YOMEDIA
NONE

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 17 - Ngữ văn 7 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Để câu văn trở nên rõ ràng, cụ thể hơn về thời gian, địa điểm, người viết có thể sử dụng trạng ngữ mở rộng, đồng thời kết hợp vận dụng một số từ láy vào văn bản để bài viết sinh động và tinh tế hơn. Bài soạn Thực hành tiếng Việt trang 17 thuộc sách Kết Nối Tri Thức sẽ giúp các em vận dụng kiến thức về trạng ngữ và từ láy giải các bài tập cụ thể. Từ đó biết thêm cách làm bài văn trở nên sinh động và lôi cuốn hơn. Chúc các em có thật nhiều kiến thức bổ ích.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ

- Nhận biết: Trạng ngữ của câu có thể là một từ hoặc cụm từ.

- Tác dụng của trạng ngữ:

+ Trạng ngữ giúp giải thích rõ thời gian, địa điểm cụ thể trong một tình huống giao tiếp, giúp người dùng hiểu rõ hơn về nội dung câu chuyện đó.

+ Giúp giải thích nguyên nhân và kết quả trong câu.

+ Là thành phần phụ nòng cốt trong câu, giúp người viết, người đọc có thể truyền đạt đầy đủ nội dung.

1.2. Từ láy

- Từ láy là cấu tạo đặc biệt của từ phức, được tạo thành bởi hai tiếng trở lên, trong đó phối hợp những tiếng có âm đầu hoặc vần hoặc cả âm đầu và vần. Từ láy có thể chỉ có một từ có nghĩa hoặc không từ nào có nghĩa khi đứng một mình. 

- Dựa vào số lượng từ và phương thức láy, có thể phân loại từ láy như sau:

+ Từ láy toàn bộ: Là loại từ được láy giống nhau cả phần âm, vần ví dụ như xanh xanh, ào ào. Với các ví dụ về từ láy toàn bộ, ta thấy rằng, từ láy toàn bộ có ý nghĩa nhấn mạnh sự vật, sự việc. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp người dùng tạo ra sự tinh tế, hài hòa thông qua sử dụng các từ láy có sự thay đổi về thanh điệu hoặc phụ âm cuối chẳng hạn như mơn mởn, tim tím, thoang thoảng

+ Từ láy bộ phận: Là loại từ được láy giống phần âm hoặc phần vần. Dựa vào bộ phận được lặp lại nhằm nhấn mạnh một sự vật, hiện tượng, từ láy bộ phận được chia thành:

- Trong đó, từ láy bộ phận thường được sử dụng nhiều hơn từ láy toàn bộ vì dễ phối vần và âm.

2. Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 17 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Câu 1: So sánh các câu trong từng cặp câu dưới đây và nhận xét về tác dụng của việc mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ:

a. 

- Hôm qua, nước bắt đầu dâng lên nhanh hơn.

- Suốt từ chiều hôm qua, nước bắt đầu dâng lên nhanh hơn

(Nguyễn Quang Thiều, Bầy chim chìa vôi)

b. 

- Trong gian phòng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường.

- Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường.

(Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi)

c. 

- Thế mà qua một đêm, trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt.

- Thế mà qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt.

(Thạch Lam, Gió lạnh đầu mùa)

d. 

- Trên nóc một lô cốt, người phụ nữ trẻ đang phơi thóc.

- Trên nóc một lô cốt cũ kề bên một xóm nhỏ, người phụ nữ trẻ đang phơi thóc.

(Trần Hoài Dương, Miền xanh thẳm)

Trả lời:

a. Câu (2) có trạng ngữ được mở rộng hơn câu (1), giúp cung cấp thông tin về thời gian, cho thấy quá trình xảy ra sự việc: bắt đầu vào buổi chiều ngày hôm qua và kéo dài.

b. Câu (2) có trạng ngữ được mở rộng hơn câu (1), giúp miêu tả không gian của nơi chốn được dùng làm trạng ngữ: gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng.

c. Câu (2) có trạng ngữ được mở rộng hơn câu (1), giúp cung cấp thông tin về sự việc (mưa rào) đã xảy ra trong đêm hôm trước.

d. Câu (2) có trạng ngữ được mở rộng hơn câu (1), giúp cụ thể hóa nơi chốn được dùng làm trạng ngữ.

Câu 2: Hãy viết một câu có trạng ngữ là một từ. Mở rộng trạng ngữ của câu thành cụm từ và nêu tác dụng của việc dùng cụm từ làm thành phần trạng ngữ của câu.

Trả lời: 

Đặt câu: Sáng, bà ngoại đưa em đi chợ huyện.

=> Mở rộng trạng ngữ thành cụm từ: Sáng hôm nay trời trong và xanh, bà ngoại đưa em đi chợ huyện.

- Tác dụng: bổ sung, nhấn mạnh và làm rõ thời gian cho cụm chủ vị trong câu đồng thời làm rõ đặc điểm của sự việc được nhắc đến.

Câu 3: Tìm từ láy và nêu tác dụng của việc sử dụng từ láy trong các câu sau:

a. Trong tiếng mưa hình như có tiếng nước sông dâng cao, xiên xiết chảy.

b. Tấm thân bé bỏng của con chim vụt bứt ra khỏi dòng nước và bay lên cao hơn lần cất cánh đầu tiên ở bãi cát.

c. Những đôi cánh mỏng manh run rẩy và đầy tự tin của bầy chim đã hạ xuống bên một lùm dứa dại bờ sông.

Trả lời:

a. Xiên xiết - Tác dụng: nhấn mạnh tính chất của dòng chảy.

b. bé bỏng - Tác dụng: nhấn mạnh sự nhỏ bé, non nớt của con chim chìa vôi.

c. mong manh, run rẩy - Tác dụng: nhấn mạnh vẻ yếu mềm, chưa chắc chắn của đôi cánh chim.

Để củng cố bài học và có thêm nhiều kiến thức bổ ích, mời các em cùng tham khảo:

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Xác định trạng ngữ trong các câu sau:

a. Khoảng hai giờ sáng Mon tỉnh giấc.

b. Suốt từ chiều hôm qua, nước bắt đầu dâng lên nhanh hơn.

Hãy thử rút gọn trạng ngữ trong mỗi câu và nhận xét về sự thay đổi nghĩa của câu sau khi rút gọn thành phần trạng ngữ.

Trả lời:

Câu

Trạng ngữ

Rút ngọn trạng ngữ

Câu đã rút gọn trạng ngữ

a

Khoảng hai giờ sáng

- Hai giờ sáng

- Khoảng sáng

- Hai giờ sáng Mon tỉnh giấc.

- Khoảng sáng, Mon tỉnh giấc.

b

Suốt từ chiều hôm qua

- Từ chiều hôm qua

- Chiều hôm qua

- Hôm qua

- Từ chiều hôm qua, nước bắt đầu dâng lên nhanh hơn.

- Chiều hôm qua, nước bắt đầu dâng lên nhanh hơn.

- Hôm qua, nước bắt đầu dâng lên nhanh hơn.

4. Hỏi đáp về bài Thực hành tiếng Việt trang 17 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Khi có vấn đề khó hiểu về bài soạn này cần giải đáp, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF