Nhằm hỗ trợ các em học sinh lớp 7 kiểm tra mức độ nắm kiến thức trong Bài 9: Tùy bút và tản văn, HOC247 đã biên soạn bài giảng chi tiết Tự đánh giá: Tiếng chim trong thành phố với các câu hỏi phân tích đặc điểm thể loại tản văn,... Đồng thời hướng dẫn giải chi tiết bài tập minh họa ở cuối bài học giúp các em hiểu sâu hơn về văn bản. Chúc các em học tập vui vẻ!
Tóm tắt bài
1.1. Tự đánh giá: Tiếng chim trong thành phố - Đỗ Phấn
Đọc văn bản Tự đánh giá: Tiếng chim trong thành phố (trang 71 đến 73 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2) và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 9):
Câu 1: Nội dung chính của phần (1) trong văn bản Tiếng chim trong thành phố là gì?
A. Tái hiện một thành phố Hà Nội có rất nhiều cây
B. Tái hiện một thành phố Hà Nội có nhiều con phố nổi tiếng
C. Tái hiện một thành phố Hà Nội có có đầy tiếng chim
D. Tái hiện một thành phố Hà Nội có rất nhiều công viên, vườn hoa
Trả lời:
Đáp án đúng là: C.
Tái hiện một thành phố Hà Nội có có đầy tiếng chim
Câu 2: Nêu nội dung chính của phần 2 trong văn bản Tiếng chim trong thành phố là gì?
A. Nêu lên niềm vui của người viết về tiếng chim trong thành phố
B. Phản ánh hiện trạng bây giờ của Hà Nội đã vắng đi rất nhiều tiếng chim
C. Phản ánh hiện thực Hà Nội bây giờ đang xây dựng nhiều nhà cao tầng
D. Nêu lên cảnh Hà Nội bây giờ rất nhiều người nuôi chim trong lồng
Trả lời:
Đáp án đúng là: B.
Phản ánh hiện trạng bây giờ của Hà Nội đã vắng đi rất nhiều tiếng chim
Câu 3: Tác giả sử dụng cách thức nào để miêu tả các loài chim trong thành phố
A. Liệt kê tên các loài chim
B. Miêu tả thời điểm hoạt động
C. Tái hiện âm thanh tiếng hót
D. Tái hiện hình dáng màu sắc
Trả lời:
Đáp án đúng là: C.
Tái hiện âm thanh tiếng hót
Câu 4: Theo bài viết các loài chim trong thành phố Hà Nội được thoải mái bay lượn, không sợ săn bắn vào khoảng thời gian nào?
A. Khoảng cuối những năm 60 thế kỉ trước
B. Khoảng giữa những năm 50 thế kỉ trước
C. Khoảng đầu những năm 50 thế kỉ trước
D. Khoảng giữa những năm 60 thế kỉ trước
Trả lời:
Đáp án đúng là: D.
Khoảng giữa những năm 60 thế kỉ trước
Câu 5: Câu văn nào sau đây nêu được nội dung khái quát cho ba câu còn lại?
A. Hà Nội những năm 50, 60 của thế kỉ trước là một sân chim vô cùng phong phú
B. Những con chích chòe than đậu chót vót trên ngọn cây cất tiếng hót từng hồi dài.
C. Từng đàn chim sáo đen, sáo mỏ nghệ, sáo nâu kéo về từ mạn Hòa Bình xôn xao trò chuyện
D. Ngoài bãi sông, trong những tầng cây thấp là tiếng con chim gọi vịt chập chờn theo tiếng sóng
Trả lời:
Đáp án đúng là: A.
Hà Nội những năm 50, 60 của thế kỉ trước là một sân chim vô cùng phong phú
Câu 6: Câu văn nào sau đây như một lời than buồn bã của tác giả trước hiện thực thành phố vắng tiếng chim?
A. Chim chào mào dạn người sống khắp nơi trong thành phố
B. Loài chim này rất hiếm khi người ta có thể nhìn thấy chúng
C. Lũ chào mào coi tất cả cây cối như nhà riêng của chúng
D. Giờ người Hà Nội chỉ chơi chim cảnh nuôi nhốt trong lồng
Trả lời:
Đáp án đúng là: D.
