YOMEDIA
NONE

Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt - Vũ Bằng - Ngữ văn 7 Tập 1 Kết Nối Tri Thức


Qua văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt, Vũ Bằng đã giúp người đọc tái hiện cảnh trời xuân Hà Nội với những cơm mưa phùn, gió se lạnh mang đặc trưng khí hậu miền Bắc. Đồng thời thể hiện niềm nhớ thương của người con xa xứ khi nhớ về cái Tết cổ truyền quê hương mình. Bài học Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt - Vũ Bằng dưới đây để có cảm nhận sâu sắc hơn về văn bản. Chúc các em có nhiều kiến thức thật bổ ích!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả Vũ Bằng

- Vũ Bằng (1913-1984) sinh ra tại Hà Nội và lớn lên trong một gia đình Nho học, quê gốc ở làng Lương Ngọc, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Ông theo học Trường Trung học Albert Sarraut, tốt nghiệp Tú tài Pháp.

- Mặc cho người mẹ cản ngăn, muốn ông du học Pháp để làm bác sĩ y khoa, Vũ Bằng quyết chí theo nghiệp văn chương.

- Sau năm 1954, Vũ Bằng vào Sài Gòn tiếp tục viết văn, làm báo. ông làm việc tại Việt Tấn Xã và cộng tác với nhiều tờ báo. Ông chuyên về dịch thuật nhiều hơn sáng tác.

- Phong cách nghệ thuật: văn của ông tràn đầy cảm xúc  biểu hiện sự tinh tế, tùy bút chứa đựng nét trữ tình, nét thơ, hướng vào biểu hiện thế giới nội tâm phong phú.

- Đặc biệt với "cái ăn" ông viết rất tuyệt vời: Miếng ngon Hà Nội (bút ký, 1960), Miếng lạ miền Nam (bút ký, 1969) và trong Thương Nhớ Mười Hai (hồi ký, 1972).

1.1.2. Tác phẩm Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt

a. Khái quát về thể loại tùy bút

- Tùy bút là một thể loại văn xuôi thuộc loại hình kí.

- Điểm tựa của tùy bút là cái tôi của tác giả.

- Qua việc ghi chép về con người, sự kiện cụ thể, có thực, tác giả tùy bút thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của mình.

- Tùy bút thiên về tính trữ tình, có thể kết hợp trữ tình, suy tưởng, triết lí, chính luận.

- Bố cục bài tùy bút khá tự do, được triển khai theo một cảm hứng chủ đạo, một tư tưởng chủ đề nhất định.

- Tùy bút không nhất thiết phải có một cốt truyện cụ thể hay nhân vật hoàn chỉnh.

- Ngôn từ của tùy bút giàu hình ảnh, giàu chất thơ.

b. Hoàn cảnh sáng tác

Văn bản được trích từ tác phẩm Thương nhớ Mười Hai (1972) được viết khi ông đang ở miền Nam, xa quê hương. Nỗi nhớ quê hương da diết, cùng những ký ức về cảnh sắc thiên nhiên, phố xá, khung cảnh cuộc sống hằng ngày mang nét trưng riêng của Hà Nội.

Tác phẩm Thương nhớ Mười Hai của Vũ Bằng

c. Bố cục 

- Phần 1: (từ đầu… chưa biết ngày nào trở lại): Cảnh sắc mùa xuân

- Phần 2 (tiếp theo…có lẽ là sự sống): Không gian tết miền Bắc

- Phần 3 (tiếp theo …mở hội liên hoan): Cảm xúc của tác giả với mùa xuân

- Phần 4 (còn lại): Bức tranh thiên nhiên tháng Giêng

d. Thể loại: Tùy bút

e. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm và miêu tả

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Bức tranh mùa xuân

- Sự trăn trở của người con xa xứ, cùng nỗi nhớ mùa xuân Hà Nội da diết

- Kết cấu sóng đôi:

+ đừng, đừng thương, ai bảo được, ai cấm được 

non-nước, bướm-hoa, trăng-gió, trai-gái

- Khẳng định tình cảm sâu nặng tác giả với mùa xuân

-  Bức tranh sắc xuân, cảnh xuân tình xuân đan xen

- Tác giả gợi nhớ không gian mùa xuân miền Bắc khi miêu tả đặc trưng về khí hậu nơi đây

- Tình yêu và sự gắn bó da diết của tác giả với Hà Nội

- Xuân của đất trời, lòng người hòa quyện vào nhau

- Bức tranh mùa xuân có cả thanh và sắc: Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, tiếng nhạn kêu, tiếng trống chèo, câu hát huê tình, áo lông, hoa đào,...

Chợ hoa đào - Tranh lụa của họa sĩ Lương Xuân Nhị

- Tác giả rạo rực, nôn nao trước vẻ đẹp của mùa xuân:

+ tức điên lên

+ ngồi yên không chịu được

+ căng lên như lộc, mầm non của cây cối

- Tình yêu mùa xuân mãnh liệt, nồng cháy, cuồng nhiệt

→ Bức tranh tuyệt đẹp của thiên nhiên mùa xuân tràn đầy sức sống.

1.2.2. Cảnh đẹp mùa xuân sau rằm tháng Giêng

- Tác giả miêu tả tỉ mỉ về sự đổi thay của đất trời:

+ Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn 

+ Những làn sáng hồng hồng rung động như con ve mới lột

- Lòng người bình yên trở lại:

+ Người ta trở về bữa cơm giản dị

+ Các trò vui kết thúc

- Khung cảnh đêm trăng tháng giêng tuyệt đẹp:

+ Đêm xanh biếc, mưa dây

+ Thấy rõ từng cánh sếu bay

+ Trời lung linh như ngọc, trăng mọc đỉnh đầu

→ Cảnh sắc, đất trời tháng Giêng tuyệt đẹp , làm say đắm lòng người.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Bài thơ là bức tranh miêu tả cảnh sắc của mùa xuân. Người con xa xứ đang hoài niệm về cái tết cổ truyền với những nét đẹp truyền thống của miền Bắc. Qua đó, tác giả bày tỏ nỗi niềm cảm xúc của mình với mùa xuân của thiên nhiên vào tháng Giêng thật đẹp.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Kết cấu sóng đôi

- Sử dụng phép điệp

- Biện pháp so sánh

- Từ láy tính từ miêu tả cảm giác

Bài tập minh họa

Bài tập: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt - Vũ Bằng, SGK Ngữ văn 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức.

Hướng dẫn giải:

- Đọc kĩ văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt - Vũ Bằng, SGK Ngữ văn 7 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

- Có thể tham khảo tài liệu báo, internet để hiểu rõ tác phẩm

- Kết hợp hiểu biết và cảm nhận cá nhân để viết đoạn văn

Lời giải chi tiết:

Qua ngòi bút của Vũ Bằng, mùa xuân ở miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng vừa đẹp, vừa mang đặc trưng riêng của một vùng đất có khí hậu, thời tiết khá đặc trưng cho tiết xuân, khí xuân. Đưa lại cho người đọc những rung cảm mới lạ trước thiên nhiên, đất trời và gợi lên trong mỗi chúng ta một niềm mong nhớ về mùa xuân, mong nhớ về những nét đẹp của thiên nhiên cũng là cách làm cho tâm hồn của chúng ta thêm đẹp hơn. Mở đầu văn bản, nhà văn khẳng định cảm xúc trước thiên nhiên bốn mùabằng câu văn chắc nịch: Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Viết một câu văn có chín chữ mà ngắt thành hai vế như thế với cây bút tài hoa Vũ Bằng là cả một sự trăn trở, cái trăn trở của con người sinh ra từ Hà Nội, gắn bó với Hà Nội từ thuở ấu thơ cho đến khi trưởng thành, nhớ nhung Hà Nội trong khắc khoải. Sang đoạn hai của văn bản, sắc xuân, cảnh xuân, tình xuân đan xen trong nhau, hoà quyện cùng nhau, gắn bó, tha thiết. Biết bao nhiêu tính từ, bao nhiêu từ so sánh, từ miêu tả, từ biểu cảm được tác giả sử dụng khéo léo trong đoạn hai này, thể hiện một tình yêu nồng nhiệt với mùa xuân. Điệp ngữ mùa xuân nhắc lại ba lần với các phạm vi khác nhau: Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân Hà Nội. Để khẳng định mùa xuân của tôi, nhà văn đi từ  không gian rộng, mơ hồ - mùa xuân Bắc Việt đến hẹp, cụ thể - mùa xuân Hà Nội. Cả không gian thương nhớ đó đã thu gọn trong trái tim của nhà văn, những câu văn tùy bút như có thơ, có nhạc, có cả tâm tình thương nhớ. Chỉ có người Hà Nội mới cảm nhận được khí hậu, thời tiết mang đặc trưng riêng của Hà Nội: mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh... Riêu riêu, lạnh lạnh là những từ láy tính từ miêu tả cảm giác, cảm nhận của tác giả. Miêu tả rõ nét và tinh tế như thế mới thấy tác giả gắn bó, yêu quý Hà Nội đến nhường nào. Có yêu quý, thương nhớ thì dù xa cách vẫn cảm nhận chi li từng thời khắc của trời xuân như thế.

Lời kết

- Học xong bài Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt - Vũ Bằng, các em cần:

+ Phân tích bức tranh mùa xuân và cảnh quê hương sau rằm tháng Giêng

+ Cảm nhận được tình cảm của tác giả với quê hương

+ Phân tích ý nghĩa văn bản

Soạn bài Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt - Vũ Bằng Ngữ văn 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt - Vũ Bằng đã thể hiện nỗi nhớ quê da diết của người con xa xứ thông qua bức tranh mùa xuân đặc trưng của miền Bắc. Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt - Vũ Bằng Ngữ văn 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt - Vũ Bằng Ngữ văn 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Qua bài Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt tác giả Vũ Bằng đã mang đến cho người đọc hình ảnh con người và thiên nhiên Hà Nội vào tháng Giêng. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-----------------(Đang cập nhật)------------------

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON