Qua bài học giúp các em hiểu vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm và có ý thức vận dụng chúng.
Tóm tắt bài
1.1. Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm
a. Xét ví dụ
Văn bản: "Bài ca nhà tranh bị gió thu phá " của Đỗ Phủ
- Khổ 1: Tự sự và miêu tả
- Yếu tố tự sự và miêu tả có vai trò dựng lại 1 bức tranh toàn cảnh để làm nền cho tâm trạng
- Khổ 2: Tự sự và biểu cảm
- Yếu tố tự sự giải thích cho sự bất lực, uất ức vì già yếu của nhà thơ.
- Khổ 3: Miêu tả và biểu cảm
- Yếu tố miêu tả làm nổi bật nỗi khổ, sự cam phận đến cùng cực của nhà thơ.
- Khổ 4: Biểu cảm trực tiếp
- Trực tiếp bộc lộ ước vọng, mong muốn, tình cảm cao thượng, vị tha, vươn lên sáng ngời của tác giả.
⇒ Các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ nó đã chỉ ra đối tượng biểu cảm để tác giả gửi gắm cảm xúc.
b. Kết luận
- Muốn phát biểu suy nghĩ cảm xúc hãy dùng phương thức tự sự và miêu tả để gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.
- Tự sự và miêu tả nhằm khêu gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể chuyện, miêu tả đầy đủ sự việc, phong cảnh.
Bài tập minh họa
Ví dụ
Đề bài: Tìm các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ "Cảnh khuya" và nêu ý nghĩa của chúng đối với bài thơ
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
(Hồ Chí Minh)
Gợi ý làm bài
- Các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ "Cảnh khuya"
- Tự sự: Kể về việc ngắm cảnh đêm trăng và việc Bác chưa ngủ.
- Miêu tả: miêu tả tiếng suối, trăng, cây rừng ở Việt Bắc.
⇒ Ý nghĩa: làm nổi bật tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước
3. Soạn bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm
Để hiểu được vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm, các em có thể tham khảo bài soạn Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm.
4. Hỏi đáp Bài Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247