Giờ người Hà Nội chỉ chơi chim cảnh nuôi nhốt trong lồng
Câu 7: Qua văn bản trên có thể thấy tác giả là người như thế nào?
A. Có tình yêu tha thiết với thành phố nơi mình sống
B. Có hiểu biết phong phú và rất yêu quý tiếng chim
C. Có ý thức bảo vệ môi trường, cây xanh và chim muông
D. Có thái độ phê phán việc săn bắn chim chóc trong thành phố
Trả lời:
Đáp án đúng là: B.
Có hiểu biết phong phú và rất yêu quý tiếng chim
Câu 8: Câu văn nào sau đây nêu được nội dung khái quát cho ba câu còn lại?
A. Những con quạ đen khề khà kêu khoái trá trên những cây gạo ngoài bãi sông cùng với chim khách, chim cà cưỡng
B. Từng đàn chim sáo đen, sáo mỏ nghệ, sáo nâu kéo về từ mạn Hòa Bình xôn xao trò chuyện
C. Ngoài bãi sông, trong những tầng cây thấp là tiếng con chim gọi vịt chập chờn theo tiếng sóng
D. Giọng sơn ca thỉnh thoảng vút cao giữa tầng không trong vắt như nhạc xuống tứ trời
Trả lời:
Đáp án đúng là: D.
Giọng sơn ca thỉnh thoảng vút cao giữa tầng không trong vắt như nhạc xuống tứ trời
Câu 9: Thông điệp chính mà tác giả muốn truyền tới bạn đọc qua văn bản Tiếng chim trong thành phố là gì?
A. Hà Nội phải nuôi thêm rất nhiều chim để được như ngày xưa
B. Hà Nội cần trồng thêm nhiều cây xanh để đón được nhiều chim về làm tổ
C. Hà Nội không thể thiếu tiếng chim, nhưng tiếng chim đang thưa vắng dần
D. Hà Nội cần có chính sách và quy định bảo vệ các loài chim trong thành phố.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D.
Hà Nội cần có chính sách và quy định bảo vệ các loài chim trong thành phố.
Câu 10: Viết một đoạn văn 6-8 dòng đề xuất cách bảo vệ các loài chim.
Trả lời:
Bảo vệ các loài chim cũng là cách để bảo vệ sự đa dạng sinh học. Vậy chúng ta cần có những biện pháp gì để bảo vệ các loài chim trước nguy cơ các loài chim đang dần thưa vắng trong thành phố. Trước hết, đó là chúng ta cần giữ môi trường sống cho chim bằng cách trồng thật nhiều cây xanh. Chúng ta cần lên án kịch liệt những hành vi săn bắn chim. Có như vậy mới giúp cho các loài chị được tự do bay nhảy, cất cao tiếng hót.
1.2. Hướng dẫn tự học
Câu 1: Đọc thêm một số bài tản văn, tùy bút viết về cây tre Việt Nam, các loài chim, điệu hát ru, những phẩm chất kiên cường và sự hi sinh thầm lặng của người phụ nữ trong thời kì chống Mỹ cứu nước.
Trả lời:
Tre quê hương – Tản văn của Trần Thanh
(Vanchuongphuongnam.vn) – Không biết tự bao giờ mà trên miền đất quê tôi, hình ảnh cây tre đứng thảnh thơi theo hai vòng nhật nguyệt. Cây tre không tự mọc mình ên mà mọc thành từng bụi rậm rạp, thành một hàng lũy kiên cố mặc cho phong ba bão táp. Tre là một thứ gỗ thân bọng, gần gũi với người dân một nắng hai sương. Tre có nhiều công dụng nên ngày xưa người ta thường trồng tre quanh nhà.
Tôi còn nhớ năm ấy, ngôi nhà của tôi đã mục nát, cần được cất lại. Thế là ba tôi đi đốn nhiều tre về để làm nhà, tất nhiên, cây tre được chọn làm nhà thân phải thẳng và già. Thời buổi còn nghèo khó, hiếm có người xây nhà tường nên cất nhà lá thì tre là quan trọng nhất. Căn nhà mới được dựng lên bằng tre mộc mạc, gọn gàng và xinh xắn. Nó đủ để che nắng che mưa cho cả nhà tôi trong mấy mùa mưa. Những cây tre vụn hoặc không ngay thẳng được chặt ra làm nhiều khúc và đem phơi khô, trở thành củi tre chụm lửa rất cháy.
Quê tôi ngày ấy đường đi lầy lội nên cây cầu tre lắc lẻo bắt qua con kênh xanh xanh nối đôi bờ thôn xóm. Tôi không thể nhớ hết, tôi dã qua chiếc cầu tre bao nhiêu lần nữa. Từ những ngày đi rong chơi đến những lần đi học. Cầu tre thêm nặng nhọc hơn khi những bác nông dân trên vai gánh lúa bước qua chiếc cầu nghe kẽo kẹt. Hình ảnh ấy ngày càng lờ mờ đi, trở thành một thời dĩ vãng xa xôi.
Những cây tre già theo năm tháng, chưa tàn nhưng măng đã mọc. Những búp măng non nhọn hoắt cũng có thể đem lại cho mọi người bữa cơm ngon lành. Măng tre được hái mang về ngâm nước muối và rửa cho sạch sẽ có được món xào măng thơm ngọt, vị đăng đắng và bổ dưỡng. Măng tre mọc lên rất khỏe và nhanh chóng ngay trên mảnh đất cằn cõi, đứng thẳng thân mình hứng lấy ánh sáng. Thoáng chốc, măng đã thành tre. Lá tre thon thon xòe ra như bàn tay, có màu xanh nhám. Những lá tre có bản to thường được những người làm bánh chọn, hái về làm bánh nước tro gói bằng lá tre. Đây là thứ bánh dân dã, mang đậm hương vị quê nhà, ai ăn rồi sẽ nhớ mãi.
Ai đã từng xa quê, đến nơi thị thành lo toan cơm áo. Chắc hẳn sẽ không bao giờ quên được hình ảnh lũy tre làng chạy dài theo khắp xóm. Những trưa hè nắng đổ chang chang, đàn trâu nhởn nhơ nằm dưới bóng tre mát rượi. Tre nói, tre cười với ánh trăng vàng suốt thâu đêm. Một khung cảnh làng quê thật thanh bình và chân chất.
Có ai biết được sức mạnh tiềm tàng của cây tre từ ngày xửa ngày xưa. Cha ông ta đã dùng tre làm vũ khí đánh giặc, một công cụ chiến đấu khá thô sơ nhưng qua đó đã thể hiện được tinh thần thép của người dân lao động.
Ngày nay, nhiều ngôi nhà được làm bằng xi măng cốt thép thay thế dần những ngôi nhà lá, khung nhà bằng tre… Đời sống kinh tế xã hội ngày càng đi lên, tre ngày càng mất dần đi chổ đứng ở làng quê. Tuy vậy, chúng ta vẫn không thể phủ nhận vai trò và ý nghĩa của những cây tre trong đời sống tự bao đời của dân tộc. Hình ảnh cây tre mãi là biểu tượng đẹp đẽ của con người Việt Nam chịu thương, chịu khó, gan góc và kiên trung đứng giữa trời đất mênh mông, mang dáng vóc, hơi thở bình dị của quê hương, xứ sở.
Cho tôi được một lần ca tụng hình ảnh cây tre đã trải qua bao thăng trầm của núi sông vẫn ung dung cùng người vai sánh. Những tố chất đáng trân trọng của tre đã tạc nên một hình hài bất tử. Mai này, tre làng có thưa thớt đi chăng nữa nhưng dấu tích cây tre xanh vẫn còn đọng lại trên những vần thơ văn, những khúc nhạc bổng trầm hay vẫn chập chờn trong tâm trí của những ai còn nặng lòng với miền quê đong đầy kỷ niệm. (Sưu tầm)
Câu 2: Sưu tầm tranh, ảnh, video clip, bản nhạc, bài hát …liên quan đến những đề tài đặt ra trong những văn bản đọc hiểu ở Bài 9.
Trả lời:
Sưu tầm tranh, ảnh, video clip, bản nhạc, bài hát …liên quan đến những đề tài đặt ra trong những văn bản đọc hiểu ở Bài 9: Bài hát Huyền thoại mẹ của nhạc sĩ Trần Tiến, Cô gái Sài Gòn đi tải đạn của Lưu Nhất Vũ,…
Bài tập minh họa
Bài tập: Từ văn bản Tiếng chim trong thành phố - Đỗ Phấn, SGK Ngữ văn 7 Tập 2 Cánh Diều, hãy viết đoạn văn về chủ đề bảo vệ động vật.
Hướng dẫn giải:
- Đọc kĩ bài Tiếng chim trong thành phố - Đỗ Phấn, SGK Ngữ văn 7 Tập 2 Cánh Diều
- Tìm hiểu qua scahs báo, internet về chủ đề bảo vệ động vật
- Kết hợp hiểu biết cá nhân để viết đoạn văn
- Có thể tham khảo một số nội dung chính sau:
+ Động vật là nguồn tài nguyên phong phú của bất kì một quốc gia nào trên thế giới, việc bảo vệ động vật chính là điều cần thiết và tất yếu
+ Nhiều loài động vật hoang dã tưởng như vô dụng cũng đã cho thấy lợi ích quan trọng trong đời sống
+ Động vật hoang dã góp phần không nhỏ vào sự đa dạng sinh học của môi trường sống, vì vậy chúng ta cần phải chung tay bảo vệ chúng
Lời giải chi tiết:
Động vật là nguồn tài nguyên phong phú của bất kì một quốc gia nào trên thế giới, việc bảo vệ động vật chính là điều cần thiết và tất yếu. Hiện nay, có khoảng 15 triệu sinh vật sinh sống trên trái đất của chúng đa. Các cá thể đều là một phần của mạng lưới phức tạp, cân bằng một cách tinh vi gọi là sinh quyển. Ngược lại, sinh quyển của trái đất được tạo nên bởi vô số hệ sinh thái gồm các loài động thực vật cũng như môi trường sống tự nhiên của chúng. Nhiều loài động vật hoang dã tưởng như vô dụng cũng đã cho thấy lợi ích quan trọng trong ngành nông nghiệp. Người nông dân thường sử dụng các loại côn trùng và động vật ăn sâu bọ để tiêu diệt sâu bọ gây hại cho mùa màng. Bên cạnh đó là sử dụng các loại cây trồng chứa độc tố tự nhiên đẩy lùi công trùng gây hại, chúng là những thiên địch, là biện pháp thay thế vừa an toàn, vừa hiệu quả đồng thời còn đảm bảo an toàn và thân thiện với môi trường, ít tốn kém hơn các loại thuốc hóa học tổng hợp. Việc bảo vệ động vật hoang dã có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều tiết và đánh giá chất lượng của môi trường. Sự sụt giảm về số lượng chim ưng và đại bàng vào giữa thế kỷ 20 là lời cảnh báo mạnh về mức độ nguy hiểm của thuốc trừ sâu DDT – loại này đang được sử dụng rộng rãi và thường tích tụ lại trong mô của cơ thể động vật (gây suy yếu khả năng sinh sản cũng như ấp trứng của loài động vật này). Trường hợp này sẽ gửi lời cảnh báo tới con người về tác động biến đổi khí hậu cũng như chất gây ô nhiễm môi trường. Một số giải pháp bảo vệ động vật hoang dã tại Việt Nam được đưa ra bao gồm: điều tra và xử lý nghiêm các đối tượng cầm đầu các đường dây buôn bán trái phép động vật hoang dã, đưa ra các biện pháp răn đe hiệu quả, nghiêm cấm buôn bán sừng tê giác dưới tất cả mọi hình thức, tiêu hủy tất cả kho sừng tê giác và ngà voi thu giữ được, đóng cửa tất cả các cơ sở nuôi hổ đồng thời chấm dứt các hoạt động cho hổ sinh sản không kiểm soát… Động vật hoang dã góp phần không nhỏ vào sự đa dạng sinh học của môi trường sống, vì vậy chúng ta cần phải chung tay bảo vệ động vật hoang dã.
Lời kết
- Học xong bài Tự đánh giá: Tiếng chim trong thành phố - Đỗ Phấn, các em cần nắm:
+ Nắm được nội dung văn bản Tiếng chim trong thành phố
+ Hiểu được ý nghĩa của tác phẩm Tiếng chim trong thành phố
Hỏi đáp bài Tiếng chim trong thành phố Ngữ văn 7 tập 2 Cánh Diều
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247