YOMEDIA
NONE

Lời của cây - Trần Hữu Thung - Ngữ văn 7 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo


Mầm cây, hoa cỏ tuy là những thứ bé nhỏ nhưng chúng đã góp phần tạo nên sự sống của hành tinh từ khi còn là chồi cho đến lúc trưởng thành. Để hiểu hơn về quá trình hình thành của một cây non, mời các em cùng tham khảo bài học Lời của cây - Trần Hữu Thung thuộc sách Chân Trời Sáng Tạo dưới đây, đồng thời hiểu hơn ý nghĩa của cây cối trong đời sống con người. Chúc các em có nhiều kiến thức thật bổ ích!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả Trần Hữu Thung

Trần Hữu Thung (1923- 1999)

- Trần Hữu Thung (1923-1999) sinh tại quê gốc Diễn Châu, Nghệ An.

- Tham gia Việt Minh từ 1944. Trong kháng chiến chống Pháp là cán sự văn hoá, cán bộ tuyên truyền thuộc Liên khu IV rồi phụ trách Chi hội văn nghệ liên khu.

- Làm thơ, viết ca dao nhiều từ dạo đó. Trần Hữu Thung có phong cách một nhà thơ dân gian.

- Thơ đối với ông, những ngày đầu cầm bút, chỉ là phương tiện công tác, ông viết để ca ngợi chiến công, phổ biến chủ trương chính sách, phản ánh đời sống người nông dân kháng chiến. Lời lẽ mộc mạc, tình cảm thật thà, phổ cập.

- Trần Hữu Thung không quan tâm lắm đến trữ tình riêng tư. Ông không nói chuyện mình, không vui buồn chuyện riêng. Đúng hơn, lòng ông vui buồn cùng vận nước, tình dân.

-  Tác phẩm chính: Dặn con (1955), Gió Nam (1962), Đất quê mình (1971),…

1.1.2. Tác phẩm Lời của cây

a. Xuất xứ

Tác phẩm Lời của cây được in trong tập Những bài thơ em yêu.

b. Thể loại: thơ 4 chữ.

c. Bố cục 

-  Phần 1 (khổ 1): cây đang giai đoạn là hạt

-  Phần 2 (khổ 2,3,4): cây đã nảy mầm

-  Phần 3 (còn lại): giai đoạn thành cây

d. Tóm tắt tác phẩm Lời của cây

Bài thơ viết về hành trình sinh ra và lớn lên của cây xanh. Hành trình đó trải qua rất nhiều giai đoạn, rất nhiều khó khăn để trở thành một cây xanh và khát vọng của cây muốn cống hiến cho đời.

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Quá trình phát triển của cây

Cây trải qua 3 giai đoạn:

- Khi chưa gieo xuống đất: Hạt nằm lặng thinh trong bàn tay người

Hạt giống khi chưa gieo xuống đất

- Khi hạt nảy mầm:

Hạt được gieo xuống đất một thời gian trở thành mầm

+ Hạt được gieo xuống một thời gian trở thành mầm

+ Nhú lên giọt sữa

+  Hạt nhú lên chồi non

+ Tác giả đã dùng hình ảnh nhân hóa “thì thầm”

+ Về cấu trúc thì hạt được bao bọc bởi vỏ bên ngoài

+ Ở giai đoạn này mầm phải tránh gió bắc, mưa giông

+  Sau một thời gian mầm được mở mắt

- Khi mầm thành cây:

Mầm lớn dần thành cây non trồi lên khỏi mặt đất

+ Mầm thành cây non đón ánh mặt trời

+ Dần dần cây lớn lên ra những lá non đầu tiên

+ Lá cây có màu xanh, lá bắt đầu lớn dần

→ Quy trình lớn lên của cây phải trải qua nhiều giai đoạn, nhiều khó khăn.

1.2.2. Chân lý cuộc đời

- Một cái hạt nhỏ bé muốn trở thành một cái cây phải trải qua nhiều giai đoạn, thử thách, chịu được gió sương

- Cái cây ấy dần lớn lên có khát vọng làm đẹp, góp bóng mát, màu xanh cho đất trời

-  Con người cũng thế sinh ra là một đứa bé dần dần được lớn lên,ai rồi cũng trải qua sương gió cuộc đời để trưởng thành

- Mỗi người là tế bào trong xã hội hãy trở thành người có ích, làm đẹp cho đời

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Bài thơ “Lời của cây” của Trần Hữu Thung đã thể hiện tình yêu thương, trân trọng những mầm xanh thiên nhiên. Qua đó gửi gắm thông điệp hãy lắng nghe lời của cỏ cây loài vật để biết yêu thương, nâng đỡ sự sống ngay từ khi sự sống ấy mới là những mầm sống; mỗi con người, sự vật, dù là nhỏ bé, đều góp phần tạo nên sự sống như hạt mầm góp màu xanh cho đất trời.

1.3.2. Về nghệ thuật

-  Từ ngữ miêu tả chi tiết, sắp xếp theo trình tự hợp lí

-  Thể thơ 4 chữ

-  Sử dụng biện pháp nhân hóa

-  Mang đến giá trị nhân văn sâu sắc

Bài tập minh họa

Bài tập: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về bài thơ Lời của cây, SGK Ngữ văn 7 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo.

Hướng dẫn giải:

- Đọc kĩ bài thơ Lời của cây SGK Ngữ văn 7 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

- Kết hợp trải nghiệm, hiểu biết của bản thân để nêu cảm nhận

Lời giải chi tiết:

"Lời của cây" là một trong số những bài thơ mang đậm phong cách Trần Hữu Thung. Sử dụng thể thơ bốn chữ, lối viết giản dị, gần gũi, bài thơ ghi lại một cách sinh động quá trình hạt phát triển thành cây. Qua đó, thể hiện tình cảm, cảm xúc nâng niu, trân trọng mà nhân vật trữ tình dành cho mầm cây. Bài thơ như một bức thông điệp bằng thơ gửi đến mỗi bạn đọc: Hãy yêu cây xanh, trân trọng sự sống của cây, bởi cây làm nên một phần cuộc sống xinh đẹp, đáng yêu này.

Lời kết

- Học xong bài Lời của cây - Trần Hữu Thung, các em cần:

+ Phân tích được quá trình phát triển của cây

+ Có ý thức bảo vệ cây cối và ngăn chặn các hành động tàn phá tự nhiên

Soạn bài Lời của cây - Trần Hữu Thung Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Qua bài thơ Lời của cây, Trần Hữu Thung đã mang đến cho người đọc những trải nghiệm mới lạ thông qua quá trình phát triển trở thành một cây non của hạt mầm, từ đó hiểu hơn về tầm quan trọng của cây cối với đời sống của con người. Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Lời của cây - Trần Hữu Thung Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về Lời của cây - Trần Hữu Thung Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Lời của cây - Trần Hữu Thung đã cho người đọc hiểu được quá trình hình thành và phát triển của cây, đồng thời nêu lên những chân lí ý nghĩa về cuộc sống. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

--------------------(Đang cập nhật)----------------------

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF