YOMEDIA
NONE

Từ Hán Việt (tiếp theo) - Ngữ văn 7


Qua bài học giúp các em hiểu được các sắc thái ý nghĩa riêng của từ Hán Việt. Có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng ý nghĩa, đúng sắc thái, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Sử dụng từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm

a. Sắc thái trang trọng

  • Một số từ Hán Việt thay thế từ thuần Việt vì Hán Việt tạo cảm giác trang trọng, nghiêm trang hơn:

    • Ví dụ minh họa

      • (1) Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh
      • (2) Quyết chết cho tổ quốc quyết sống

​→ Sắc thái nghĩa ở câu (1) được Hồ Chí Minh sử dụng từ Hán Việt tạo cảm giác trang nghiêm hơn ví dụ (2).

b. Sắc thái tao nhã

  • Từ Hán Việt thay thế cho từ thuần Việt trong trường hợp từ thuần Việt khi được nói ra gây cảm giác thô tục, khiếm nhã.
    • Ví dụ minh họa
      • Các từ chỉ bệnh tật ghê sợ: thổ huyết, xuất huyết, viêm họng, ung thư...
      • Các từ chỉ tai nạn, chết chóc: hoả hoạn, thương vong, từ trần...
  • Từ Hán Việt được dung với tư cách là uyển ngữ
    • Ví dụ minh họa: mãn nguyệt khai hoa, động phong hoa trúc, cấp dưỡng...

c. Sắc thái khái quát và trừu tượng

  • Một số từ Hán Việt, đặc biệt là thuật ngữ khoa học có ý nghĩa khái quát hoá cao mà từ thuần Việt không có hoặc không có nghĩa tương đương.
    • Ví dụ minh họa
      • Về chính trị: Độc lập, tự do, dân chủ, dân quyền... 
      • Về ngoại giao: Công hàm, lãnh sự, sứ quán... 
      • Về quân sự: Tiến công, kháng chiến, du kích... 
      • Về toán học: Đồng quy, tiếp quyến, tích phân... 
    • Những thuật ngữ này có nội hàm lớn, khái quát cao, nếu dùng từ thuần Việt thì dài dòng.
  • Luôn tồn tại song song những cặp từ đồng nghĩa Hán Việt và Thuần Việt có sự phân biệt rõ nét về sắc thái nghĩa
    • Ví dụ minh họa
      • (1) Nữ quân nhân - Dân quân gái
      • (2) Nước nhà đã độc lập - Nước nhà đã đứng một mình.
      • (3) Bệnh sốt xuất huyết - Bệnh sốt ra máu
  • Có một số trường hợp, tuy là cặp từ đồng nghĩa Hán Việt và Thuần Việt nhưng vẫn không đối lập về sắc thái nghĩa (hoặc sự phân biệt không rõ nét)
    • Ví dụ minh họa
      • (1) Ngoại quốc - nước ngoài
      • (2) Nhân loại - loài người
      • (3) Hải cẩu - chó biển
      • (4) Khai mạc - mở màn

d. Sắc thái cổ

  • Một số từ Hán cổ quen dùng trong quá khứ đến bây giờ dùng lại gợi sắc thái cổ
    • Ví dụ minh họa: Tôn ông, huynh ông, phụ vương, ái phi, đồng môn, đồng tuế...
  • Mô tả những hình ảnh cổ kính của một triều đại đã qua với một tâm trạng nuối tiếc
    • Ví dụ minh họa:
      • Trong bài thơ "Thăng Long thành hoài cổ", bà huyện Thanh Quan đã sử dụng những từ Hán Việt một cách có ý thức. Và việc xếp những từ này vào cuối dòng thơ càng in đậm những hình tượng ngưng đọng trong kí ức. Tất cả đưa đến cho ta cảm giác về một sự đổi thay của tạo hoá:

"Tạo hoá gây chi cuộc hí trường 
Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương 
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo 
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương 
Đá vẫn trơ hàn cùng tuế nguyệt 
Nước còn cau mặt với tang thương 
Nghìn năm gương cũ soi thành cổ 
Cảnh đấy người đây chốn đoạn trường"

  • Từ Hán Việt có sắc thái cổ còn thường được dùng trong thể loại kịch, tuồng. Khi viết về một sự kiện lịch sử, nhà văn thường dùng ngôn ngữ của thời kì lịch sử đó, nếu không, người xem có thể thấy lạc điệu.

