YOMEDIA
NONE

Chuyện cơm hến - Hoàng Phủ Ngọc Tường - Ngữ văn 7 Tập 1 Kết Nối Tri Thức


Mỗi vùng miền có một khẩu vị và đặc trưng ẩm thực khác nhau. Với xứ Huế, món ăn nơi đây với hương vị rõ ràng, đậm đà được thưởng thức bằng khứu giác, thị giác và cả tâm hồn. Bài học Chuyện cơm hến - Hoàng Phủ Ngọc Tường Ngữ văn 7 KNTT dưới đây để có thêm kiến thức về một món ăn đặc trưng của Huế, qua đó hiểu hơn về văn hóa ẩm thực và con người nơi đây. Chúc các em có nhiều kiến thức thật bổ ích!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường

Chân dung tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường

- Ông sinh ngày 9 tháng 9 năm 1937, tại thành phố Huế, nhưng quê gốc ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị

- Năm 1978 ông được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam

- Ông từng là Tổng thư ký Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên-Huế, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt

- Năm 2007, ông được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật

- Phong cách nghệ thuật: Tác phẩm của ông ca ngợi vẻ đẹp của đất nước,con người khắp khắp tổ quốc đặc biệt là Huế

- Tác phẩm chính: Rất nhều ánh lửa (1979), Ai đặt tên cho dòng sông? (1984),  Huế - Di tích và con người (2001), Miền cỏ thơm (2007)

1.1.2. Tác phẩm Chuyện cơm hến 

a. Khái quát về thể loại tản văn

- Tản văn là thể loại văn xuôi ngắn gọn, hàm xúc.

- Người viết tản văn thường dựa trên một vài nét chấm phá về đời sống để thể hiện tâm trạng, suy nghĩ, chủ kiến của mình.

- Tản văn khá tự do trong cách thể hiện, có sự kết hợp tự sự, trữ tình, nghị luận, miêu tả, khảo cứu…

- Ngôn từ của tản văn gần gũi đời thường, như lời chuyện trò, bàn luận, tâm sự…

b. Hoàn cảnh sáng tác

Văn bản Chuyện cơm hến trích từ tác phẩm Huế - Di tích và con người (2001).

c. Bố cục 

- Phần 1 (Từ đầu ….trước khi ngủ): Khẩu vị của người Huế

- Phần 2: (Tiếp theo…bàn tay thoăn thoắt mỗi thứ một ít): Giới thiệu cơm hến

- Phần 3: (Còn lại): Ký ức của tác giả về món cơm hến

d. Tóm tắt văn bản: 

Người Huế thích ăn cay, đắng mà người vùng khác khó ăn được. Huế có đặc sản là cơm Hến mà ít nơi nào có được .Một món ăn làm từ cơm nguội sau được biến tấu thành bún hến. Tác giả cũng có kỉ niệm về món ăn này khi đến Huế

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Khẩu vị của người Huế

- Người Huế có khẩu vị rất dễ: chua, cay, ngọt, đắng không chê vị nào

- Đặc biệt ăn đắng giỏi khiến người xứ khác phải sợ

+ Thích dùng mướp đắng khi còn xanh

+ Dân Huế vừa húp vừa khen,còn bạn nhậu Quảng né hết vì đăng không chịu được

- Người Huế thích ăn cay:

+ Cay dễ sợ

+ Cay tối mắt tối mũi

+ Cay toát mồ hôi

+ Cay chảy nước mắt

→ Khẩu vị của người Huế rất đặc biệt, khác biệt với các vùng miền, qua đó thể hiện nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực của xứ Huế.

1.2.2. Đặc sản cơm hến

Cồn Hến (Ảnh của Lê Huy Hoàng Hải)

- Hến ở Huế ngon nhất là hến cồn, dân gian chỉ gọi nôm na là Cồn Hến

- Món ăn dân dã nhưng hương vị khó đâu mà có được: 

+ Hà Nội, Sài Gòn có cả cơm hến, tôi đã xem nhưng đều là nghêu xắt nhỏ, không phải hến

+ Loại cơm này rất đặc biệt từ cơm nguội

- Thành phần cơm hến bao gồm:

+ Cơm nguội

+ Hến xắt nhỏ

+ Bún tàu, măng khô, thịt heo thái chỉ

- Tác giả bất bình khi thấy cơm hến bị "cướp bản quyền”

- Tác giả phải là người sành ăn và yêu thích món ăn mới tả chi tiết về món ăn

- Tác giả có một kỉ niệm đặc biệt về món ăn dân dã này:

+ Một tô cơm hến bằng tất cả tâm hồn

+ Nhiều thứ trong một bát cơm nhỏ

+ Mấy trăm đồng bạc

+ Nói như cậu …còn chi là Huế

→Cơm hến không đơn thuần chỉ là một món ăn, mà chứa đựng cả tình người, sự yêu nghề của người dân xứ Huế.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Tác phẩm giới thiệu về món ăn dân dã, nhưng là đặc sản của xứ Huế mà ít có nơi nào có được hương vị đó, qua đó thể hiện tình yêu tha thiết và sự am hiểu tường tận của tác giả với nơi đây.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Biện pháp liệt kê

- Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm

Bài tập minh họa

Bài tập: Qua bài Chuyện cơm hến - Hoàng Phủ Ngọc TườngSGK Ngữ văn 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức, hãy viết bài văn về món ăn truyền thống quê hương em.

Hướng dẫn giải:

- Đọc kĩ bài Chuyện cơm hến - Hoàng Phủ Ngọc Tường, SGK Ngữ văn 7 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

- Chú ý cách viết về món ăn của tác giả (nguyên liệu, cách làm, đặc trưng độc đáo của món ăn,...)

- Có thể tham khảo tài liệu báo, internet để hiểu hơn về món ăn em chọn

- Kết hợp hiểu biết và cảm nhận cá nhân để viết bài văn

Lời giải chi tiết:

Vốn là mảnh đất ngàn năm văn hiến, Hà Nội đã hình thành cho mình một nét văn hóa ẩm thực rất riêng. Sau những ngày Tết bộn bề với thịt mỡ, bánh chưng... Người Hà Nội lại làm những bữa bún thang thanh đạm mà không kém phần hấp dẫn.

Bún thang ra đời từ khi nào không ai rõ. Chỉ biết rằng hình ảnh bát bún thang từ lâu đã gắn bó với hình ảnh những cô gái của Hà Nội hăm sáu phố phường duyên dáng, khéo léo.

Để làm được món bún thang phải chuẩn bị nguyên liệu khá cầu kì: bún, thịt gà, trứng gà, tôm nõn, nem chạo, xương lợn, rau thơm.

Việc lựa chọn và chế biến các nguyên liệu ấy cũng rất tinh tế. Bún phải là thứ bún sợi nhỏ, trắng trong, không có mùi chua. Thịt gà luộc chín xé sợi nhỏ. Trứng gà lựa lấy lòng đỏ, tráng những lớp mỏng và khô rồi cuộn lại thái thành những sợi nhỏ. Với tôm nõn ta phải ngâm một lát, để ráo nước rồi giã bông. Rau thơm rửa sạch, thái nhỏ, riêng với nem chạo thì ta để nguyên.

Xương lợn là nguyên liệu dùng để nấu nước dùng vì vậy ta nên chọn xương ống, vừa rẻ vừa ngọt nước. Ta rửa sạch xương, chặt đôi từng khúc cho vào luộc sơ qua rồi rửa sạch. Xương sau khi rửa mới có thể nấu làm nước dùng. Khi nấu, ta cho đầy đủ gia vị, nếm vừa miệng là được. Ban đầu để lửa to, sau khi sôi để lửa nhỏ cho xương nhanh dừ.

Sau khi đã chế biến xong các nguyên liệu, ta chuẩn bị cho bữa ăn. Lấy một bát to, ta đạt vào đó lần lượt: bún, thịt gà xe sợi, trứng gà thái sợi, tôm bông, nem chạo, rau thơm rồi cho nước dùng vào. Ta sẽ có bát bún thang với màu trắng của bún, màu trắng ngà của thịt gà, màu vàng của trứng, màu hồng của tôm bông, màu nâu của nem chạo, màu xanh của rau thơm. Đặc biệt, sự trong veo của nước dùng sẽ làm nổi lên những màu sắc hấp dẫn của bát bún.

Hương vị của bún thang rất thanh đạm khác hẳn cái béo ngậy của thịt mỡ hay đồ nếp. Bún thang thường được dùng sau những ngày Tết ồn ào hay trong những ngày hè cần một món ăn nhẹ nhàng, mát dịu.

Lời kết

- Học xong bài Chuyện cơm hến - Hoàng Phủ Ngọc Tường, các em cần:

+ Phân tích khẩu vị đcặ trưng của người Huế

+ Phân tích được đặc trung của món cơm hến của người Huế

+ Phân tích ý nghĩa văn bản

Soạn bài Chuyện cơm hến - Hoàng Phủ Ngọc Tường Ngữ văn 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Văn bản Chuyện cơm hến - Hoàng Phủ Ngọc Tường đã thể hiện sự am hiểu của tác giả về đặc trưng ẩm thực của xứ Huế qua cách giới thiệu sự độc đáo của món cơm Huế. Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Chuyện cơm hến - Hoàng Phủ Ngọc Tường Ngữ văn 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về Chuyện cơm hến - Hoàng Phủ Ngọc Tường Ngữ văn 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Qua bài Chuyện cơm hến, tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường đã mang đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về món ăn đcặ trưng của người Huế, qua đó thể hiện tình cảm yêu mến của tác giả với con người và cảnh vật nơi đây. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-----------------(Đang cập nhật)------------------

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON