YOMEDIA
NONE

Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) - Ngữ văn 7


Qua bài học giúp các em nhớ lại những kiến thức về khái niệm trữ tình và một số đặc điểm nghệ thuật phổ biến của tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình. Củng cố những kiến thức cơ bản và duyệt lại một số kĩ năng đơn giản đã được củng cố và rèn luyện.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

Câu 1. Nguyễn Trãi có những câu thơ như sau:

 

(1)

Suốt ngày ôm nỗi ưu tư

Đêm lạnh quàng chăn ngủ chẳng yên.

(2)

Bui một tấc lòng ưu ái cũ

Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông.

Em hãy nói rõ nội dung trữ tình và hình thức thể hiện của những câu thơ đó.

  • Nội dung trữ tình: Cả bốn câu thơ này đều nói lên nỗi sầu buồn sâu lắng của nhà thơ.
  • Hai câu đầu của các câu (1) và (2) dùng phép kể và tả, diễn tả trực tiếp tình cảm của nhà thơ. Hai câu sau dùng lối ẩn dụ, tô đậm nỗi lo của câu thứ nhất.

Câu 2. So sánh tình huống thể hiện tình yêu quê hương và cách thể hiện tình cảm đó qua hai bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh và bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.

  • Tình huống thể hiện tình yêu quê hương và cách thể hiện tình cảm trong hai bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê có những điểm khác nhau:
    •  Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh về quê là tình cảm yêu quê thể hiện ở lúc xa quê.
    • Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới là tình yêu quê thể hiện lúc mới về quê.
  • Về cách thể hiện:
    • Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh biểu cảm một cách trực tiếp, tinh tế, nhẹ nhàng.
    • Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê biểu cảm một cách gián tiếp bằng một giọng thơ sâu lắng, ngậm ngùi.

Câu 3. So sánh bài Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều với bài Rằm tháng giêng về hai vấn đề: cảnh vật được miêu tả và tình cảm được thể hiện.

  • Hai bài thơ Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều và Rằm tháng riêng tuy có nhiều nét tương đồng nhau về cảnh vật (đêm khuya, cảnh trăng, thuyền, sông) nhưng chủ thể trữ trình lại có tâm trạng khác nhau: một bên là người lữ khách không ngủ vì nỗi buồn xa xứ; một bên là người chiến sĩ và hoàn thành nhiệm vụ cách mạng. Hơn nữa, ngay chính cảnh vật cũng mang những sắc thái biểu cảm khác nhau (một bài cảnh thanh tĩnh và u tối, một bài cảnh sống động, trong sáng).

Câu 4. Đọc kĩ ba bài tùy bút trong bài 14, 15. Hãy lựa chọn những câu mà em cho là đúng:

a. Tùy bút có nhân vật và cốt truyện.

b. Tùy bút không có cốt truyện và có thể không có nhân vật.

c. Tùy bút sử dụng nhiều phương thức (tựu sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, lập luận) nhưng biểu cảm là phương thức chủ yếu.

d. Tùy bút thuộc loại tự sự.

e. Tùy bút có những yếu tố gần với tự sự nhưng chủ yêu thuộc loại trữ tình.

  • Các câu đúng là câu: b, c, e.

2. Soạn bài Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo)

Để củng cố những kiến thức về tác phẩm trữ tình, các em có thể tham khảo thêm

bài soạn Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo).

3. Hỏi đáp Bài Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo)

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON