Cùng HOC247 tham khảo nội dung của bài soạn Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1) trong sách Cánh Diều để tìm hiểu về nội dung và ý nghĩa các câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm của cha ông ta trong quá trình lao động và sản xuất. Đồng thời bài giảng Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1) - CD sẽ hỗ trợ các em trong việc nắm lý thuyết văn bản hiệu quả. Mời các em cùng tham khảo!
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Nội dung
- Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất. Những kinh nghiệm ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xã vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu dựa vào quan sát.
1.2. Nghệ thuật
- Lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp
- Giàu hình ảnh, lập luận chặt chẽ
- Các về thường đối xứng nhau cả về hình thức lẫn nội dung
2. Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1) Ngữ văn 7 tập 2 Cánh Diều
2.1. Chuẩn bị đọc
- Xem lại khái niệm tục ngữ ở phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
- Khi đọc tục ngữ, các em cần chú ý:
+ Tìm hiểu các từ ngữ khó (nghĩa đen, nghĩa bóng), từ đó, hiểu nội dung, ý nghĩa chung của câu tục ngữ.
+ Nhận biết được những yếu tố hình thức (số lượng chữ, vấn, nhịp, biện pháp tu tử,...) của tục ngữ và tác dụng của các yếu tố đó.
- Đọc trước văn bản Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội; tìm hiểu thêm về tục ngữ từ sách, báo, Internet
2.2. Trải nghiệm cùng văn bản
Câu 1: Chú ý hình thức các câu tục ngữ.
Trả lời:
Các câu tục ngữ thường ngắn gọn, cô đọng.
Câu 2: Nhận biết sự khác biệt về đề tài của các câu tục ngữ trong văn bản.
Trả lời:
Đề tài trong các câu tục ngữ là về đề tài thiên nhiên, lao động và đề tài con người, xã hội.
2.3. Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1: Nhận xét về số lượng chữ, vần, nhịp,... của các câu tục ngữ trong văn bản.
Trả lời:
- Số lượng chữ trong câu tục ngữ ít: nhiều nhất là một cặp lục bát.
- Vần thường là vần liền: nắng - vắng, người - mười,…
- Nhịp thường là nhịp chẵn: 4/4, 2/2/2/2,2/2/4,…
Câu 2: Nhận biết và chỉ ra tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu tục ngữ trên.
Trả lời:
Biện pháp tu từ: điệp từ được sử dụng trong câu tục ngữ “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Tác dụng nhấn mạnh việc học không bao giờ là đủ, chúng ta cần học mọi thứ.
Câu 3: Các câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động đã phản ánh những kinh nghiệm gì? Những kinh nghiệm ấy có vai trò như thế nào đối với người lao động?
Trả lời:
- Các câu tục ngữ về thiên nhiên lao động đã phản ánh kinh nghiệm nhìn trời đất để dự báo thời tiết, cũng như những kinh nghiệm của người nông dân trong trồng trọt và chăn nuôi.
- Những kinh nghiệm ấy có vai trò quan trọng đối với người lao động. Nó giúp người lao động phán đoán thời tiết để chủ động trong công việc cũng như những kinh nghiệm trong quá trình lao động sản xuất giúp quá trình lao động đạt hiệu quả cao.
Câu 4: Các câu tục ngữ về con người, xã hội muốn nhắn gửi mọi người điều gì?
Trả lời:
Những câu tục ngữ về con người xã hội nhắn gửi con người luôn yêu thương, đoàn kết giúp đỡ nhau.
Câu 5: Trong những câu tục ngữ trên, em thích câu nào nhất? Vì sao?
Trả lời:
Trong những câu tục ngữ trên em thích nhất câu “Một mặt người bằng mười mặt của” vì câu tục ngữ đó thể hiện việc coi trọng tình cảm con người hơn giá trị vật chất.
Câu 6: Theo em, các câu tục ngữ trên có còn hữu ích với cuộc sống ngày nay không? Hãy nêu một câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động và một câu tục ngữ về con người, xã hội mà em thấy vẫn có ích với cuộc sống ngày này.
Trả lời:
Theo em các câu tục ngữ vẫn còn hữu ích với cuộc sống ngày nay. Chẳng hạn như câu tục ngữ về thiên nhiên lao động như “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”, hay như câu tục ngữ về con người, xã hội như “Người là vàng, của là ngãi”.
Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm:
3. Hướng dẫn luyện tập
Câu hỏi: Em hãy phân tích một câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội mà em yêu thích.
Trả lời:
Phân tích một câu tục “Lá lành đùm lá rách”
Từ lâu, tinh thần tương thân tương ái đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Bởi vậy mà ông cha ta mới có câu “Lá lành đùm lá rách” như một lời khuyên nhắc nhở con cháu phải giữ gìn truyền thống này.
Câu tục ngữ đã sử dụng hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam. Chúng ta thường sử dụng lá để gói bánh hay các loại đồ ăn khác. Nhưng chúng khá mỏng nên thường phải dùng nhiều lớp lá để không bị rách, giữ cho đồ ăn ở bên trong còn nguyên vẹn. Nếu xét theo nghĩa bóng, “lá lành” chỉ người có cuộc sống khá giả, “lá rách” chỉ người có cuộc sống khó khăn. Với hình ảnh “Lá lành đùm lá rách”, ông cha ta muốn nhắn nhủ con người phải biết chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau.
Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng. Có người sống sung sướng, hạnh phúc. Cũng có người phải chịu khó khăn, khổ cực. Và trong một xã hội, chúng ta cần phải biết sẻ chia với nhau. Bởi con người không thể sống một mình, mà cần có sự chia sẻ với những người xung quanh. Bởi vậy mà dân tộc Việt Nam vẫn luôn phát huy tinh thần tương thân tương ái. Những chính sách của Đảng và Nhà nước hỗ trợ người nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam hay người khuyết tật vẫn luôn được thực hiện. Các chương trình ý nghĩa như “Trái tim cho em”, “Cặp lá yêu thương”... đã giúp đỡ được rất nhiều mảnh đời bất hạnh. Nhưng đôi khi, tinh thần đó được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày, từ những hành động rất nhỏ như sự chia về vật chất (cơm ăn, áo mặc, tiền bạc…) hay sẻ chia về tinh thân (những lời nói động viên, ánh mắt an ủi…).
Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều người có lối sống vô cảm. Họ thờ ơ với cuộc sống khó khăn của người khác. Họ chỉ biết nghĩa đến lợi ích cá nhân của bản thân mình, thậm chí có những hành động gây hại đến cuộc sống của những người xung quanh. Những người như vậy sẽ chỉ sống trong sự cô đơn, không có được tình yêu thương của những người xung quanh. Chắc chắn khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn, họ cũng sẽ không nhận được sự giúp đỡ của người khác.
Đối với một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, nhờ có sự dạy dỗ của cha mẹ và thầy cô mà tôi luôn giữ cho mình một trái tim biết sẻ chia, yêu thương. Trao đi yêu thương để lan tỏa yêu thương rộng hơn.
Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” chính là một lời khuyên quý giá cho mỗi người chúng ta. Thế giới sẽ ngày một tốt đẹp hơn nếu con người biết sẻ chia, yêu thương.
4. Hỏi đáp về bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1) Ngữ văn 7 tập 2 Cánh Diều
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
5. Một số văn mẫu bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1) Ngữ văn 7 tập 2 Cánh Diều
Văn bản Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1) là những bài học quý giá của nhân dân ta đúc kết lại để phục cụ cho lao động sản xuất và cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Để cảm nhận được một cách sâu sắc về văn bản này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:
---------------------------(Đang cập nhật)--------------------------------