YOMEDIA
NONE

Soạn bài Bài học từ cây cau - Nguyễn Văn Học - Ngữ văn 7 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Bài soạn Bài học từ cây cau - Nguyễn Văn Học giúp các em có nhìn nhận khách quan hơn về mục đích sống ngay thẳng, luôn hướng về tương lai. Ngoài ra, bài soạn còn giúp giải quyết các dạng bài tập từ 1 đến 4 trong SGK một cách đầy đủ và chi tiết. Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Bài học từ cây cau - CTST để thuận tiện hơn trong quá trình tiếp thu văn bản tại lớp.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

- Qua văn bản Bài học từ cây cau ta thấy được sự trân trọng, yêu mến cây cau của nhân vật “tôi”. Cây cau để lại cho tác giả nhiều kỉ niệm tuổi thơ, cây cau cùng những câu hỏi của ông nội cũng giúp tác giả có những bài học trong cuộc sống.

1.2. Nghệ thuật

- Giọng văn tha thiết, nhẹ nhàng, sâu lắng

- Tác giả thành công khi thể hiện cái “tôi” trữ tình 

- Hình ảnh gợi cảm, gợi tình

2. Soạn bài Bài học từ cây cau - Nguyễn Văn Học Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Câu 1: Hãy điền vào bảng sau những lời hỏi – đáp giữa các nhân vật với nhau và với hàng cau

Trả lời:

Câu 2: Theo em, những cây cau có gì đặc biệt mà có thể khơi gợi ở mỗi người trong gia đình của nhân vật “tôi” “một cách nghĩ”, “một cách sáng tạo, cách sống và làm việc, ...”?

Trả lời:

Những cây cau đặc biệt vì đã gắn bó với ngôi nhà, thân thiết và tự nhiên như tình thân với gia đình. Nó thân thuộc khi luôn hiện diện trước nhà, là thực thể trong đời sống và nhiều sinh hoạt văn hóa. Cả nhà đều yêu cây cau, cây cau là tình yêu nhà, yêu thiên nhiên. 

Câu 3: Trong đoạn văn cuối, từ câu “Một ngày bình an, tôi ngước lên hàng cau và hỏi: “Ở trên đó cau có gì vui?”, đến hết văn bản, nhân vật xưng “tôi” trò chuyện với hàng cau hay trò chuyện với chính mình? Vì sao em kết luận như vậy?

Trả lời:

Trong đoạn văn cuối, từ câu “Một ngày bình an, tôi ngước lên hàng cau và hỏi: “Ở trên đó cau có gì vui?”, đến hết văn bản, nhân vật xưng “tôi” trò chuyện với chính mình. Vì không có lời hồi đáp, chỉ là nhân vật tự nói với lòng mình. 

Câu 4: Tại sao có thể nói: trò chuyện về cây cau, với cây cau cũng là một cách giúp các nhân vật hoàn thiện bản thân?

Trả lời:

Vì khi trò chuyện với cây cau, mỗi người một cách nghĩ, một “sự thấy” khác nhau đã làm nên sự đa tính cách, khác biệt trong mỗi thành viên, để người này không lặp lại người trước. Mỗi người có những cách sáng tạo, cách sống và làm việc, suy nghĩ để hoàn thiện mình. 

Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm:

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Từ tác phẩm Bài học từ cây cau - Nguyễn Văn Học, SGK Ngữ văn 7 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo, em hãy viết đoạn văn nghị luận về lối sống ngay thẳng của con người.

Trả lời:

Trong cuộc sống chúng không thể tránh được những sự gian tà. Nó hiện hữu xung quanh chúng ta, không thể nào tránh khỏi. Nhưng vì những điều đó chúng ta cần có lối sống ngày thằng. Sống ngay thẳng là sống đúng với con người thật của mình, biết đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu. Ghét sự gian tà là căm phẫn trước sự lộng hành của cái ác. Với lối sống này sẽ giúp ta thể hiện bản lĩnh của con người chính trực, góp phần đem lại cuộc sống tốt đẹp cho mọi người, mọi nhà. Hiểu được ý nghĩa của lối sống thẳng thắn, biết đấu tranh phê bình và tự phê bình, tích cực tu dưỡng, rèn luyện đạo đức.

4. Hỏi đáp về bài Bài học từ cây cau - Nguyễn Văn Học Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

5. Một số văn mẫu bài Bài học từ cây cau - Nguyễn Văn Học Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Văn bản Bài học từ cây cau giúp các em học sinh tìm hiểu về tác giả và ý nghĩa rút ra từ tác phẩm về cách sống biết nhìn về tương lai tươi sáng, không ngừng cố gắng, hoàn thiện bản thân. Để cảm nhận được một cách sâu sắc về văn bản này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

---------------------------(Đang cập nhật)-------------------------

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF