Xin gửi đến các em nội dung bài soạn Đẽo cày giữa đường thuộc sách Cánh Diều đã được HOC247 biên soạn kĩ càng. Đây sẽ là nguồn thông tin hữu ích để giúp các em nắm được nội dung văn bản và dễ dàng soạn bài trước khi đến lớp. Đồng thời, bài giảng Đẽo cày giữa đường - CD sẽ cung cấp thêm nhiều kiến thức về tác phẩm. Mời các em cùng tham khảo!
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Nội dung
- Truyện phê phán những con người không có lập trường, không có chính kiến. Cần phân biệt giữ vững ý kiến quan điểm lập trường khác hoàn toàn với thái độ bảo thủ ngoan cố, không chịu tiếp thu cái đúng cho phù hợp với quy luật của xã hội dẫn đến sự thất bại.
1.2. Nghệ thuật
- Xây dựng hình tượng quen thuộc, gần gũi.
- Cách nói ẩn dụ, bài học giáo huấn được nêu lên một cách tự nhiên.
- Tình huống bất ngờ, hài hước, kín đáo.
2. Soạn bài Đẽo cày giữa đường Ngữ văn 7 tập 2 Cánh Diều
2.1. Chuẩn bị đọc
Câu hỏi:
- Đọc trước truyện Đẽo cày giữa đường, tìm đọc những truyện ngụ ngôn có ý nghĩa và bài học tương tự truyện này.
- Khi làm một việc, trước những góp ý khác nhau của nhiều người, em sẽ hành động như thế nào?
Trả lời:
- Khi làm một việc, trước góp ý của nhiều người em sẽ lắng nghe ý kiến của từng người và cân nhắc các ý kiến đó.
2.2. Trải nghiệm cùng văn bản
Câu 1: Chú ý hoàn cảnh của người thợ mộc.
Trả lời:
Hoàn cảnh của anh thợ mộc: anh ta dốc hết vốn liếng trong nhà ra để mua gỗ làm nghề đẽo cày.
Câu 2: Người thợ mộc được góp ý những gì? Anh ta xử lí ra sao?
Trả lời:
Người thợ mộc được góp ý rất nhiều: người thì khuyên đẽo to, người thì khuyên đẽo bé, người thì khuyên đẽo thật to cho voi cày. Ai khuyên thế nào anh ta cũng cho là phải và làm theo.
Câu 3: Người thợ mộc phải chịu hậu quả như thế nào?
Trả lời:
Hậu quả: bao nhiêu gỗ, bao nhiêu vốn liếng đi đời nhà ma.
2.3. Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1: Em hãy tóm tắt bối cảnh của truyện Đẽo cày giữa đường.
Trả lời:
Bối cảnh truyện: Có anh thợ mộc dốc hết vốn liếng trong nhà để mua gỗ làm nghề đẽo cày.
Câu 2: Người thợ mộc hành động như thế nào sau mỗi lần được góp ý?
Trả lời:
Người thợ mộc trong truyện Đẽo cày giữa đường đã luôn nghe theo lời khuyên của bất cứ ai đi ngang qua góp ý, khiến công sức và của cải "đi đời nhà ma".
Câu 3: Vì sao người thợ mộc lại phải chịu hậu quả: “Vốn liếng đi đời nhà ma."?
Trả lời:
- Người thợ mộc không bán được cày, phải chịu hậu quả: “Vốn liếng đi đời nhà ma." vì anh ta đẽo cày to gấp năm, gấp bảy thứ thường bày ra bán cho người đi cày bằng voi nhưng trước nay chưa có ai cho voi đi cày bao giờ cả.- Khi thấy kiến làm việc vất vả, mối có thái độ khoe khoang về bản thân mình không phải làm gì mà vẫn có cái ăn.
Câu 4: Theo em, có thể rút ra những bài học nào từ câu chuyện này? Ý nghĩa chính của thành ngữ đẽo cày giữa đường là gì?
Trả lời:
Những bài học rút ra từ truyện:
- Luôn lắng nghe có chọn lọc.
- Khi lắng nghe cần biết lựa chọn để đưa ra những quyết định phù hợp với bản thân.
Ý nghĩa chính của thành ngữ Đẽo cày giữa đường là: con người cần có chính kiến, biết lắng nghe và lựa chọn những điều phù hợp cho bản thân mình.
Câu 5: Liên hệ với một sự việc trong cuộc sống có tình huống tương tự truyện Đẽo cày giữa đường và kể lại ngắn gọn sự việc đó.
Trả lời:
Bạn A trong giờ làm bài kiểm tra, khi làm bài xong quay sang trái thấy B làm khác mình, A bèn sửa lại cho giống B. Khi sửa xong quay sang C thì lại thấy C làm khác, A lại sửa giống C. Kết quả khi trả bài kiểm tra thì bài của A mới là đúng.
Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm:
3. Hướng dẫn luyện tập
Câu hỏi: Em hãy phân tích truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường.
Trả lời:
Có rất nhiều người ban đầu rất hăm hở bắt tay ngay vào việc thực hiện một mục tiêu hay kế hoạch nào đó nhưng do những tác động khách quan nhiều khi khiến họ chao đảo, lung lay, thay đổi lập trường, mất đi sự bền gan lập trí dẫn đến thất bại. Nói về vấn đề này, ông cha ta đã có câu chuyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” để khuyên dạy chúng ta về sự kiên định, tin tưởng vào chính bản thân mình.
Câu chuyện kể về một anh nông dân, ban đầu ông ta hoàn toàn có thể hoàn thiện một cái cày theo ý muốn của mình nhưng vì không có chủ kiến, mỗi người đi qua góp ý và ai nói gì anh ta cũng làm theo, nghe theo sự phán xét của nhiều người nên cuối cùng cái cày ban đầu chỉ còn là một mẩu gỗ bé xíu không bán được, mất thời gian phí công sức lại bị thiên hạ chê cười. Thông qua câu chuyện ông cha ta muốn khuyên nhủ mọi người hãy giữ vững quan điểm lập trường kiên định bền gan bền trí để đạt được mục tiêu của chính mình, không giao động và lắng nghe ý kiến người khác một cách chọn lọc, có cân nhắc, có suy nghĩ đúng đắn.
Trong cuộc sống không phải lúc nào ta cũng nhận được sự giúp đỡ phù hợp. Vì vậy, mỗi người phải có chính kiến của mình. Giữ vững ý kiến quan điểm lập trường khác hoàn toàn với thái độ bảo thủ ngoan cố, không chịu tiếp thu cái đúng cho phù hợp với quy luật của xã hội dẫn đến sự thất bại. Mặc dù ta vẫn tiếp thu ý kiến của người khác nhưng phải biết chọn lọc để những ý kiến đó bổ trợ cho ý tưởng của mình chứ đừng để nó chi phối hay lấn át những lý tưởng của bản thân.
Một khi bạn đã có được chính kiến của mình thì vốn tri thức và bản lĩnh sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu một cách dễ dàng mà không lo không biết rằng mình có đang trong tình trạng “đẽo cày giữa đường không?”. Tri thức là hiểu biết, trình độ và tầm nhìn chiến lược của vấn đề để khi quyết định rồi thì không phải thắng lợi bằng niềm tin mà phải có cơ sở chứng minh sẽ đạt thành quả tích cực. Bản lĩnh là biết nhận định đúng sai, tính logic của từng góp ý cảm nhận để chắt lọc thật chính xác những điều hay lẽ phải, không bị xu hướng hay ảnh hưởng khác tác động đến quyết định của mình. Nhưng một khi đã quyết định làm thì dám chịu trách nhiệm bản thân.
Câu chuyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường” đã đem đến bài học sâu sắc cho mỗi người chúng ta. Rằng mỗi người phải học cách chủ động và có chính kiến của minh trong bất cứ công việc nào đừng để những lời nói bên ngoài ảnh hưởng tới công việc mà bạn là người hiểu rõ nhất. Hãy luôn tin vào chính bản thân mình thành công sẽ chờ bạn ở cuối con đường.
4. Hỏi đáp về bài Đẽo cày giữa đường Ngữ văn 7 tập 2 Cánh Diều
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
5. Một số văn mẫu bài Đẽo cày giữa đường Ngữ văn 7 tập 2 Cánh Diều
Truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường đã phê phán những kẻ không có chủ kiến, luôn bị động nên hay thay đổi theo ý kiến người khác, cuối cùng chẳng đạt được kết quả gì. Để cảm nhận được một cách sâu sắc về văn bản này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây: