Xin gửi đến các em học sinh lớp 7 nội dung Ôn tập Bài 6 thuộc sách Chân Trời Sáng Tạo đã được HOC247 biên soạn kĩ càng. Đây sẽ là nguồn thông tin hữu ích để giúp các em học sinh dễ dàng soạn bài và rèn luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận của mình. Đồng thời, bài giảng Ôn tập Bài 6 - CTST sẽ cung cấp thêm nhiều kiến thức phục vụ quá trình tổng kết kiến thức phục vụ kiểm tra của các em. Mời các em cùng tham khảo!
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Ôn lại văn bản nghị luận xã hội
- Văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống (nghị luận xã hội) được viết ra để bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, hay một vấn đề thuộc lĩnh tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người.
- Văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống có những đặc điểm sau:
+ Thể hiện rõ ý kiến khen, chê, đồng tính, phản đối của người viết đối với hiện tượng, vấn đề cần bàn luận.
+ Trình bày những lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe. Bằng chứng có thể là nhân vật, sự kiện, số liệu liên quan đến vấn đề cần bàn luận
+ Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.
1.2. Ôn lại kiểu bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
1.2.1. Kiểu bài
- Bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống: thuộc thể nghị luận xã hội. Trong đó, người viết đưa ra ý kiến của mình về một vấn đề gợi ra từ các hiện tượng, sự việc trong đời sống, hoặc một vấn đề thuộc về lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người.
1.2.2. Các yêu cầu
Yêu cầu đối với kiểu bài:
- Nêu được vấn đề cần bàn luận
- Trình bày được ý kiến tán thành, phản đối của người viết với vấn đề cần bàn luận
- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến trên.
2. Soạn bài Ôn tập Bài 6 Ngữ văn 7 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo
Câu 1: Trình bày các đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống.
Trả lời:
- Văn nghị luận là văn bản được tạo ra từ phương thức lập luận, phản ánh những đặc điểm về mục đích và cách thức biểu đạt nghị luận, xuất hiện ở bài nói hay bài viết.
- Văn nghị luận vốn là sản phẩm của tư duy logic, vẻ đẹp của mỗi áng văn nghị luận không chỉ thể hiện ở hình thức lập luận phong phú, lí lẽ đanh thép, giọng điệu thuyết phục mà còn thể hiện thái độ của tác giả trước vấn đề nghị luận.
Câu 2: Tóm tắt ý kiến, lí lẽ bằng chứng và mục đích của ba văn bản nghị luận trình bày ý kiến về vấn đề đời sống đã học bằng cách hoàn thành bảng:
Văn bản |
Ý kiến |
Lí lẽ và bằng chứng |
Mục đích viết |
Tự học – một thú vui bổ ích |
Tự học là cần thiết…. một cái thú. |
|
|
Bàn về đọc sách |
Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách…quan trọng của học vấn. |
|
|
Đừng từ bỏ cố gắng |
Đời người phải gặp giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố. |
|
|
Trả lời:
Văn bản |
Ý kiến |
Lí lẽ và bằng chứng |
Mục đích viết |
Tự học – một thú vui bổ ích |
Tự học là cần thiết…. một cái thú. |
Tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ Tự học quả là một phương thuốc trị bệnh. |
Những điều bổ ích của thú vui tự học. |
Bàn về đọc sách |
Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách…quan trọng của học vấn. |
Đưa ra những ý nghĩa của đọc sách, khó khăn trong quá trình đọc sách. |
Đưa ra những bàn luận về việc đọc sách. |
Đừng từ bỏ cố gắng |
Đời người phải gặp giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố. |
Bất kì ai cũng phải đối mặt với khó khăn… Kiên trì nỗ lực cố gắng theo đuổi mục tiêu là rất quan trọng… Những tấm gương thành công nhờ kiên trì: Edison. |
Lời động viên trong cuộc sống về việc cố gắng. |
Câu 3: Khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống, ta cần chú ý đến điều gì? Ghi lại những kinh nghiệm của em sau khi viết và chia sẻ bài viết.
Trả lời:
Khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống, ta cần chú ý đến tính chân thực, chính xác, ý kiến và lí lẽ của bài viết.
Ghi lại những kinh nghiệm của em sau khi viết và chia sẻ bài viết:
- Luyện tập viết bài thường xuyên.
- Có ý kiến và lí lẽ về bài viết.
Câu 4: Em hãy trình bày những phép liên kết đã học trong bài.
Trả lời:
Những phép liên kết đã học trong bài: Phép lặp, phép nối.
Câu 5: Trong quá trình nói, cần lưu ý điều gì khi bảo vệ ý kiến của mình trước sự phản bác của người nghe? Ghi lại những kinh nghiệm của em sau khi thực hiện bày nói trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống.
Trả lời:
Trong quá trình nói, cần lưu ý điều gì khi bảo vệ ý kiến của mình trước sự phản bác của người nghe: Có dẫn chứng và ý kiến xác thực, lập luận chặt chẽ.
Câu 6: Em hãy lập kế hoạch để thực hiện một mục tiêu học tập do mình đề ra, dựa vào mẫu sau
Trả lời:
Câu 7: Hãy trình bày ý nghĩa của tri thức đối với cuộc sống của chúng ta.
Trả lời:
- Ý nghĩa của tri thức: Tri thức giúp con người vươn tới những điều tưởng chừng như không thể, khám phá ra những chân trời mới, những điều thú vị, kì vĩ của thiên nhiên, của vũ trụ. Tri thức là cốt lõi để xã hội này phát triển.
Trên đây là những gợi ý trả lời chi tiết và đầy đủ nhất hệ thống câu hỏi thuộc phần hướng tìm hiểu bài học mà các em phải hoàn thành trong quá trình soạn bài Ôn tập Bài 6. Ngoài ra, để củng cố và nâng cao kiến thức bài học được tốt hơn mời các em xem thêm:
3. Hướng dẫn luyện tập
Câu hỏi: Nghị luận về vai trò của tri thức.
Trả lời:
Trong bất kì xã hội hay thời kỳ nào thì vai trò của trí thức đều vô cùng quan trọng. Tri thức là một nhân tố vô cùng thiết yếu tạo nên sự giàu mạnh của một quốc gia, dân tộc, là nền tảng cho sự phát triển. Đặc biệt, trong xã hội ngày nay, tri thức thực sự ngày càng khẳng định được vai trò lớn của mình đối với đời sống con người.
Vậy tri thức là gì? Tri thức là khái niệm chỉ những hiểu biết về khoa học, văn học, lịch sử, đời sống xã hội mà con người chiếm lĩnh được. Là những hiểu biết của nhân loại được đúc kết quả hàng trăm thế kỷ phát triển từ thời xa xưa đến ngày nay. Vốn trí thức của nhân loại là vô bờ bến như những đại dương mênh mông nước, dồi dào sự sinh sôi và phát triển. Về chính trị, đối với mỗi quốc gia, nguồn nhân lực có tri thức dồi dào luôn là niềm tự hào và tạo nên sức mạnh lớn. Ngày xưa, cha ông ta đã có biết bao hào kiệt anh tài với tài ba thao lược, võ giỏi, văn hay. Bởi vậy mà ta lực lượng yếu vẫn thắng địch giành lại độc lập cho dân là nhờ vào trí, vào mưu lược, vào những chiến thuật khôn ngoan của các vị minh quân biết nhìn xa trông rộng, hiểu thế thời, biết địch, biết ta, trăm trận trăm thắng.
Xã hội ngày nay, khi đất nước được thái bình, nền chính trị cần phải được xây dựng vững mạnh, quân đội phải được thao luyện, phải biết vạch ra những chiến lược lâu dài. Như vậy, đất nước cần có những người có tài năng và đức độ, hệ thống của nhà nước phải là những cán bộ cốt cán tài năng, có năng lực thực sự với nguồn tri thức và sức am hiểu lớn để lãnh đạo đất nước. Tức là những người tài năng nhất, giỏi giang nhất là những người có một tầm hiểu biết rộng, có vốn trí thức lớn để phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân, lo cho dân, lo cho nước.
Về kinh tế, tri thức giữ vai trò rất lớn, đặc biệt là trong nền kinh tế tri thức hòa chung trong sự phát triển cả thế giới. Tri thức trở thành một nguồn nhân tố quan trọng, chất xám trở thành ngưỡng năng lượng đưa đất nước đi lên, sánh vai với cường quốc năm châu. Các ngành công nghệ thông tin ngày càng phát triển thay thế cho những ngành công nghiệp nặng, lấy sức lao động của con người làm hàng hoá. Những nhân tài về công nghệ thông tin, những bằng sáng chế độc quyền hay những sáng chế khoa học thúc đẩy sự phát triển của khoa học sản xuất ra đời đều được sáng tạo nhờ tri thức trên những nguyên lý cơ bản nhất.
Đối với xã hội, văn hoá giáo dục, tri thức cũng góp tiếng nói của mình vào sự ổn định phát triển. Một đất nước có người dân đạt trình độ cao về trí thức thì tỉ lệ thất nghiệp sẽ ít đi, mức sống của người dân được cải thiện hơn, con người được hạnh phúc hơn. Xã hội ổn định, không bị những tệ nạn ma túy hay vấn nạn cướp bóc, trộm cướp cũng được hạn chế hơn, nhờ vậy mà đất nước trở nên văn minh và giàu đẹp hơn. Tri thức càng được coi trọng thì nền giáo dục càng được chú trọng lên hàng đầu, góp phần xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn và cung cấp được cho đất nước những nhân tài đưa đất nước ngày càng lớn mạnh hơn, góp phần nâng cao vị thế trên thế giới.
Đối với mỗi người, tri thức lại càng cần thiết hơn bao giờ hết. Không có ai không học mà lại thành tài cả. Tất cả mỗi người muốn có cuộc sống đủ đầy, muốn nâng cao chất lượng đời sống và muốn sống có ích đều phải học tập. Bởi trí thức mang đến cho ta những hiểu biết thuộc bản chất của các hiện tượng đời sống, giúp ta tìm hiểu sâu về nguồn cội, về quá trình tiến hoá và cả những phát minh vĩ đại trên thế giới. Tri thức đưa ta đến những vùng trời mới của sư hiểu biết, thôi thúc ta khám phá , sáng tạo ra những cái mới cái hay. Tri thức giúp bản thân ngày càng hoàn thiện hơn, biết lựa chọn những tinh hoa để tiếp nhận, rời xa những xấu xa, ích kỉ, nhỏ nhen tầm thường trong cuộc sống, biết "gạn đục khơi trong", biết yêu thương nhiều hơn. Tri thức còn là bản lề để mỗi người cố gắng cho tương lai, là nền móng vững chắc để phát triển trí tuệ và kỹ năng thực hành, là ngọn đèn soi sáng trong đêm tối, là hành trang dẫn lối ta vào đời.
Có thể thấy, thiếu tri thức là một lỗ hổng vô cùng lớn. Vậy mà, trên thực tế, ta vẫn thấy nhiều bạn trẻ chỉ mải mê ăn chơi, đua đòi mà không học hành. Một số bạn thì có lối suy nghĩ rằng không học vẫn có thể thành công, theo mình đây là một cách nghĩ sai lầm. Mọi con đường đi đến thành công đều thông qua học tập, không có học tập không có thành quả. Có lý thuyết vững chắc mới có thực hành, có học mới thành tài được. Vì vậy, chúng ta là những người trẻ, những hy vọng tương lai của nước nhà, cần hiểu được tầm quan trọng của trí thức, cố gắng học tập thật giỏi, trau dồi, rèn luyện cả đạo đức, tri thức và sức khoẻ của bản thân mình để phát triển một cách toàn diện. Biết nuôi dưỡng lý tưởng cao đẹp, những ước mơ lớn lao, vượt khỏi những đam mê thông thường hay những nhỏ nhen ích kỉ, những khó khăn của thực tại đời sống để vươn lên học tập.
"Tri thức là sức mạnh", hãy trau dồi tri thức để mang đến sức mạnh, lợi thế cho chính mình, cho quốc gia, dân tộc mình. Hãy là một vì sao lấp lánh tài năng, bản lĩnh và một trái tim đẹp.
4. Hỏi đáp về bài Ôn tập Bài 6 Ngữ văn 7 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo
Khi gặp bất cứ khó khăn gì trong việc tìm hiểu bài soạn này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.