YOMEDIA
NONE

Đi lấy mật - Đoàn Giỏi - Ngữ văn 7 Tập 1 Kết Nối Tri Thức


Đi lấy mật là đoạn trích từ chương 9 của tác phẩm nổi tiếng Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi. Câu chuyện kể cậu bé An vì chiến tranh mà lạc mất gia đình. Về sau được bố mẹ Cò cưu mang và trở thành con nuôi của họ. An được học hỏi nhiều thứ và cảm nhận vẻ đẹp yên bình của vùng đất U Minh. Bài học Đi lấy mật - Đoàn Giỏi dưới đây sẽ giúp các em có cảm nhận sâu sắc hơn về văn bản đồng thời hiểu hơn về vẻ đẹp trù phú của rừng U Minh. Chúc các em có nhiều kiến thức thật bổ ích!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả Đoàn Giỏi

a. Tiểu sử

Đoàn Giỏi (1925 - 1989)

- Nhà văn Đoàn Giỏi (17/05/1925-02/04/1989), sinh ra tại thị xã Mỹ Tho, tỉnh Mỹ Tho. Nay thuộc xã Tân Hiệp, Huyện Châu Thành, Tỉnh Tiền Giang.

- Gia đình: xuất thân trong một gia đình địa chủ lớn trong vùng và giàu lòng yêu nước.

- Ông có những bút danh khác như: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư.

b. Sự nghiệp sáng tác

Một số tác phẩm nổi tiếng của tác giả: Đường về gia hương (1948), Cá bống mú (1956), Đất rừng phương Nam (1957),...

Hình ảnh một số tác phẩm của Đoàn Giỏi

c. Phong cách sáng tác

- Hầu hết sáng tác của Đoàn Giỏi đều viết về thiên nhiên, con người và cuộc sống Nam Bộ

- Tái hiện vẻ đẹp của vùng đất phương Nam trù phú và những người dân Nam Bộ chất phác, thuần hậu, can đảm, trọng tình trọng nghĩa

- Lối miêu tả vừa hiện thực vừa trữ tình và ngôn ngữ đậm màu sắc địa phương

1.1.2. Tác phẩm Đi lấy mật

a. Vài nét về tác phẩm Đất rừng phương Nam

- Là truyện viết cho lứa tuổi thiếu nhi rất thành công và nổi tiếng của ông. Truyện đã được dịch ra nhiều tiếng nước ngoài, tái bản nhiều lần, được dựng thành phim và in trong Tủ Sách Vàng của Nhà xuất bản Kim Đồng

- Bối cảnh của tiểu thuyết là miền Tây Nam Bộ, Việt Nam vào những năm 1945, sau khi thực dân Pháp quay trở lại xâm chiếm Nam Bộ

- Nội dung chính: kể về cuộc sống của cậu bé An vì chiến tranh mà lạc mất gia đình và trở thành một đứa trẻ lang thang. Cậu được bố mẹ Cò cưu mang và trở thành con nuôi của họ. Sống với gia đình Cò, An được yêu thương như con đẻ và cũng học hỏi được nhiều điều mới lạ, thú vị.

Tác phẩm Đất rừng Phương Nam của Đoàn Giỏi

b. Xuất xứ tác phẩm Đi lấy mật

Văn bản trích từ chương 9 truyện Đất rừng phương Nam (1957) kể lại một lần An theo tía nuôi và Cò đi lấy mật ong trong rừng U Minh.

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Nhân vật An

- Hành động: 

+ chen vào giữa, quảy tòn ten một cái gùi bé mà má nuôi tôi đã bơi xuồng đi mượn.

+ Đảo mắt khắp nơi để tìm bầy ong mật

+ Reo lên khi nhìn thấy bầy chim đẹp 

+ Ngước nhìn tổ ong như cái thúng. 

- Lời nói:

+ Cách nói xưng hô với tía, má: tía - con, má - con

+ Cách xưng hô với thằng Cò: mày - tao; không đôi co với Cò ("Chịu thua mày đó! Tao không thấy con ong mật đâu cả.").

- Suy nghĩ: suy nghĩ về cách nuôi ong trên khắp thế giới:

+ Về những lời má nuôi đã dạy mà không có trong sách giáo khoa.

+ Về thằng Cò:  An nghĩ Cò chưa thấm mệt vì cặp chân như bộ giò nai, lội suốt ngày trong rừng còn chẳng thấy mùi; 

+ Lặng im vì nghĩ rằng nếu hỏi gì thì bị khinh vì cái gì cũng không biết.

+ Nghĩ lại những lời má kể 

- Cảm xúc: cảm nhận về vẻ đẹp của khu rừng (ánh sáng, làn gió, loài vật,....):

+ Mệt mỏi sau một quãng đường đi.

+ Vui vẻ reo lên và đúc kết ra những điều quý giá để có thể nhìn thấy được bầy ong mật.

- Mối quan hệ với các nhân vật khác: An có mối quan hệ rất tốt với ba nuôi và tía nuôi, cậu bé luôn lăng nghe những lời chỉ bảo của mọi người. Tuy An với Cò rất hay cãi nhau, nghịch ngợm nhưng cũng đều là những người thân thiết, gắn bó.

=> An là một cậu bé tò mò, ham hiểu biết, có sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế, có những cảm nhận đẹp, lãng mạn và nhạy cảm.

1.2.2. Nhân vật tía nuôi của An

- Ông là người khỏe mạnh, tinh nhanh, lành nghề. 

- Lâu lâu, ông vung tay lên một cái, đưa con dao rừng rất sắc phạt ngang một nhành gai và dùng cái mẩu cong ở đầu lưỡi dao dài có đến sáu bảy tấc ấy lôi phăng nhái gai chắn đường vứt ra một bên để lấy lối đi.

- Ông không cần nhìn, chỉ nghe tiếng thở dốc cũng biết là An mệt.

- Biết đoán hướng gió, nơi ong làm tổ.

=> Tía nuôi của An là người thông thạo địa hình, lành nghề

1.2.3. Nhân vật Cò

- Nhân vật Cò là một cậu bé sinh ra và lớn lên ở ven rừng U Minh

- "Cặp chân của nó như bộ giò nai, lội suốt ngày trong rừng…”

- Tía của Cò thường hay vào rừng "ăn ong", Cò thường đi theo và có am hiểu rừng và các loài trong rừng

- Cò và An rất hay cãi nhau, nghịch ngợm nhưng cũng đều là những người thân thiết, gắn bó

=> Cò là người nghịch ngợm nhưng sống rất tình cảm, suốt ngày theo tía vào trong rừng nên cũng rất thông thạo địa bàn rừng  U Minh

1.2.4. Cảnh rừng U Minh

Rừng U Minh

Cảnh sắc thiên nhiên rừng U Minh được nhà văn tái hiện qua cái nhìn của cậu bé An:

- Buổi bình minh yên tĩnh, trong vắt, mát lành

- Buổi trưa tràn đầy nắng, ngây ngất hương thơm của hoa tràm, tiếng chim hót líu lo và hàng ngàn con chim vụt bay lên: những loài cây thơm của hoa tràm, tiếng chim hót líu lo và hàng con chim vụt bay lên

- Những loài cây và màu sắc của từng phiến lá, những loài côn trùng bé nhỏ, kì lạ

- Thế giới đầy bí ẩn của loài ong

=> Rừng U Minh hiện lên kì vĩ, nhiều màu sắc và âm thanh của các loài động vật

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Đoạn trích kể lại một lần An theo tía nuôi và Cò đi lấy mật ong trong rừng U Minh, ba người sau khoảng thời gian làm việc mệt mỏi. Họ cùng nhau ngồi ăn, thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên dưới một gốc cây tràm. Bức tranh thiên nhiên với cả nhạc và họa như tô điểm thêm vẻ đẹp vốn có của rừng già. Lúc này, An đã có nhiều trải nghiệm mới lạ, độc đáo nơi núi rừng Nam Bộ.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Lối miêu tả vừa hiện thực vừa trữ tình

- Ngôn ngữ đậm màu sắc địa phương

Bài tập minh họa

Bài tập: Dựa vào văn bản Đi lấy mật - Đoàn Giỏi SGK Ngữ văn 7 Tập 1 Kết Nối Tri Thức, em hãy phân tích cách nuôi ong độc đáo của người dân rừng U Minh.

Hướng dẫn giải:

- Đọc kĩ văn bản Đi lấy mật - Đoàn Giỏi SGK Ngữ văn 7 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

- Kết hợp trải nghiệm, hiểu biết của bản thân để phân tích

Lời giải chi tiết:

Ở các nơi khác nuôi ong bằng những chiếc tổ nhân tạo bằng những vật liệu khác nhau như tổ bằng đồng hình chiếc vại, tổ bằng đất nung, tổ bằng sành… thì người dân vùng U Minh nuôi ong kiểu tổ hình nhánh kèo. Vì biết tập tính của loài ong rừng, họ biết rằng không phải ngẫu nhiên mà ong đóng trên một cành cây nào đó nên họ đã định sẵn cho chúng một nơi để đóng tổ. Qúa trình dựng tổ cho ong cũng rất tỉ mỉ vì chúng không đóng chỗ rợp, ong chúa thì kị, không bao giờ đóng tổ ở những nơi còn mùi sắt của con dao chặt kèo. Sự độc đáo, mới lạ trong cách nuôi ong rừng đã khiến nơi đây trở nên khác biệt, không nơi nào xứ nào giống như vậy. 

Lời kết

- Học xong bài  Đi lấy mật - Đoàn Giỏi, các em cần:

+ Phân tích đặc điểm các nhân vật: An, Cò, tía nuôi của An

+ Phân tích được vẻ đẹp trù phú, đa dạng của rừng U Minh

+ Phân tích ý nghĩa văn bản

Soạn bài Đi lấy mật - Đoàn Giỏi Ngữ văn 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Văn bản  Đi lấy mật - Đoàn Giỏi kể về câu chuyện cuộc sống và sinh hoạt của cậu bé An sau khi được ba mẹ Cò nhận nuôi, thông qua lần đi lấy mật, tác giả tái hiện hình ảnh rừng U Minh tràn ngập sự sống. Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn dưới đây:

--------------------(Đang cập nhật)----------------------

Hỏi đáp bài Đi lấy mật - Đoàn Giỏi Ngữ văn 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về Đi lấy mật - Đoàn Giỏi Ngữ văn 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Đi lấy mật - Đoàn Giỏi đã cho người đọc cảm nhận được sự ấm áp của tình người giữa gia đình cò với cậu bé thất lạc gia đình - An. Đồng thời tái hiện quang cảnh hùng vĩ và bình yên của rừng U Minh. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

--------------------(Đang cập nhật)----------------------

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON