Thế giới vạn vật xung quanh chúng ta luôn sinh vận động và phát triển không ngừng tạo nên sự tươi đẹp của cuộc sống. Đó không chỉ là cây cối, chim thú muôn loài mà còn là những vần thơ, câu văn được người nghệ sĩ sáng tác bằng cả tâm hồn. Nội dung Bài 1: Tiếng nói của vạn vật (Thơ bốn chữ, năm chữ), các em đã được tiếp cận những tác phẩm viết cho thiếu nhi đặc sắc, đồng thời biết cách sáng tác và viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ bốn hoặc năm chữ. Mời các em cùng tham khảo bài soạn Ôn tập Bài 1 thuộc sách Chân Trời Sáng Tạo dưới đây ôn tập và củng cố kiến thức! Chúc các em học tập vui vẻ!
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Ôn lại kiến thức các văn bản đã học
- Thơ bốn chữ: là thể thơ mỗi dòng có bốn chữ, thường có nhịp 2/2.
- Thơ năm chữ: là thể thơ mỗi dòng có năm chữ, thường có nhịp 3/2 hoặc 2/3.
- Hình ảnh trong thơ: là những chi tiết, cảnh tượng từ thực tế đời sống, được tái hiện bằng ngôn ngữ thơ ca, góp phần diễn tả cảm xúc, suy ngẫm của nhà thơ về thế giới và con người.
- Vần, nhịp và vai trò của vần, nhịp trong thơ:
+ Vần: gồm vần chân và vần lưng:
- Vần chân là vần được gieo vào cuối dòng thơ, nghĩa là các tiếng ở cuối dòng vần với nhau.
- Vần lưng là vần được gieo ở giữa dòng thơ, nghĩa là tiếng cuối của dòng trên vần với một tiếng nằm ở giữa dòng dưới hoặc các tiếng trong cùng một dòng hiệp vần với nhau.
1.2. Ôn lại quy trình làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
Bước 1: Trước khi viết
- Đọc lại những bài thơ ở phần Đọc để học cách nhìn, cách cảm nhận cuộc sống của các nhà thơ.
- Ngắm nhìn những hình ảnh của cuộc sống quanh em: ...
- Em xác định:
+ Mục đích viết bài này là gì?
→ Thể hiện cảm xúc của em về một sự vật, hiện tượng nào đó của thiên nhiên hoặc cuộc sống.
+ Người đọc bài này có thể là ai?
→ Các bạn trong lớp, thầy cô giáo, người thân trong gia đình,…
+ Nội dung và cách viết như thế nào?
→ Lựa chọn một sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên hoặc cuộc sống mà em thấy ấn tượng, muốn làm thơ về nó (một con thú cưng, một món đồ dùng quen thuộc, một món đồ kỉ niệm, một người người thân hoặc người bạn mà em yêu quý…)
→ Viết một bài thơ có bốn chữ trong mỗi câu để thể hiện cảm xúc của em về đối tượng mà em đã chọn: miêu tả để làm rõ đối tượng, thể hiện cảm xúc với đối tượng (yêu quý, trân trọng, biết ơn…)
Bước 2: Tìm ý tưởng cho bài thơ
- Tập trung vào một sự vật, hiện tượng đã để lại trong em ấn tượng, cảm xúc sâu sắc nhất.
- Liệt kê tất cả những ý tưởng, cảm xúc mà em có khi ngắm nhìn những hình ảnh của cuộc sống. Ví dụ: sức sống mãnh liệt của thiên nhiên, cảm xúc bâng khuâng về bước đi của thời gian trên chiếc lá, hoa phượng nở: đốm lửa của niềm vui ngày hè, niềm hạnh phúc trong nụ cười của cha, màu thời gian trên mái tóc của mẹ...
Bước 3: Làm thơ
- Thể hiện những ấn tượng, cảm xúc đó bằng những từ ngữ thích hợp.
- Chọn những từ ngữ gợi tả âm thanh, mùi vị, màu sắc, hình ảnh của sự vật, hiện tượng để thể hiện rõ nhất, chính xác nhất cảm xúc, ý tưởng của em.
- Dùng các biện pháp tu từ như nhân hoá, so sánh, ẩn dụ điệp từ, điệp ngữ, ... để tăng hiệu quả thể hiện của bài thơ.
- Thay thế những từ ngữ đã viết bằng những từ ngữ khác có vần giống hoặc gần nhau để gieo vần cho bài thơ, ví dụ như: thanh, xanh, vơi, khơi,...
- Ngắt nhịp ở những vị trí phù hợp, đảm bảo thể hiện hiệu quả ý tưởng của em.
- Đọc diễn cảm các câu thơ đã viết, lắng nghe xem giọng điệu có phù hợp với cảm xúc mà em muốn thể hiện hay không.
Bước 4: Chỉnh sửa và chia sẻ
- Đọc lại bài thơ bằng giọng điệu phù hợp. Sau đó, dùng bảng kiểm dưới đây để điều chỉnh hình thức và nội dung bài thơ:
Bảng kiểm hình thức và nội dung bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
Phương diện |
Nội dung kiểm tra |
Đạt |
Chưa đạt |
Hình thức |
Bài thơ gồm có các dòng thơ bốn chữ hoặc năm chữ. |
||
Các dòng thơ chủ yếu được ngắt theo nhịp 2/2 (nếu là thơ bốn chữ); nhịp 3/2 hoặc 2/3 (nếu là thơ năm chữ). |
|||
Sử dụng các từ có vần giống nhau hoặc gần nhau. |
|||
Sử dụng một số biện pháp tu từ: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ, điệp ngữ,.... |
|||
Các từ ngữ trong bài thơ thể hiện được chính xác điều người viết muốn nói. |
|||
Các hình ảnh trong bài thơ sống động, thú vị. |
|||
Có độ dài tối thiểu: hai khổ thơ. |
|||
Nội dung |
Bài thơ thể hiện được một trạng thái cảm xúc, một cách nhìn về cuộc sống. |
||
Nhan đề phù hợp với nội dung văn bản. |
- Sau khi kiểm xong, tiếp tục điều chỉnh bài thơ. Hoạt động này có thể được lặp đi lặp lại nhiều lần.
- Chia sẻ bài thơ với người thân trong gia đình, với bạn bè và với bất cứ ai mà em muốn.
1.3. Ôn lại quy trình viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết
a. Xác định đề tài
Hãy đọc kĩ đề bài và xác định:
- Đề bài yêu cầu viết về vấn đề gì?
→ Viết về cảm xúc của mình với một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ mà em đã đọc được và thấy rất hay.
- Kiểu bài nào? Độ dài của đoạn văn là bao nhiêu?
→ Kiểu bài đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ. Độ dài đoạn văn khoảng 200 chữ.
b. Thu thập tư liệu
Để viết được đoạn văn đáp ứng yêu cầu của đề bài, em hãy tự hỏi:
- Cần tìm những thông tin nào?
→ Thông tin chung về bài thơ: nhan đề bài thơ, tên tác giả, hoàn cảnh sáng tác
- Tìm những thông tin ấy ở đâu?
→ Tìm thông tin từ nguồn trích, nguồn mà em đọc được hoặc tìm kiếm từ các trang mạng xã hội em có thể dùng.
- Em xác định:
+ Mục đích viết bài này là gì?
→ Viết bài đăng lên bản tin Học tập Ngữ văn của trường để chia sẻ cảm xúc về bài thơ bốn hoặc năm chữ mà em cảm thấy hay với các bạn.
+ Người đọc bài này có thể là ai?
→ Các bạn học trong lớp, trong trường, các thầy cô giáo
+ Nội dung và cách viết như thế nào?
→ Nội dung: Những cảm xúc của mình với bài thơ: yêu thích, đồng cảm với những cảm xúc của nhà thơ gửi gắm trong tác phẩm
→ Cách viết: Viết đoạn văn khoảng 200 chữ đúng yêu cầu đề bài ra và đảm bảo các quy định về hình thức đoạn văn.
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
a. Tìm ý
Em hãy:
- Đọc diễn cảm bài thơ vài lần để cảm nhận âm thanh, vần, nhịp điệu của thơ bốn chữ hoặc năm chữ và hiểu cảm xúc, ý tưởng của tác giả.
- Tìm và xác định ý nghĩa của những từ ngữ, hình ảnh độc đáo, giọng điệu và các biện pháp tu từ mà nhà thơ đã sử dụng để thể hiện cảm xúc và ý tưởng.
- Xác định chủ đề bài thơ.
- Xác định những cảm xúc mà bài thơ đã gợi cho em và lí giải vì sao em có cảm xúc đó.
- Liệt kê những ý tưởng nảy sinh trong đầu bằng một vài cụm từ.
b. Lập dàn ý
Hãy sắp xếp các ý đã có thành dàn ý của đoạn văn theo gợi ý sau:
- Mở đoạn giới thiệu nhan đề bài thơ, tên tác giả và nêu cảm xúc chung về bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ mà em đã chọn.
- Thân đoạn: trình bày chi tiết các ý thể hiện cảm xúc của em về bài thơ.
- Kết đoạn: khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân.
Bước 3: Viết đoạn văn
Dựa vào dàn ý đã lập, viết một đoạn văn hoàn chỉnh. Khi viết, cần đảm bảo yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm
a. Xem lại và chỉnh sửa
- Sau khi viết xong, em có thể tự chỉnh sửa đoạn văn dựa vào bảng kiểm dưới đây:
Bảng kiểm đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
Các phần của đoạn văn |
Nội dung kiểm tra |
Đạt |
Chưa đạt |
Mở đoạn |
Mở đoạn bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng. |
|
|
Dùng ngôi thứ nhất để trình bày cảm xúc về bài thơ. |
|
|
|
Có câu chủ đề nêu tên bài thơ, tên tác giả và cảm xúc khái quát về bài thơ. |
|
|
|
Thân đoạn |
Trình bày cảm xúc về bài thơ theo trình tự hợp lí. |
|
|
Làm rõ cảm xúc bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ. |
|
|
|
Dùng các từ ngữ để liên kết các câu. |
|
|
|
Kết đoạn |
Khẳng định lại cảm xúc và ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân. |
|
|
Kết đoạn bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn. |
|
|
- Tiếp tục chỉnh sửa nếu đoạn văn chưa thể hiện đầy đủ các yêu cầu đối với đoạn văn chia sẻ cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.
- Chỉnh sửa lỗi chính tả, ngữ pháp (nếu có).
b. Rút kinh nghiệm
Hãy xem lại sản phẩm của mình và trả lời hai câu hỏi dưới đây:
- Em rút ra bài học kinh nghiệm gì khi viết đoạn văn chia sẻ cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ?
+ Đọc thật kĩ đề bài để xác định đúng yêu cầu về chủ đề, nội dung và hình thức viết
+ Đọc thật kĩ bài thơ để phát hiện ra những nét đặc sắc về cả nội dung và nghệ thuật
+ Thể hiện cảm xúc của mình với bài thơ một cách chân thành, trực tiếp
+ Viết xong đọc lại để phát hiện và sửa lỗi kịp thời
- Nếu viết lại, em sẽ điều chỉnh thế nào để đoạn văn hay hơn?
+ Thay thế các từ ngữ, cách diễn đạt trong đoạn văn bằng những từ ngữ, hình ảnh, cách diễn đạt ấn tượng hơn.
2. Soạn bài Ôn tập Bài 1 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo
Câu 1: Chỉ ra một số điểm giống và khác nhau giữa hai văn bản sau bằng cách điền vào bảng dưới đây (làm vào vở):
Văn bản Phương diện so sánh |
Lời của cây |
Sang thu |
Điểm giống nhau (nội dung, nghệ thuật,...) |
||
Điểm khác nhau (nội dung, nghệ thuật,...) |
Trả lời:
Văn bản Phương diện so sánh |
Lời của cây |
Sang thu |
Điểm giống nhau (nội dung, nghệ thuật,...) |
- Nội dung: + Đều miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên quan cách cảm nhận tinh tế, thú vị của nhà thơ + Đều gửi gắm tình yêu, sự trân trọng với thiên nhiên, đất nước của nhà thơ + Đều gửi gắm những thông điệp ý nghĩa - Nghệ thuật: + Sử dụng các biện pháp nhân hoá, ẩn dụ, so sánh để miêu tả hình tượng nhiên nhiên đầy hấp dẫn, ấn tượng + Hình ảnh thơ gần gũi, giản dị, trong sáng |
|
Điểm khác nhau (nội dung, nghệ thuật,...) |
- Thể hiện quá trình lớn lên của hạt mầm; ý nghĩa của cây cối với cuộc sống của con người
- Thể thơ bốn chữ - Giọng điệu dí dỏm, tự nhiên, hồn nhiên, ngây thơ |
- Thể hiện những thay đổi vô cùng tinh tế của thiên nhiên đất trời khi giao mùa (sang thu); gửi gắm những chiêm nghiệm, suy nghĩ về đời người, cuộc sống… - Thể thơ năm chữ - Giọng điệu suy tư, sâu lắng, chiêm nghiệm |
Chừng như thu ngấp nghé
Trong hương vườn đâu đây
Khói lam chiều rất nhẹ
Sông vừa vơi vừa đầy
(Tạ Hữu Yên, Sang mùa)
Trả lời:
- Thể thơ: thể thơ năm chữ.
- Vần thơ: vần chân - dạng giãn cách (nghẻ - nhẹ; đây - đầy).
- Nhịp thơ: 2/3 (Chừng như/ thu ngấp nghẻ; khói lam/ chiều rất nhẹ); 3/2 (trong hương vườn/ đâu đây; sông vừa vơi/ vừa đầy).
Câu 3: Đọc đoạn văn sau và cho biết có thể lược bỏ ba từ được gạch dưới không. Vì sao?
“Lần ấy, khi con voi xuống làng thì người quản tượng không còn nữa. Không thấy ông ra đón ở đầu làng, con voi rảo bước về nhà. Nó quỳ xuống giữa sân, rống gọi, rền rì mãi mà vẫn không thấy người quản tượng đi ra.”
(Vũ Hùng, Ông Một)
Từ đó cho biết phó từ đảm nhận chức năng gì?
Trả lời:
- Không thể lược bỏ các từ: mãi, vẫn, không vì sẽ làm thay đổi ý nghĩa của câu văn.
- Chức năng của phó từ:
+ Phó từ là các từ ngữ luôn đi liền với các từ loại khác là tính từ, động từ và trạng từ với tác dụng bổ sung, giải thích rõ hơn ý nghĩa của các từ mà nó đi kèm.
+ Các ý nghĩa mà phó từ có thể bổ sung cho các từ ngữ khác mà nó đi kèm là ý nghĩa về mối quan hệ thời gian, mức độ, sự tiếp diễn tương tự, khả năng, phủ định, khẳng định, kết quả, hướng,…
Câu 4: Em rút ra được bài học gì khi làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ?
Câu 5: Hãy chọn một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ mà em yêu thích và viết đoạn văn chia sẻ cảm xúc của mình về bài thơ đó.
Trả lời:
- Bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người”
Trời sinh ra trước nhất
Chỉ toàn là trẻ con
Trên trái đất trụi trần
Không dáng cây ngọn cỏ.
Mặt trời cũng chưa có
Chỉ toàn là bóng đêm
Không khí chỉ màu đen
Chưa có màu sắc khác.
Mắt trẻ con sáng lắm
Nhưng chưa thấy gì đâu?
Mặt trời mới nhô cao
Cho trẻ con nhìn rõ
Màu xanh bắt đầu cỏ
Màu xanh bắt đầu cây
Cây cao bằng gang tay
Lá cỏ bằng sợi tóc
Cái hoa bằng cái cúc
Màu đỏ làm ra hoa
Chim bấy giờ sinh ra
Cho trẻ nghe tiếng hót
Tiếng hót trong bằng nước
Tiếng hót cao bằng mây
Những làn gió thơ ngây
Truyền âm thanh đi khắp
Muốn trẻ con được tắm
Sóng bắt đầu làm sông
Sông cần đến mênh mông
Biển có từ thuở đó
Biển thì cho ý nghĩ
Biển sinh cá sinh tôm
Biển sinh những cánh buồm
Cho trẻ con đi khắp.
Đám mây cho bóng rợp
Trời nắng mây theo che
Khi trẻ con tập đi
Đường có từ ngày đó.
Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng…
Biết trẻ con khao khát
Chuyện ngày xưa, ngày sau
Không hiểu là từ đâu
Mà bà về ở đó
Kể cho bao chuyện cổ:
Chuyện con cóc, nàng tiên
Chuyện cô Tấm ở hiền
Thằng Lý Thông ở ác…
Mái tóc bà thì bạc
Con mắt bà thì vui
Bà kể đến suốt đời
Cũng không sao hết chuyện.
Muốn cho trẻ hiểu biết
Thế là bố sinh ra
Bố bảo cho biết ngoan
Bố dạy cho biết nghĩ
Rộng lắm là mặt bể
Dài là con đường đi
Núi thì xanh và xa
Hình tròn là trái đất…
Chữ bắt đầu có trước
Rồi có ghế có bàn
Rồi có lớp có trường
Và sinh ra thầy giáo…
Cái bảng bằng cái chiếu
Cục phấn từ đá ra
Thầy viết chữ thật to
“Chuyện loài người” trước nhất.
- Đoạn văn chia sẻ cảm xúc:
“Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh là một bài thơ đã mang đến cho em những ấn tượng vô cùng sâu sắc. Khi đọc tác phẩm, chúng ta cảm thấy cách lý giải nguồn gốc loài người của tác giả thật thú vị. Dưới hình thức một bài thơ, nhưng tác phẩm lại giàu tính tự sự, giống như một câu chuyện được kể lại theo trình tự thời gian. Trước hết tác giả khẳng định trời sinh ra trước tiên là trẻ em. Sau đó, để trẻ em có được một môi trường sống thật tốt, mới có sự ra đời của những sự vật khác trên trái đất. Ở đây, nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh miêu tả sinh động để giúp người đọc hiểu hơn về sự ra đời của thiên nhiên. Kế tiếp là sự ra đời của mẹ giúp trẻ em cần có tình yêu thương, sự chăm sóc. Bà được sinh ra để giáo dục trẻ em về những giá trị truyền thống, đạo đức tốt đẹp. Còn bố được sinh ra để dạy trẻ em thêm hiểu biết, trưởng thành. Cuối cùng trường lớp là nơi trẻ em đến để học tập, vui chơi còn thấy giáo là người dạy dỗ trẻ em ở đó. Có thể khẳng định, với bài thơ này, Xuân Quỳnh muốn gửi gắm tình yêu thương của Xuân Quỳnh dành cho trẻ em.
Trả lời:
Vì khi dùng từ khoá, kí hiệu và sơ đồ sẽ không chỉ trình bày được đúng và đủ những ý mà người khác trình bày mà còn đảm bảo sự ngắn gọn, khoa học và ấn tượng, hấp dẫn.
Câu 7: Việc quan sát, lắng nghe, cảm nhận thế giới tự nhiên có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta?
Trả lời:
- Giúp ta cảm nhận được những vẻ đẹp của cuộc sống, từ đó thêm yêu và trân trọng cuộc sống của chính mình
- Mang đến cho con người những cảm xúc tích cực
- Hình thành lối sống tích cực, yêu thương và chan hoà hạnh phúc
Trên đây là những gợi ý trả lời chi tiết và đầy đủ nhất hệ thống câu hỏi thuộc phần hướng tìm hiểu bài học mà các em phải hoàn thành trong quá trình soạn bài Ôn tập Bài 1. Ngoài ra, để củng cố và nâng cao kiến thức bài học được tốt hơn mời các em xem thêm:
3. Hướng dẫn luyện tập
Câu hỏi: Hãy chỉ ra nhịp thơ, cách gieo vần và tác dụng của chúng trong khổ thơ bốn chữ dưới đây:
Cháu đi đường cháu
Chú lên đường ra
Đến ngày tháng sáu
Chợt nghe tin nhà.
("Lượm" - Tố Hữu)
Trả lời:
- Bài thơ 4 chữ ngắt nhịp 2/2.
- Đoạn thơ của Tố Hữu gieo vần cách: cháu – sáu; ra – nhà
- Tác dụng : làm âm điệu thơ vui, nhanh góp phần làm hiện lên rất sinh động trước mắt ta hình ảnh chú bé liên lạc hiếu động, nhí nhảnh, vui tươi, hồn nhiên, đáng yêu.
4. Hỏi đáp về bài Ôn tập Bài 1 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo
Khi gặp bất cứ khó khăn gì trong việc tìm hiểu bài soạn này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.