1.2. Không nên lạm dụng từ tiếng Việt

  • Dùng thừa từ
    • Ví dụ minh họa
      • (1) Chúc anh lên đường thượng lộ bình an (Thượng lộ = trên đường)
      • (2) Mọi thông tin chúng tối cung cấp đều rõ ràng và minh bạch (Minh bạch = rõ ràng)
      • (3) Gia cảnh nhà cô ấy rất khó khăn (Gia = nhà)

→ Khi nói và viết không nên lạm dụng từ Hán Việt, làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

Bài tập minh họa

Ví dụ

Đề bài: Tìm một số câu thành ngữ Hán Việt thông dụng và giải nghĩa chúng.

Gợi ý làm bài

1. Bắt đầu từ "A"

  • "Ác giả ác báo, thiện lai thiện báo". = Làm ác gặp ác, làm thiện gặp thiện.
  • "An cư lạc nghiệp". = Chỗ ở ổn định công việc tốt lành.
  • "An thân, thủ phận", "An phận, thủ thường" = Bằng lòng với số phận, cuộc sống hiện tại của bản thân.
  • "Án binh bất động" = Việc binh giữ yên, không tiến không thoái.
  • "Anh hùng nan quá mỹ nhân quan" = Anh hùng khó qua ải mỹ nhân
  • "Anh hùng xuất thiếu niên" = Anh hùng từ khi còn trẻ tuổi

2. Bắt đầu từ "B"

  • "Bách niên giai lão" = Trăm năm bạc đầu (câu chúc vợ chồng)
  • "Bán tín bán nghi" = Nửa tin nửa ngờ
  • "Băng thanh ngọc khiết" = Trong trắng như băng ngọc
  • "Bất chiến tự nhiên thành" = Không đánh mà thắng
  • "Bất cộng đái thiên" = Thù không đội trời chung
  • "Bất di bất dịch" = Không di không chuyển.
  • "Bất đắc kỳ tử" = Chưa đến lúc chết mà chết.
  • "Bách chiến bách thắng" = Trăm trận trăm thắng, đánh đâu thắng đấy.
  • "Bất nhập hổ huyệt, bất đắc hổ tử" = Không vào hang cọp sao bắt được cọp con
  • "Bần cùng sinh đạo tặc", "Phú quý sinh lễ nghĩa" = Khi nghèo khó con người có thể thành trộm cắp, khi giàu sang trở nên bày vẽ màu mè.
  • "Bất tài vô tướng" = Không có khả năng, không có tướng mạo (vừa bất tài vừa xấu)
  • "Bất khả chiến bại" = Không thể bị đánh bại -Toàn thắng, không thua bao giờ.
  • "Binh quý xuất kỳ bất ý" = Trong binh pháp quý nhất là tấn công bất ngờ.

3. Bắt đầu từ "C"

  • "Cải tà quy chính" = Bỏ tà theo chánh
  • "Cầm kỳ thi hoạ" = Đánh đàn, đánh cờ, làm thơ, vẽ tranh.
  • "Cẩn ngôn vô tội, cẩn tắc vô ưu" = Giữ gìn lời nói thì không dễ phạm lỗi, cẩn thận thì không phải lo lắng gì.
  • "Cao nhân tất hữu cao nhân trị" =Người giỏi ắt có người giỏi hơn.
  • "Cao sơn lưu thủy, hậu hội hữu kỳ". = Núi cao, sông dài, có ngày gặp lại.
  • "Can tràng tấc đoạn" = Đau đớn như ruột gan đứt lìa
  • "Cận mặc giả hắc, cận đăng giả minh". = “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” trong tục ngữ Việt Nam.
  • "Châu liền bích lạc" = Sự kết hợp vô cùng ăn khớp
  • "Châu về hợp phố" = Những gì quí giá trở lại cùng chủ cũ
  • "Chính nhân quân tử" = Con người quân tử, chính đáng.
  • "Công thành danh toại" = Công danh sự nghiệp hoàn tất.
  • "Cốt nhục tương tàn" = Cùng chung huyết thống giết hại lẫn nhau.
  • "Cử án tề mi" = nâng án ngang mày, vợ quý trọng chồng nâng khay dâng lên chồng.
  • "Cửu ngũ chí tôn" = chỉ bậc vua chúa quyền quý.

3. Soạn bài Từ Hán Việt (tiếp theo)

Để hiểu được các sắc thái ý nghĩa riêng của từ Hán Việt, có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng ý nghĩa, đúng sắc thái, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Từ Hán Việt (tiếp theo).

4. Hỏi đáp Bài Từ Hán Việt (tiếp theo)

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON