YOMEDIA
NONE

Soạn bài Tìm hiểu chung về văn nghị luận - Ngữ văn 7

Hướng dẫn soạn bài Tìm hiểu chung về văn nghị luận dưới đây gợi ý cho các em trả lời các câu hỏi và làm bài tập trong sách giáo khoa cách dễ dàng hơn. Mong rằng những gợi ý sẽ giúp các em nắm vững kiến thức hơn về Tìm hiểu chung về văn nghị luận. Chúc các em có một bài soạn thật hay để chuẩn bị cho bài học trên lớp thật thuận lợi và tốt đẹp.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

  • Nắm được nhu cầu nghị luận trong xã hội hiện nay.
  • Văn nghị luận cần phải hướng tới giải quyết vấn đề đặt ra trong đời sống.
  • Văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.

2. Soạn bài Tìm hiểu chung về văn nghị luận

Câu 1: Đọc bài văn (trang 10, SGK) và trả lời câu hỏi

a. Đây có phải là bài văn nghị luận không? Vì sao?

  • Đây là một văn bản nghị luận vì: 
    • Mở bài: Nêu ra vân đề có thói quen tôt và thói quen xâu. 
    • Thân bài: Nêu lên các biểu hiện của thói quen tôt và thói quen xấu, đồng thời bàn luận về thói quen xấu cần loại bỏ. 
    • Kết bài: Gửi lời nhắn nhủ với mọi người 
  • Như vậy, với bố cục như trên, tác giả đã đưa ra vấn đề thói quen tốt và thói quen xấu để xem xét, bàn bạc, đánh giá và cuối cùng đưa ra hướng giải quyết một vấn đề có thực trong đời sông xã hội của chúng ta. Từ đó xác lập cho người đọc, người nghe một ý kiến nhất định. 

b. Tác giả đề xuất ý kiến gì? Những dòng, những câu văn nào thể hiện ý kiến đó? Để thuyết phục người đọc, tác giả nêu lên những lí lẽ và dẫn chứng nào?

  • Với bài văn nghị luận như trên, tác giả đã đề xuất các ý kiến: 
  • Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sông xã hội đé cuộc sống văn minh, tươi đẹp hơn 
  • Những dòng văn sau thể hiện ý kiến trên: 
    • “Tạo được thói quen tốt rất khó, nhưng nhiễm thói xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sông đẹp, văn minh cho xã hội”. 
  • Tác giả nêu ra lí lẽ và dẫn chứng sau đế thuyết phục người đọc: 
  • Lí lẽ: 
    • Trong cuộc sống có thói quen tốt và thói quen xấu 
    • Có người biết phân biệt được tốt, xấu nhưng đã thành thói quen nên khó bỏ. 
    • Tạo thói quen tôt thì khó nhưng nhiễm thói xấu thì dễ. 
    • Vậy mỗi người hãy luôn có ý thức để tạo ra thói quen tô't và loại bò thói quen xấu. 
  • Dẫn chứng: 
    • Hút thuốc lá, cáu giận, mất trật tự, vứt rác bừa bãi, vứt vỏ chuối, vỏ cốc và chai vỡ... là những thói quen xấu cần loại bỏ. 
    • Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa... là những thói quen tốt cần phát huy. 

c. Bài văn nghị luận này có nhăm giải quyết vấn đề có trong thực tế hay không? Vì sao?

Bài văn nghị luận này hướng tới giải quyết một vấn đề có thực trong đời sống xã hội. Đó là hạn chê các thói quen xấu và phát huy các thói quen tốt trong cuộc sống hằng ngày.

Để thuyết phục người nghe, tác giả đã nêu đúng thói quen xấu của con người (vứt rác bừa bãi) và khơi dậy trong mỗi người ý thức bảo vệ môi trường đế tạo ra nếp sống đẹp thói quen tốt. Với những ý kiến đúng đắn đó, bài viết đã có sức thuyết phục sâu sắc tới người đọc, người nghe.

Câu 2. Hãy tìm hiểu bố cục của bài văn trên

  • Bố cục của bài văn gồm ba phần: 
    • Mở bài: Từ “Có thói quen tốt” đến "... là thói quen tôt”. 
    • Thân bài: Từ “Hút thuốc lá” đến "... rất nguy hiểm”. 
    • Kết bài: Phần còn lại.

Câu 3. Sưu tầm đoạn nghị luận và chép vào vở:

Ví dụ:

Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thế có nghĩa rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế phị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thê cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam, để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử. 

(Đặng Thai Mai, Tiếng Việt - một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc)

Câu 4. Đọc đoạn văn Hai biến hồ (trang 10, 11,SGK) và cho biết bài văn là văn nghị luận hay tự sự:

  • Văn bản trên là một văn bản nghị luận vì: 
    • Trong văn bản dù có tả hồ, tả cuộc sống tự nhiên và con người vùng xung quanh hồ nhưng không phải chủ yếu để tả, kể về hồ hay cuộc sống xung quanh.
    • Thông qua các phương thức trên, văn bản Hai biển hồ nhằm bàn bạc, đánh giá, làm sáng tỏ về hai cách sống: cách sống cá nhân và cách sống chia sẻ, hòa nhập.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Tìm hiểu chung về văn nghị luận để nắm vững kiến thức hơn, chuẩn bị cho bài mới tốt hơn. 

3. Hỏi đáp về bài Tìm hiểu chung về văn nghị luận

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON