Cùng HOC247 tham khảo nội dung của bài soạn Chúng ta có thể đọc nhanh hơn - A-đam Khu trong chương trình Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo để tìm hiểu về các phương pháp hữu ích giúp cải thiện tốc độ đọc sách của mỗi người. Đồng thời bài giảng Chúng ta có thể đọc nhanh hơn - CTST sẽ hỗ trợ các em trong việc nắm lý thuyết văn bản hiệu quả. Mời các em cùng tham khảo!
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Nội dung
- Văn bản: “Chúng ta có thể đọc nhanh hơn” cung cấp cho chúng ta tri thức để giúp chúng ta có thể đọc với tốc độ nhanh hơn.
1.2. Nghệ thuật
- Bố cục văn bản rõ ràng
- Các đề mục kết hợp hiệu quả phương tiện ngôn ngữ với phi ngôn ngữ
- Lí lẽ, lập luận logic, thuyết phục
2. Soạn bài Chúng ta có thể đọc nhanh hơn - A-đam Khu Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo
2.1. Chuẩn bị đọc
Câu 1: Theo em, trong các hoạt động như đọc sách, ghi chép, ...có cần đến quy tắc, luật lệ không? Vì sao?
Trả lời:
Theo em, trong các hoạt động như đọc sách, ghi chép… có cần đến quy tắc, luật lệ.
Vì như vậy nội dung ghi chép sẽ được mạch lạc và dễ dàng theo dõi, những kiến thức trong sách được ghi chép có quy tắc sẽ dễ dàng ghi nhớ hơn. Ghi chép có luật lệ, quy tắc là phương pháp làm việc khoa học.
Câu 2: Khi đọc một văn bản, em thường đọc thành tiếng hay đọc thầm và em đã bằng lòng với khả năng đọc hiểu văn bản của mình chưa? Chia sẻ với các bạn thân cùng nhóm.
Trả lời:
- Khi đọc văn bản, tùy vào trường hợp em có thể đọc thành tiếng và đọc thầm. Ví dụ khi luyện đọc em sẽ đọc thành tiếng rõ ràng còn khi làm bài tập, đọc kĩ em sẽ đọc thầm.
- Em chưa bằng lòng với khả năng đọc hiểu văn bản của mình vì khả năng nắm nội dung chưa tốt/ đọc chưa rõ ràng. Hay em đã hài lòng với khả năng đọc hiểu văn bản vì em luyện tập thường xuyên/ làm bài tập đọc hiểu tốt.
- Em chia sẻ với các bạn.
2.2. Trải nghiệm cùng văn bản
Câu 1: Xem hình minh họa 1 và 2: đối chiếu các đường nét, chi tiết trong hình với lời văn trong mục 2.
Trả lời:
Hình minh họa trùng khớp với lời văn trong mục 2.
Câu 2: Xem hình minh họa 3: đối chiếu các tầm mắt đọc “chụp” từng chữ một với tầm mắt đọc “chụp” đồng thời 5- 7 chữ.
Trả lời:
- Tầm mắt đọc “chụp” từng chữ một sẽ chậm hơn so với đọc đồng thời 5- 7 chữ.
2.3. Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1: Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết văn bản trên là một văn bản giới thiệu về một quy tắc trong hoạt động?
Trả lời:
Những dấu hiệu:
- Nội dung rõ ràng, giới thiệu một phương pháp.
- Có các ý chính được tô đậm.
- Ngôn ngữ khoa học ít yếu tố biểu cảm.
Câu 2: Xác định thông tin cơ bản của văn bản trên. Nhận xét về mối quan hệ giữa đặc điểm với mục đích viết của văn bản.
Trả lời:
Thông tin cơ bản của văn bản trên: Đưa ra phương pháp để đọc nhanh hơn gồm có:
+ Sử dụng một cây bút chì làm vật dẫn đường
+ Tìm kiếm những ý chính và các từ khóa
+ Mở rộng tầm mắt để đọc được một cụm 5- 7 chữ một lúc
+ Tập nghe nhạc nhịp độ nhanh trong lúc đọc khi bạn có một không gian riêng
+ Đọc phần tóm tắt cuối chương trước
+ Liên tục đẩy và thử thách khả năng của bạn
Các đặc điểm làm rõ nội dung mục đích viết của văn bản.
Câu 3: Với các đoạn 1,2,3 nếu không có hình minh họa thì có thể đọc hiểu sẽ gặp khó khăn. Vì sao?
Với các đoạn 4, 5, 6 nếu không có hình minh họa thì có thể đọc hiểu vẫn thuận lợi. Vì sao?
Trả lời:
Với các đoạn 1,2,3 nếu không có hình minh họa thì có thể đọc hiểu sẽ gặp khó khăn vì các phương pháp này kèm theo thao tác, khó hình dung nếu không có hình minh họa.
Với các đoạn 4,5,6 nếu không có hình minh họa thì có thể đọc hiểu vẫn thuận lợi vì các phương pháp này có thể làm rõ qua mô tả.
Câu 4: Chỉ ra cước chú trên văn bản và tài liệu tham khảo. Mục tài liệu tham khảo ở cuối văn bản gồm mấy đơn vị tài liệu, mỗi đơn vị tài liệu có những loại thông tin nào? Việc trình bày tài liệu tham khảo cho văn bản có tác dụng gì?
Trả lời:
Cước chú trên văn bản và tài liệu tham khảo ở chân trang: Nhan đề văn bản do nhóm biên soạn đặt và Cần phân biệt “đọc bằng mắt” và “đọc thầm. ” Đọc thầm là nhìn vào văn bản, miệng vẫn lẩm bẩm theo từng chữ; đọc bằng mắt là “đọc bằng giọng đọc bên trong” tức “đọc bằng não. ”
Mục tài liệu tham khảo ở cuối văn bản gồm 6 đơn vị tài liệu. Mỗi đơn vị tài liệu có những thông tin: Tác giả, tên tài liệu, nơi xuất bản, năm xuất bản, nhà xuất bản.
Câu 5: Sau khi đọc văn bản trên, em thấy bản thân có thể luyện tập để đạt tốc độ đọc nhanh hơn không?
Trả lời:
Sau khi đọc văn bản, em thấy bản thân có thể luyện tập để đạt tốc độ đọc nhanh hơn qua những phương pháp trong bài.
Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm:
3. Hướng dẫn luyện tập
Câu hỏi: Từ văn bản Chúng ta có thể đọc nhanh hơn - A-đam Khu, SGK Ngữ văn 7 Chân Trời Sáng Tạo, em hãy nêu một số yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ đọc của mình.
Trả lời:
Một số yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ đọc của bạn như:
- Thiếu tập trung: Có thể do môi trường xung quanh khiến quá trình đọc sách của bạn bị dừng như tiếng ồn, tiếng nhạc. Ngoài ra bạn nên tắt các thông báo trên điện thoại, laptop để hạn chế ảnh hưởng đến mạch đọc của mình
- Đa nhiệm: Không nên làm nhiều việc một lúc. Trong lúc trong sách hoặc đọc trên các trang website, blog,… bạn nên tắt các trang tính khác; Không nói chuyện hay làm bất kỳ việc khác mà chỉ nên tập trung chăm chú cho việc đọc sách để nâng cao độ tập trung.
- Chọn sách không hứng thú: Việc chọn những cuốn sách có chủ đề mà bạn không quan tâm hoặc không hứng thú sẽ khiến bạn dễ nản và làm giảm tốc độ đọc của bạn.
4. Hỏi đáp về bài Chúng ta có thể đọc nhanh hơn - A-đam Khu Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
5. Một số văn mẫu bài Chúng ta có thể đọc nhanh hơn - A-đam Khu Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo
Qua văn bản Chúng ta có thể đọc nhanh hơn - A-đam Khu giúp người đọc có thêm kiến thức hữu ích trong việc áp dụng để cải thiện tốc độ đọc nhanh hơn. Để cảm nhận được một cách sâu sắc về văn bản này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:
---------------------------(Đang cập nhật)-------------------------