YOMEDIA
NONE

Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - Ngữ văn 7 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo


Các em có thể làm bài thơ ngắn bốn hoặc năm chữ để thể hiện cảm xúc, tình cảm của mình về một sự việc, hiện tượng trong xã hội và đời sống. HOC247 đã biên soạn bài học Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ thuộc bộ sách Chân Trời Sáng Tạo nhằm giúp các em tiếp cận với thể thơ bốn chữ và năm chữ, từ đó thể hiện cảm xúc và sáng tác những bài thơ thật ý nghĩa cho riêng mình. Chúc các em có nhiều kiến thức thật bổ ích!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Một số điểm cần lưu ý khi làm một bài thơ

- Thể hiện cách nhìn, cách cảm nhận,...của người viết về cuộc sống

- Sử dụng từ ngữ, hình ảnh phù hợp để thể hiện cách nhìn, cảm xúc của bản thân về cuộc sống

- Sử dụng các biện pháp tu từ phù hợp để tạo nên những liên tưởng độc đáo, thú vị

- Gieo vần, ngắt nhịp một cách hợp lí để làm tăng giá trị biểu đạt của ngôn từ

- Đặt nhan đề phù hợp với nội dung văn bản

- Đảm bảo đủ số chữ (bốn chữ hoặc năm chữ) ở các dòng thơ theo yêu cầu của thể loại

1.2. Quy trình làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

Bước 1: Trước khi viết 

- Đọc lại những bài thơ ở phần Đọc để học cách nhìn, cách cảm nhận cuộc sống của các nhà thơ.

- Ngắm nhìn những hình ảnh của cuộc sống quanh em: ...

- Em xác định: 

+ Mục đích viết bài này là gì? 

→ Thể hiện cảm xúc của em về một sự vật, hiện tượng nào đó của thiên nhiên hoặc cuộc sống.

+ Người đọc bài này có thể là ai? 

→ Các bạn trong lớp, thầy cô giáo, người thân trong gia đình,…

+ Nội dung và cách viết như thế nào? 

→ Lựa chọn một sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên hoặc cuộc sống mà em thấy ấn tượng, muốn làm thơ về nó (một con thú cưng, một món đồ dùng quen thuộc, một món đồ kỉ niệm, một người người thân hoặc người bạn mà em yêu quý…)

→ Viết một bài thơ có bốn chữ trong mỗi câu để thể hiện cảm xúc của em về đối tượng mà em đã chọn: miêu tả để làm rõ đối tượng, thể hiện cảm xúc với đối tượng (yêu quý, trân trọng, biết ơn…)

Bước 2: Tìm ý tưởng cho bài thơ 

- Tập trung vào một sự vật, hiện tượng đã để lại trong em ấn tượng, cảm xúc sâu sắc nhất.

- Liệt kê tất cả những ý tưởng, cảm xúc mà em có khi ngắm nhìn những hình ảnh của cuộc sống. Ví dụ: sức sống mãnh liệt của thiên nhiên, cảm xúc bâng khuâng về bước đi của thời gian trên chiếc lá, hoa phượng nở: đốm lửa của niềm vui ngày hè, niềm hạnh phúc trong nụ cười của cha, màu thời gian trên mái tóc của mẹ...

Bước 3: Làm thơ 

- Thể hiện những ấn tượng, cảm xúc đó bằng những từ ngữ thích hợp.

- Chọn những từ ngữ gợi tả âm thanh, mùi vị, màu sắc, hình ảnh của sự vật, hiện tượng để thể hiện rõ nhất, chính xác nhất cảm xúc, ý tưởng của em.

- Dùng các biện pháp tu từ như nhân hoá, so sánh, ẩn dụ điệp từ, điệp ngữ, ... để tăng hiệu quả thể hiện của bài thơ.

- Thay thế những từ ngữ đã viết bằng những từ ngữ khác có vần giống hoặc gần nhau để gieo vần cho bài thơ, ví dụ như: thanh, xanh, vơi, khơi,...

- Ngắt nhịp ở những vị trí phù hợp, đảm bảo thể hiện hiệu quả ý tưởng của em.

- Đọc diễn cảm các câu thơ đã viết, lắng nghe xem giọng điệu có phù hợp với cảm xúc mà em muốn thể hiện hay không.

Bước 4: Chỉnh sửa và chia sẻ

- Đọc lại bài thơ bằng giọng điệu phù hợp. Sau đó, dùng bảng kiểm dưới đây để điều chỉnh hình thức và nội dung bài thơ:

Bảng kiểm hình thức và nội dung bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

Phương diện

Nội dung kiểm tra

Đạt

Chưa đạt

Hình thức

Bài thơ gồm có các dòng thơ bốn chữ hoặc năm chữ.

   

Các dòng thơ chủ yếu được ngắt theo nhịp 2/2 (nếu là thơ bốn chữ); nhịp 3/2 hoặc 2/3 (nếu là thơ năm chữ).

   

Sử dụng các từ có vần giống nhau hoặc gần nhau.

   

Sử dụng một số biện pháp tu từ: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ, điệp ngữ,....

   

Các từ ngữ trong bài thơ thể hiện được chính xác điều người viết muốn nói.

   

Các hình ảnh trong bài thơ sống động, thú vị.

   

Có độ dài tối thiểu: hai khổ thơ.

   

Nội dung

Bài thơ thể hiện được một trạng thái cảm xúc, một cách nhìn về cuộc sống.

   

Nhan đề phù hợp với nội dung văn bản.

   

- Sau khi kiểm xong, tiếp tục điều chỉnh bài thơ. Hoạt động này có thể được lặp đi lặp lại nhiều lần.

- Chia sẻ bài thơ với người thân trong gia đình, với bạn bè và với bất cứ ai mà em muốn.

Bài tập minh họa

Bài tập: Em hãy làm bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ về kỉ niệm chuyến đi đáng nhớ.

Hướng dẫn giải:

- Đọc lại các bước làm bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

- Có thể chọn đề tài về kỉ niệm chuyến đi đáng nhớ

- Lên ý tưởng và viết bài thơ

Lời giải chi tiết:

Bài thơ mẫu tham khảo: 

Về quê chơi

Thứ bảy tuần vừa rồi

Bố đưa em về quê

Về thăm ông bà nội

Nghe sao mà vui ghê.

 

Nhà ông vườn rộng lắm

Một vườn cây xum xuê

Nào mít, lựu đỏ thắm

Nhìn sao mà ngon ghê.

 

Cánh đồng rộng trải dài

Lúa xanh thơm mùi đòng

Em theo bước lũ trẻ

Cùng nhau chơi quay vòng.

 

Kỳ nghỉ dần đến hạn

Em quay về thành phố

Lòng man mác nhớ bạn

Nhủ lòng sẽ sớm gặp…

Lời kết

- Học xong bài Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ, các em cần nắm:

+ Các bước làm bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ

+ Vận dụng kiến thức sáng tác ra những bài thơ ghi lại kỉ niệm và cảm xúc của bản thân

Soạn bài Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Bài học Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ sẽ giúp các em nắm được các yêu cầu, quy trình làm thơ bốn chữ và năm chữ, từ đó sáng tác ra những bài thơ hay, ý nghĩa của bản thân. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON