nhưng lại vô cùng to lớn của bà của người bà. Những lần bị bà la mắng "yêu" một cách chân thật, tuy mắng nhưng có thể thấy được rõ ràng hơn tình yêu của bà dành cho người cháu của mình. Qua từng nét miêu tả của Xuân Quỳnh, em lại càng thêm khâm phục những người chiến sĩ đã chiến đầu vì cách mạng và hơn nữa là những thanh âm kỉ niệm gợi lên trong em hình ảnh về tình bà cháu đẹp đẽ đến nao lòng. Quả thật là một bài thơ giàu cảm xúc và dạt dào những tình cảm đáng quý.

Lời kết

- Học xong bài Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa, các em cần:

+ Phân tích đặc sắc nội dung và nghệ thuật của bài thơ

+ Trau dồi kĩ năng viết bài văn phân tích tác phẩm văn học

Soạn bài Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều

Qua bài tác phẩm Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa giúp người đọc có những kiến thức bổ ích về đặc sắc nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa Ngữ văn 7 tập 1 Cánh Diều

Tác phẩm Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa giúp người đọc khám phá sức hấp dẫn của bài thơ trên nhiều phương diện. Đồng thời ca ngợi tài năng bình luận tác phẩm của Đinh Trọng Lạc. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

---------------------(Đang cập nhật)---------------------

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON