YOMEDIA
NONE

Thực hành tiếng Việt trang 42 - Ngữ văn 7 Tập 2 Cánh Diều


Bài giảng Thực hành tiếng Việt trang 42 SGK Cánh Diều được HOC247 biên tập và tổng hợp giới thiệu đến các em kiến thức cần nhớ về khái niệm và ví dụ cụ thể về sự liên kết, mạch lạc trong văn bản. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Liên kết trong văn bản

- Liên kết là sự thể hiện mối quan hệ về nội dung giữa các câu, các đoạn, các phần của văn bản bằng phương tiện ngôn ngữ thích hợp. 

- Ví dụ, trong đoạn văn sau, nhờ biện pháp lặp từ (đàn) và thay thế bằng từ đồng nghĩa (công chúa - nàng) mà các câu có sự gắn bó chặt chẽ với nhau về nội dung: “Một hôm, Thạch Sanh ngồi trong ngục tối, đem đàn của vua Thuỷ Tề cho ra gảy. Tiếng đàn vẳng đến hoàng cung, lọt vào tai công chúa. Vừa nghe tiếng đàn, công chúa bỗng cười nói vui vẻ. Nàng xin vua cha cho mọi người đánh đàn vào cung." (Thạch Sanh).

1.2. Mạch lạc trong văn bản

- Mạch lạc là sự thống nhất về chủ đề và tính lô gích của văn bản. Một văn bản được coi là có tính mạch lạc khi các phần, các đoạn, các cầu của văn bản đều nói về một chủ đề và được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. Chẳng hạn, tính mạch lạc của văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng) được thể hiện ở chỗ:

+ Các phần, các đoạn, các cầu của văn bản đều bàn luận xoay quanh chủ đề đức tính giản dị của Bác Hồ.

+ Các phần, các đoạn, các câu của văn bản được sắp xếp theo một trình tự hợp lí: 

• Phần mở đầu nêu chủ đề bàn luận: Đời sống vô cùng giản dị, khiêm tốn của Bác Hồ.

• Các phần, đoạn tiếp theo nêu các chủ đề nhỏ với các nội dung cụ thể làm rõ chủ để chung của văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ được thể hiện trong sinh hoạt (ăn, ở, làm việc); Đời sống vật chất giản dị của Bác Hồ được kết hợp hài hoà với đời sống tâm hồn vô cùng phong phú, cao thượng, Không chỉ giản dị trong sinh hoạt, Bác Hồ còn rất giản dị trong nói, viết.

Bài tập minh họa

Bài tập: Hãy tìm tính mạch lạc trong đoạn thơ "Lão nông và các con" – (La Phông-ten, Ngụ ngôn chọn lọc, Tú Mỡ dịch)

Lão nông dân và các con


Hãy lao động cần cù gắng sức, 
Ấy chân lưng sung túc nhất đời. 

Phú nông gần đất xa trời 
Họp riêng con lại ngỏ lời thiết tha 
Rằng: "Ruộng đất ông cha để lại 
Các con đừng khờ dại bán đi 


Kho vàng chôn dưới đất kia 
Cha không biết chỗ. Kiên trì gắng công 
Tìm khắc thấy, cuối cùng sẽ thắng 
Xốc ruộng lên tháng tám sau mùa 
Tay cày, tay cuốc, tay bừa, 
Xới qua xới lại chẳng chừa chỗ không" 


Bố chết. Các con cùng gắng gổ 
Lật tung đồng đây đó khắp nơi. 
Kỹ càng công việc xong xuôi, 
Cuối năm lúa tốt bời bời bội thu. 

Vàng với bạc giấu mô chẳng thấy, 
Rõ ràng ông bố ấy khôn ngoan: 
Trước khi từ giã trần gian, 
Lấy câu "lao động là vàng" dạy con.

Hướng dẫn giải:

- Chú ý nội dung các câu thơ

Mối quan hệ trình tự trong đoạn thơ

Lời giải chi tiết:

- Chủ đề của văn bản là: “Lao động là vàng”, nói về sức lao động của con người

- Chủ đề đó được thể hiện qua các câu, đoạn thơ thế hiện theo một trình tự hợp lí, lôgíc, giúp cho chủ đề của văn bản được liên tục và thông suốt, thể hiện như sau:

+ Hai câu đầu: Giới thiệu chủ đề của câu chuyện, giá trị của lao động

+ Mười câu tiếp: Lời căn dặn của người cha

+ Phần còn lại: Con làm theo lời cha dạy nên đã có kết quả tốt đẹp

Lời kết

- Học xong bài Thực hành tiếng Việt trang 42, các em cần:

+ Phân tích được tính liên kết trong văn bản

+ Phân tích được tính mạch lạc trong văn bản

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 42 Ngữ văn 7 tập 2 Cánh Diều

Bài học Thực hành tiếng Việt trang 42 sẽ giúp các em có thêm kiến thức về tính liên kết và mạch lạc trong văn bản, từ đó áp dụng vào các bài tập cụ thể. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo:

Hỏi đáp bài Thực hành tiếng Việt trang 42 Ngữ văn 7 tập 2 Cánh Diều

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON