YOMEDIA
NONE

Đặc điểm của văn bản biểu cảm - Ngữ văn 7


Qua bài học giúp các em nắm rõ được bố cục, yêu cầu cũng như là hai cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp của văn bản biểu cảm.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Phân tích ngữ liệu trong SGK/ 85, 86

Văn bản

Nội dung tình cảm chủ yếu

Cách biểu đạt tình cảm

Bố cục

1.  Bài văn “Tấm gương” của Băng Sơn

  • Ca ngợi đức tính trung thực, ngay thẳng, thật thà của con người
  • Ghét thói xu nịnh, dối trá

Mượn hình ảnh tấm gương để bộc lộ tình cảm, cảm xúc

→ Gián tiếp

  • Gồm 3 phần
    • Mở bài: Giới thiệu cảm nghĩ
      • Giới thiệu phẩm chất cao đẹp của tấm gương
    • Thân bài: Trình bày suy nghĩ
      • Những phẩm chất cao đẹp của tấm gương
    • Kết bài: Khẳng định cảm nghĩ
      • Khẳng định lại phẩm chất đó

2. Đoạn văn trích “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng

  • Tình cảm cô đơn, đau khổ của đứa con khi phải xa mẹ
  • Cầu mong sự giúp đỡ, cảm thông
  • Thể hiện bằng lời than vãn, tiếng kêu gọi, mong đợi, câu hỏi biểu cảm

→ Trực tiếp

 

1.2. Tìm hiểu đặc điểm của văn biểu cảm

a. Tình cảm trong văn biểu cảm

  • Mỗi bài văn biểu cảm thường tập trung thể hiện một tình cảm chủ yếu.
  • Để biểu đạt tình cảm ấy, người viết có thể:
    • Chọn một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng để gửi gắm tình cảm, tư tưởng.
    • Biểu thị bằng cách thổ lộ trực tiếp những nỗi niềm, cảm xúc trong lòng.

b. Bố cục bài văn biểu cảm

  • Bài văn biểu cảm thường có bố cục ba phần như mọi bài văn khác
    • Bố cục
      • Mở bài
        • Giới thiệu sự vật, cảnh vật trong thời gian và không gian.
        • Cảm xúc ban đầu của mình.
      • Thân bài: Qua miêu tả, tự sự mà biểu lộ cảm xúc, ý nghĩ một cách cụ thể, chi tiết, sâu sắc.
      • Kết bài: Kết đọng cảm xúc, ý nghĩ hoặc nâng lên bài học tư tưởng.
    • Phần mở bài và kết bài phải có quan hệ gắn bó, thống nhất với nhau để làm thể hiện rõ chủ đề văn bản.
  • Tình cảm trong bài phải rõ ràng, trong sáng, chân thật thì bài văn biểu cảm mới có giá trị.

c. Ghi nhớ: SGK/ 86

Bài tập minh họa

Ví dụ

Đề bài: Các văn bản sau thuộc phương thwusc biểu đạt nào? Mỗi phương thức biểu đạt ấy nhằm mục đích gì?

(a). "Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao"

 

(b). "Tò vò mà nuôi con nhện,

Đến khi nó lớn, nó quyện nhau đi

Tò vò ngồi khóc tỉ ti

Nhện ơi, nhện hỡi, nhện đi đằng nào?"

 

(c). "Miệng cười như thể hoa ngâu

Chiếc khăn đội đầu như thể hoa sen"

Gợi ý làm bài

Văn bản Kiểu văn bản (Phương thức biểu đạt) Mục đich giao tiếp
Văn bản (a) Biểu cảm Thể hiện tình cảm
Văn bản (b) Biểu cảm + Tự sự Trình bày chuỗi sự việc để biểu cảm
Văn bản (c) Biểu cảm + Miêu tả Tái hiện ljai hình ảnh để biểu cảm

3. Soạn bài Đặc điểm của văn bản biểu cảm

Để nắm rõ được bố cục, yêu cầu cũng như là hai cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp của văn bản biểu cảm, các em có thể tham khảo bài soạn Đặc điểm của văn bản biểu cảm.

4. Hỏi đáp Bài Đặc điểm của văn bản biểu cảm

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON