YOMEDIA
NONE

Tìm hiểu chung về văn nghị luận - Ngữ văn 7


Với bài giảng Tìm hiểu chung về văn nghị luận sẽ giúp các em hiểu nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn bản nghị luận. Qua bài học này giúp các em nắm vững kiến thức về Tìm hiểu chung về văn nghị luận hơn giúp các em sử dụng nhằm đạt kết quả cao trong học tập.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận

a. Nhu cầu nghị luận

Trong đời sống, em có thường gặp các vấn đề và câu hỏi kiểu như dưới đây không: 

Vì sao em đi học? (hoặc: Em đi học để làm gì?) 

Vì sao con người cần phải có bạn bè? 

Theo em như thế nào là sông đẹp? 

Trẻ em hút thuốc lá là xấu hay tốt, lợi hay hại? Hãy nêu thêm câu hỏi về các vấn đề tương tự. 

  • Một số câu hỏi về các vấn đề tương tự như: 
    • Vì sao chúng ta phải biết quý trọng thời gian? 
    • Đọc sách mang lại lợi ích gì? 
    • Vì sao phải bảo vệ môi trường?.... 

Gặp các vấn đề và câu hỏi loại đó, em có thế trả lời bằng các kiểu văn bản đã học như kế chuyện, miêu tả, biểu cảm hay không? Hãy giải thích vì sao. 

  • Khi gặp các vấn đề và câu hỏi như trên, ta không thể sử dụng các kiểu văn bản như:
    • Tự sự (vì tự sự chỉ là phương thức kể lại một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn tới sự việc kia và cuối cùng là kêt thúc).
    • Miêu tả (dùng ngôn ngữ để giúp cho người đọc hình dung được cụ thể các sự vật, sự việc).
    • Biểu cảm (dừng lại ở việc bộc lộ tình cảm, cảm xúc).

→ Chỉ có thể dùng văn nghị luận mới có thể đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu như thế. 

Để trả lời các câu hỏi như thế, hằng ngày trên báo chí, qua đài phát thanh, truyền hình, em thường gặp những kiểu văn bản nào? Hãy kể tên một vài kiểu văn bản mà em biết. 

  • Để trả lời các câu hỏi như trên, hằng ngày trên báo chí, qua đài phát thanh, truyền hình, em thường gặp những kiểu văn bản nghị luận dưới dạng các ý kiến nêu ra trong cuộc họp, các bài bình luận, phát biểu cảm nghĩ... 

b. Thế nào là văn bản nghị luận

Đọc văn bản Chống nạn thất học và trả lời các câu hỏi sau: 

Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích gì? Để thực hiện mục đích ấy, bài viết nêu ra ý kiến gì? Những ý kiến ấy được diễn đạt thành những luận điếm nào? Tìm các câu văn mang luận điếm.

  •  Viết văn bản Chống nạn thất học, Bác Hồ nhằm mục đích chỉ ra tình trạng không được đi học và sự cần thiết phải đi học của nhân dân ta. 
  • Đế thực hiện các mục đích trên tác giả đã đưa ra các ý kiến nhăm kêu gọi nhân dân đi học, chỉ ra cách học cho mọi người bởi đó vừa là quyền lợi, vừa là trách nhiệm của mọi người dân.

  • Những ý kiến ấy được diễn đạt thành những luận điểm: 
    • ​“Việc nâng cao dân trí là công việc cấp tốc trong lúc này”. 
    • “Mọi người dân Việt Nam phải có hiểu biết, có kiến thức, trướ: hết phải đọc, biết viết chữ quốc ngữ”. 

Để ý kiến có sức thuyết phục, bài viết đã nêu lên những lí lẽ nào? Hãy liệt kê các lí lẽ ấy. 

  • Bài viết Chống nạn thất học đã thuyết phục được đông đảo nhân dân Việt Nam lúc bấy giờ bởi vì văn bản đã nêu ra được một hệ thống lí lẽ chặt chẽ, sắc bén như sau: 

    • Tình trạng lạc hậu, nạn thất học của nhân dân ta trước Cách mạng tháng Tám 

    • Những điều kiện cần có để người dân Việt Nam tham gia xây dựng đất nước. 

    • Những việc cụ thế cần làm đế chống nạn thất học. 

Tác giả có thế thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được không? Vì sao? 

  • Tác giả không thể thực hiện mục đích của mình bằng văn biểu cảm, miêu tả và tự sự vì:
    • Văn biểu cảm chỉ dùng để bộc tình cảm, cảm xúc.
    • Văn tự sự chĩ dùng đế kế lại các biến cố sự việc xảy ra, có diễn biến và kết thúc.
    • Văn miêu tả dùng lời văn để giúp người nghe, người đọc hình dung ra được sự vật, sự việc.

→ Do đó, đế thực hiện những mục đích như trên tác giả chỉ có thể dùng vãn bản nghị luận mới có thể đáp ứng được yêu cầu cua cuộc sống. Vì ở đó có lí lẽ sắc bén, lập luận chặt chẽ mới có sức thuyết phục người đọc.

1.2. Ghi nhớ

  • Trong đời sống ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng các ý kiến nêu ra trong cuộc họp, các bài xã luận, bình luận, bài phát biểu ý kiến trên báo chí.
  • Văn nghị luận được viết nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn thế, văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.
  • Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phảo hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống thì mới có ý nghĩa.

2. Soạn bài Tìm hiểu chung về văn nghị luận

Để hiểu nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn bản nghị luận, các em có thể tham khảo thêm

bài soạn Tìm hiểu chung về văn nghị luận.

3. Hỏi đáp Bài Tìm hiểu chung về văn nghị luận

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON